Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiếp tục cảm nhận được lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của

người nghệ sĩ nghèo.

- Thấy được tÌnh cảm, sự hi sinh cao đẹp của những người nghệ sĩ nghèo qua hÌnh

ảnh 2 nhân vật: Xiu và cụ Bơ- men.

- Ý nghĩa của Tác phẩm nghệ thuật: vì cuộc sống của con người.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của con người, tự hào về vẻ đẹp của

quê hương, đất nước

- Nhân ái: Tình cảm, yêu quí, đồng cảm, biết cảm thông chia sẻ với mọi người xung

quanh. Biết nhận ra cái tốt, cái xấu, cái hay, cái đẹp, biết trân trọng những giá trị

phẩm chất của con người

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động

- Trung thực: Trung thực với mọi người xung quanh, trung thực trong lời nói và việc

làm

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự

mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống

- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với

bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh

giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo

trong cách giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để

viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp

- Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp

trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn

pdf17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8B,C- 19/10; 8A- 20/10/2020 Tiết 25: Bài 8 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (O-Hen-ri) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiếp tục cảm nhận được lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghệ sĩ nghèo. - Thấy được tÌnh cảm, sự hi sinh cao đẹp của những người nghệ sĩ nghèo qua hÌnh ảnh 2 nhân vật: Xiu và cụ Bơ- men. - Ý nghĩa của Tác phẩm nghệ thuật: vì cuộc sống của con người. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của con người, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước - Nhân ái: Tình cảm, yêu quí, đồng cảm, biết cảm thông chia sẻ với mọi người xung quanh. Biết nhận ra cái tốt, cái xấu, cái hay, cái đẹp, biết trân trọng những giá trị phẩm chất của con người - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trung thực: Trung thực với mọi người xung quanh, trung thực trong lời nói và việc làm - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ ? Nêu hoàn cảnh của Giôn -xi và cho biết điều kì diệu nào đó cứu sống Giôn - xi? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Tiết trước chúng ta đó tìm hiểu về nhân vật Giôn - xi, và nhờ đâu mà cô lại trở lại yêu cuộc sống của mình như vậy? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem ai là người đó giúp Giôn-xi sống lại, và nghệ thuật sinh ra để làm gì, có ý nghĩa như thế nào. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Hành động của Xiu đối với Giôn-xi như thế nào? - HS: Trả lời ? Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu đã có tâm trạng như thế nào? - HS: Trả lời. Xiu làm theo một cách chán nản. ? Em hiểu gì về tấm lòng của người bạn? - HS: Trả lời ? Nhận xét gì về nhân vật Xiu qua những biểu hiện trên? - HS: Trả lời ? Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là do cụ Bơ-men vẽ không? - HS: Trả lời. Không ? Nếu Xiu biết trước thì sao? - HS: Trả lời ? Tìm các chi tiết giới thiệu về cụ Bơ- men? - HS: Trả lời ? Phần đầu đoạn trích cho thấy cụ có thái độ như thế nào? - HS: Trả lời ? Biểu hiện đó của cụ nói lên điều gì? - HS: Trả lời. Cụ đang lo lắng cho Giôn- xi. ? Cụ Bơ-men đã nghĩ đến điều gì? 2. Nhân vật Xiu - Động viên, chăm sóc Giôn-xi: nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ... - Sợ sệt nhìn cây thường xuân... kéo mành lên một cách chán nản... - Cái khuôn mặt hốc hác gần gối... tha thiết an ủi, mong bạn cố sống. - Lo lắng bất lực chẳng biết làm gì để cứu bạn. → Xiu chân thành, một người bạn, ng- ười chị giàu lòng yêu thương, có sự đồng cảm sâu sắc. 3. Họa sĩ Bơ-men - Hoạ sĩ già, nghèo khổ, ở trọ trong khu nhà tồi tàn. - 60 tuổi, bốn mươi năm trong nghề, cụ mơ ước sẽ vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. - HS: