Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao, dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình

1. Kiến thức:

Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.

Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca trong văn bản.

2. Rèn kĩ năng:

- Luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ ca dao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao, dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 9 Ngày soạn: Ngày dạy: - Ca Dao, Dân Ca - NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca. Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca trong văn bản. Rèn kĩ năng: - Luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ ca dao. - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người lao động. Chuẩn bị: Tích hợp với bài : “ Từ láy” và bài : “ Nghệ thuật tạo lập văn bản.” B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc. Cho ví dụ. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. Hoạt động 2: Ca dao, dân ca là một thể loại trong rất nhiều thể loại khác của VHDG. Với nội dung phong phú giai điệu hấp dẫn cho đến nay ca dao, dân ca vẫn được lưu truyền rộng rãi trong đời sống văn hóa của nhân dân. Hỏi: Theo em cần đọc những bài ca dao này bằng giọng điệu như thế nào? TL: Đọc giọng nhẹ nhàng tình cảm. GV chú ý: Khi đọc ta cần chú ý ngắt nhịp 2-2-2-2 hoặc 4-4 giọng đọc nhẹ nhàng, êm ái, vừa thành kính nghiêm trang vừa ân cần, tha thiết. HS đọc bài Hỏi: Hãy giải thích các từ sau : Cù lao chín chữ, hai thân vui vầy GT theo sgk Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Hỏi: Theo em tại sao người ta lại xếp 4 bài ca dao này trong 1 văn bản. TL: Vì cả 4 bài ca dao có cùng một chủ đề đó là tình cảm gia đình (Tình cảm với cha mẹ, ông bà, anh em.) bài ca 1 Hỏi: Bài 1 là lời của ai nói với ai? Vì sao em biết điều đó? TL: Đây là lời của người mẹ ru con. Dấu hiệu để cho thấy điều đó là tiếng gọi “ Con ơi” Hỏi: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca? TL: Bài ca diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và đưa ra một lời khuyên sâu sắc đó là : Bổn phận của kẻ làm con cần khắc sâu công ơn sinh thành của cha mẹ. Cái hay của bài ca dao là bài ca đã sử dụng sóng đôi hai biểu tượng truyền thống của văn hóa phương đông là núi và nước lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công ơn của cha mẹ,vì vậy đã nhấn mạnh được sự cao cả vĩ đại cũng như cái vô cùng, vô tận trong tình cảm của cha mẹ đối với con cái. Từ ngữ : Cù lao chín chữ tuy ngắn gọn song lại cụ thể hóa được công lao vất vả của cha mẹ với con cái từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành. Âm điệu bài ca thật tha thiết, chân thành và sâu lắng. GV:Ở bài ca dao này ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung của bài nhưng cái hay của bài lại ở cách nói. Tuy nói về công lao cha mẹ và nhắc nhở bổn phận của kẻ làm con nhưng bài ca dao không phải là một lời giáo huấn khô khan mà với giọng điệu tâm tình, sâu lắng của một lời ru cùng với những hình ảnh biểu tượng truyền thống thật gần gũi cụ thể bài ca trở thành một lời dăn dạy thật nhẹ nhàng mà thấm thía đối với tất cả mọi người. HS đọc bài ca dao thứ 2 Hỏi: Bài 2 nói về tâm trạng của người con gái lấy chồng xa quê. Em thấy tâm trạng của cô gái được bộc lộ ra sao? Các hình ảnh thời gian, không gian, hành động đã góp phần thể hiện tâm trạng ấy như thế nào? TL: Tâm trạng nhớ quê, nhớ mẹ của cô gái được bộc lộ thật thấm thía và sâu sắc. - Thời gian “ Chiều chiều” không phải một chiều mà chiều nào cũng vậy lúc mặt trời sắp lặn, lúc đã xong công việc của một ngày là lúc tâm tư có cơ hội khơi dậy nỗi nhớ, niềm thương. - Không gian “ Ngõ sau” là nơi khuất nẻo, nơi ít người trong nhà để ý ở đó cô gái tha hồ gửi gấm nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ càng được khắc sâu qua cụm từ “ Ruột đau chín chiều”cách nói ước lệ này đã cực tả được nỗi nỗi đau buồn xót xa vì thương nhớ cha mẹ, quê nhà của cô gái. GV hướng dẫn tìm và đọc một số bài. Vd : Vẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. HS đọc bài ca dao thứ 3. Hỏi: Nỗi nhớ thương và sự yêu kính đối với ông bàđược diễn tả như thế nào trong bài? Phân tích cái hay của cách diễn tả đó? GV giải thích thêm về từ nuộc lạt. Nỗi nhớ thương và sự yêu kính đối với ông bà được diễn tả bằng lối hứng ( nhân cái này gợi đến cái kia) ; và lối so sánh “Bao nhiêu, bấy nhiêu” đây là biện pháp quen thuộc của ca dao cổ truyền. Cái hay ở đây là dùng một vật bình thường, gần gũi để nói lên nỗi nhớ và lòng yêu kính đối với ông bà. Nuộc lạt gợi nhớ đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng nên ngôi nhà. Những nuộc lạt vẫn còn đó mà ông bà đã đi xa vì thế nỗi nhớ thương như càng da diết và lắng sâu hơn trong lòng con cháu. HS đọc bài ca dao thứ 4 Hỏi: Bài 4 nói về tình cảm anh em thân thương trong một nhà. Các em hãy nhận xét : Câu 2 muốn đặc biệt nhấn mạnh điều gì? Hình ảnh so sánh “ Như thể tay chân” nhằm diễn tả ý gì? TL: Câu 2 muốn đặc biệt nhấn mạnh tình cảm ruột thịt của anh em trong một nhà. Các từ “ Cùng chung , một nhà, cùng thân.”góp phần nhấn mạnh ý anh em tuy hai mà một cùng một cha mẹ sinh ra cùng chung sống, sướng khổ có nhau. Hình ảnh so sánh gần gũi, dễ hiểu nhằm diễn tả ý gắn bó khăng khít không thể tách rời của tình cảm anh em như chân với tay là hai bộ phận không thể thiếu, vắng trên cơ thể người.Cách so sánh đó càng thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em. HD HS tự liên hệ : Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với anh em mình chưa? Hãy kể ra những việc làm thể hiện tình cảm của em đối với anh, chị, em của em. Hỏi: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng? TL:SD những biện pháp nghệ thuật sau : + Thể thơ lục bát. + Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ + Dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình. Đọc ghi nhớ sgk. I/ Đọc hiểu văn bản. 1/ Thể loại. Ca dao, dân ca. Dùng thơ lục bát để thể hiện. Kiểu văn bản biểu cảm. 2/ Đọc và giải thích từ khó. Đọc theo nhịp 2-2-2-2 hoặc 4-4 giọng nhẹ nhàng, êm ái, vừa thành kính nghiêm trang vừa ân cần, tha thiết. 3/ Phân tích. a/ Bài 1. Là lời người mẹ ru con. Lời ru nhẹ nhàng, thấm thía về công ơn trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận của kẻ làm con đối với cha mẹ. b/ Bài 2 : Bài ca dao là lời tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê nhớ về mẹ và quê nhà. Nỗi nhớ âm thầm của cô được diễn tả thật xúc động và sâu sắc. c/ Bài 3: Diễn ta nỗi nhớ thương vàlòng yêu kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà đã mất. d/ Bài 4 : Bài ca dao nhắn nhủ anh em ruột thịt phải biết yêu thương, gắn bó, sống hoà thuận với nhau để gia đình êm ấm,cha mẹ vui lòng. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1 : Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là Củng cố Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong những bài ca dao này. Dặn dò - Học bài và làm bài tập ở nhà. - Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

File đính kèm:

  • docTiet 9.doc