Trả lời ? Cụ vẽ chiếc lá cuối cùng với mục đích gì? - HS: Trả lời ? Cụ đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh như thế nào? - HS: Trả lời ? Cụ phải trả giá như thế nào cho bức vẽ chiếc lá đó? - HS: Trả lời ? NT gì được tác giả sử dụng ở đây? - HS: Trả lời ? Em thấy cụ là người như thế nào? - HS: Trả lời ? Tại sao Xiu gọi đó là 1 kiệt tác? Có thể gọi bức tranh đó là kiệt tác được hay không? vì sao? - HS: Trả lời ? Qua hành động Xiu, cụ Bơ-men tác giả muốn thể hiện điều gì? - HS: Trả lời ? Viết “Chiếc lá cuối cùng”, nhà văn O Hen-ri muốn gửi đến bạn đọc mọi thế hệ một bức thông điệp màu xanh. Vậy theo em, nội dung của bức thông điệp ấy là gì? - HS: Trả lời ? Nghệ thuật xây dựng truyện chủ yếu của tác giả? - HS: Trả lời ? Chứng minh truyện được kết thúc trên cơ sở 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần? - HS: Trao đổi nhóm bàn - HS: Trả lời ? Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả. - HS: Trả lời - Vẽ chiếc lá cuối cùng. - Mục đích: đem lại niềm tin cho Giôn- xi, mong cứu sống cô. - Hoàn cảnh vẽ: âm thầm, bí mật trong đêm mưa tuyết lạnh buốt. - Chiếc lá hoàn thành trong đêm ấy → Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi nặng. - Nghệ thuật: Đảo ngược tình huống. → Cụ là người cao thượng, có lòng vị tha và đức hi sinh cao cả, quên mình vì người khác. - Chiếc lá cuối cùng → kiệt tác nghệ thuật. → Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. → Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo. - Đảo ngược tình huống 2 lần gây bất ngờ và hứng thú, xúc động cho người đọc. - Kể xen tả và biểu cảm (đoạn cuối) - Sắp xếp các tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ khéo léo. 2. Nội dung ? Khái quát giá trị nội dung của truyện? - HS: Trả lời - Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. - Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính. * Hoạt động 3: Luyện tập - Trình bày nghệ thuật đặc sắc và nội dung ý nghĩa đoạn trích Chiếc lá cuối cùng * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng, nêu suy nghĩ của em về việc làm của cụ Bơ-men (vẽ chiếc lá thường xuân trong đêm mưa rét, bão tuyết) * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo - Bằng trí tưởng tượng hãy phác họa hình ảnh cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thường xuân trên tường V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài Hai cây phong. + Đọc, tóm tắt + Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản + Chú ý vào hình ảnh hai cây phong ****************************************************************** Ngày giảng: 8B,C- 20/10; 8A- 22/10/2020 Tiết 26: Bài 9 HAI CÂY PHONG (Trích Người thầy đầu tiên) (Ai-ma-tốp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tác giả Ai-ma-top và đoạn trích Hai Cây Phong - Phương thức biểu đạt, các sự việc tiêu biểu trong truyện - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của con người, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước - Nhân ái: Tình cảm, yêu quí, đồng cảm, biết cảm thông chia sẻ với mọi người xung quanh. Biết nhận ra cái tốt, cái xấu, cái hay, cái đẹp, biết trân trọng những giá trị phẩm chất của con người - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trung thực: Trung thực với mọi người xung quanh, trung thực trong lời nói và việc làm - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao? vì sao nói bức tranh''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Đối với chúng ta, kí ức tuổi thơ thường gắn với những cánh rừng bạt ngàn, những khe suối róc rách bên sườn núi. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện ''Người thầy đầu tiên'' của Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê với hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức trong tâm - HS: Đọc chú thích * SKG/99 ? Em hiểu gì về tác giả Ai-ma-tốp? - Giáo viên chiếu hình ảnh chân dung Ai-ma-top - HS: Trả lời ? Văn bản này nằm ở phần nào của TP? - HS: Trả lời I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả - Ai-ma-tốp (1928) tại Cư-rơ-gư-xtan ở Trung Á (Trước thuộc liên bang Xô viết). - Là nhà nghiên cứu, viết văn đầy sáng tạo, được giải thưởng Lê-nin (1963) và giải thưởng Quốc gia Liên Xô (1968) b. Văn bản Vị trí: nằm ở phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên” rút từ tập truyện “Chuyện núi đồi thảo nguyên” 2. Đọc, tìm hiểu chú thích - GV: Chú ý giọng đọc chậm rãi, hơi buồn buồn gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện. Thay đổi giọng đọc giữa người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi, phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật. - GV đọc mẫu 1 đoạn. - HS: Đọc nối tiếp đến hết. - HS: Tóm tắt truyện - GV: Tón tắt lại - GV: Hướng dẫn giải thích chú thích ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Giới hạn nội dung của từng phần? - HS: Trả lời + P1: “Làng Ku-ku-rêu...gương thần xanh”. + P2: Còn lại. ? Văn bản thuộc thể loại gì? Đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? - HS: Trả lời ? Trong văn bản xuất hiện những hình ảnh nào? + Hình ảnh con người: nhân vật ''tôi'' và ''chúng tôi'' + Hình ảnh thiên nhiên: 2 cây phong và thảo nguyên. ? Trong đó, nổi bật là những hình ảnh nào? - HS: Trả lời. Nhân vật ''tôi'' và 2 cây phong ? Quan hệ giữa 2 loại hình ảnh này có gì đặc biệt? - HS: Trả lời. Gắn bó, thân thuộc. ? Nhân vật kể chuyện trong van bản này xuất hiện ở 2 vai: "tôi" và "chúng tôi". Khi nào người kể nhân danh "tôi", khi nào thì nhân danh "chúng tôi"? - HS: Trả lời + “Tôi” Khi kể lại những cảm xúc riêng về 2 cây phong. - “Chúng tôi” Khi thể hiện những cảm xúc chung về hai cây phong và thảo nguyên. - GV: Như vậy trong VB có mấy mạch a. Đọc, kể tóm tắt b. Chú thích 3. Bố cục 2 phần - Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật "tôi". - Kí ức tuổi thơ về hai cây phong quê nhà. 4. Thể loại, phương thức biểu đạt - Truyện vừa - Tự sự, miêu tả và biểu cảm. kể? Tác dụng của 2 mạch kể này? - HS: Trả lời ? Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào? Về vị trí? - HS: Trả lời ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để giới thiệu về 2 cây phong? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? - HS: Trả lời ? Cách so sánh này có ý nghĩa gì? - HS: Trả lời - HS: đọc đoạn “Trong làng tôi... thoảng qua”. ? Tác giả đã đặc tả hình ảnh của 2 cây phong qua những chi tiết nào? - HS: Trả lời ? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả 2 cây phong ở đoạn văn này? - HS: Trả lời ? Em có nhận xét gì về hình ảnh của 2 cây phong qua bút pháp nghệ thuật này? - HS: Trả lời ? Qua hình ảnh 2 cây phong, tác giả cho ta thấy được điều gì ở đây? - HS: Trả lời II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Hình ảnh hai cây phong - Vị trí: Giữa một ngọn đồi hai cây phong lớn, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. - Nghệ thuật so sánh. - Tác dụng: Chỉ giá trị tín hiệu (dẫn về làng) của 2 cây phong. → Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng. - Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku- ku-rêu về 2 cây phong. - Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu. - Với nhiều cung bậc khác nhau. - Như một làn sóng thuỷ triều vỗ vào bãi cát. - Như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm. - Cất tiếng thở dài như thương tiếc người nào. - Một ngọn lửa bốc cháy rừng rực → Kể xen lẫn tả, nghệ thuật so sánh, nhân hoá cao độ, trí tưởng tượng mãnh liệt. → Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai mãnh liệt, gắn bó thân thuộc, gần gũi với con người. - Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người dân làng Ku-ku-rêu: tinh thần vượt khó, lạc quan, tình nghĩa thủy chung. - Nhắc nhở bổn phận tìm về quê hương, - GV: Liên hệ Việt Nam: Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy. "Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?..... . Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nũi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con." - HS: Đọc đoạn tả cảnh bọn trẻ trèo lên cây. ? Đoạn tả cảnh bọn trẻ trèo lên cây để khám phá phong cảnh có ý nghĩa gì? - HS: Trả lời ? Ở cuối văn bản Hai cây phong nhắc tới người vô danh đã trồng chúng, giúp ta hiểu điều gì? - HS: Trả lời ? Liên kết các biểu hiện đó, ta sẽ có một hình dung như thế nào về 2 cây phong trong văn bản này? - HS: Trả lời + Là tín hiệu của làng. + Gắn bó, thân thuộc, gần gũi với con người. + Có sự sống riêng. + Nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ. + Nơi mở rộng chân trời hiểu biết. + Nơi ghi khắc biến cố của làng, đó là Trường Đuy-sen. ? Trình bày cảm nhận của em qua đoạn văn vừa đọc? - HS: Trả lời + Một bức tranh đẹp và thơ được cảm nhận bởi nhiều giác quan. + Bức tranh thể hiện tình yêu của người kể chuyện đối với hai cây phong, với làng Ku-ku-rêu. hai cây phong trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu. - Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới. - Hai cây phong gắn với người trồng - thầy Đuy-sen với tấm lòng cao cả như là ân nhân của làng. → Hai cây phong là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen. ? Hình ảnh 2 cây phong trong văn bản này gợi cho em nhớ gì về tuổi thơ nơi làng quê mình sinh sống? - HS: Trả lời * Hoạt động 3: Luyện tâp - Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Hai cây phong bằng một đoạn văn ngắn * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng, nêu cảm nhận của em về hình ảnh trong tình cảm của tác giả * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ lại hình ảnh Hai cây phong trong đoạn trích theo tưởng tượng của em V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản”. + Đọc lại văn bản + Tìm hiểu hình ảnh con người gắn bó với hai cây phong + Tìm các chi tiết gợi tả cuộc sống con người gắn với hình ảnh hai cây phong + Nghệ thuật tác giả sử dụng trong các đoạn văn + Qua đó tác giả muốn nói điều gì ********************************************************** Ngày giảng: 8B,C- 21/10; 8A- 22/10/2020 Tiết 27: Bài 9 HAI CÂY PHONG (Trích Người thầy đầu tiên) (Ai-ma-tốp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiếp tục thấy được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen. - Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của con người, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước - Nhân ái: Tình cảm, yêu quí, đồng cảm, biết cảm thông chia sẻ với mọi người xung quanh. Biết nhận ra cái tốt, cái xấu, cái hay, cái đẹp, biết trân trọng những giá trị phẩm chất của con người - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trung thực: Trung thực với mọi người xung quanh, trung thực trong lời nói và việc làm - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức /21 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh 2 cây phong? Tình cảm của nhân vật tôi về 2 cây phong ấy? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Tiết trước chúng ta đó tìm hiểu về hình ảnh của 2 cây phong và thấy được đó là một bức tranh đẹp và thơ được cảm nhận bởi nhiều giác quan. Bức tranh thể hiện tình yêu của người kể chuyện đối với hai cây phong, với làng Ku-ku-rêu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Theo dõi mạch truyện được kể từ nhân vật ''tôi'' hãy cho biết: Ấn tượng nổi bật của ''tôi'' trong những lần về quê là gì? - HS: Trả lời ? Do đâu nhân vật ''tôi'' có ấn tượng này? - HS: Trả lời ? Từ ấn tượng ấy đã làm nổi bật lên tình cảm gì của nhân vật tôi? - HS: Trả lời 2. Hình ảnh con người * Nhân vật ‘Tôi” với hai cây phong: + Hai cây phong luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn đèn hải đăng trên núi. → Nhân vật ''tôi'' có tình cảm yêu quý đặc biệt đối với 2 cây phong. ? Mỗi lần về quê, nhân vật ''tôi'' coi bổn phận đầu tiên là gì? - HS: Trả lời + Đưa mắt nhìn 2 cây phong quen thuộc + Dù khó lòng trông thấy ngay nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ. ? Nhân vật ''tôi'' đã tự bộc lộ tình cảm gì đối với 2 cây phong? - HS: Trả lời - HS: Đọc Đoạn văn "Ta sắp được thấy chúng chưa, 2 cây phong sinh đôi ấy? ... ngây ngất'' ? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? - HS: Trả lời ? Bộc lộ tình cảm gì? - HS: Trả lời ? Nhân vật ''tôi'' nghe được cả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của 2 cây phong, điều đó cho thấy nhân vật ''tôi'' là người như thế nào? - HS: Trả lời ? Theo mạch kể của ''chúng tôi'' thì 2 cây phong gắn với những kỉ niệm nào? - HS: Trả lời + Lũ trẻ ào lên phá tổ chim, đàn chim chao đi, chao lại. + Lũ trẻ khám phá ra thế giới đẹp đẽ vô ngần. ? Bức tranh thiên nhiên hiện ra dưới mắt nhân vật ''tôi'' khi ngồi trên cành cây cao ngất là gì? - HS: Trả lời + Chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sông mờ đục, chuồng ngựa của nông trang bé tí tẹo. + Bức tranh được tô màu: biêng biếc, mờ đục, lấp lánh, (sợi chỉ) bạc... → Cảm nhận như người thân yêu, coi đó là nhu cầu tình cảm không thể thiếu. → Dùng phương thức biểu cảm. → Nhớ cây đắm say, mãnh liệt, như tâm hồn nặng lòng thương nhớ con người. + Nhân vật ''tôi'' có trí tưởng tượng mãnh liệt, tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu sâu nặng với 2 cây phong, đó cũng là yêu vẻ đẹp của làng quê. ? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? - HS: Trả lời ? Em hiểu gì về ''tôi'', ''chúng tôi'' trong văn bản? - HS: Trả lời - HS: đọc đoạn: ''Ai là người đã trồng... hi vọng gì?'' ? Cái điều nhân vật ''tôi'' chưa hề nghĩ đến thời bé: ''Ai là người đã trồng... hi vọng gì?'' gợi cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật ''tôi'' hiện tại? - HS: Trả lời - GV: kể lại chi tiết thày Đuy-sen mang 2 cây phong về làng SGK/99. ? Hãy khái quát những điều đáng quý trong tâm hồn nhân vật ''tôi''? + ''Ăn quả nhớ kể trồng cây...''; người thầy ''trồng cây, trồng người'' + Tình yêu tha thiết, sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người, làng quê. + Tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc cao đẹp. + Tâm hồn ấy mang bản sắc quê hương. ? Nhân vật kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở mấy vai? - HS: Trả lời ? Vậy sẽ có mấy mạch kể? - HS: Trả lời ? Cách kể chuyện 2 vai này có tác dụng gì. + Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung. + Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn của cả 1 thế hệ. ? Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản? - HS: Trả lời ? Nghệ thuật miêu tả qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ nào? * Tuổi thơ của “tôi” và “chúng tôi”: tinh nghịch, ham hiểu biết, khám phá vẻ đẹp của quê hương từ 2 cây phong - bệ đỡ cho những ước mơ khát vọng bay cao. * Tình cảm của tôi với người thầy giáo cũ: - Tình yêu quý 2 cây phong gắn liền với tình yêu quý người thầy giáo đã trồng 2 cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em của làng. - Tình yêu thiên nhiên đã được mở rộng tới tình yêu con người: lòng biết ơn kính trọng thầy giáo-người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Kể chuyện 2 vai: tôi và chúng tôi. - 2 mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng ''tôi'' quan trọng hơn. - Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm - So sánh nhân hoá miêu tả hình ảnh, đường nét, màu sắc sinh động đậm chất hội hoạ. - HS: Trả lời ? Nội dung của văn bản? - HS: Trả lời - HS: Đọc ghi nhớ SGK/101 ? Hãy kể tên một bài thơ nói về tình yêu quê hương đất nước gắn với dòng sông, cánh đồng? - HS: Trả lời 2. Nội dung - Tình yêu quê hương da diết. - Lòng xúc động đặc biệt vì 2 cây phong gắn liền với hình ảnh người thầy giáo cũ, người đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho học sinh. * Ghi nhớ IV. Luyện tập * Hoạt động 3: Luyện tập - Trình bày nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của đoạn trích Hai cây phong * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng, nêu suy nghĩ của em về thầy Đuy-sen? * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên” V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Trợ từ, thán từ. + Đọc và tìm hiểu trước ví dụ SGK + Xem trước phần bài tập trong sgk. ******************************************** Ngày giảng: 8B- 21/10; 8C- 22/10; 8A- 23/10/2020 Tiết 28: Bài 6 TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ. - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - Giáo viên dẫ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_25_den_28_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan