Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 11: Từ láy

1. Kiến thức:

Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy : từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.

2. Rèn kĩ năng:

 Biết vận dụng những hiểu bết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.

3. Tư tưởng, tình cảm

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 11: Từ láy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 11 Ngày soạn: Ngày dạy: TỪ LÁY A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy : từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt. Rèn kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu bết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy. Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên : Chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập. Tìm thêm các VD để làm phong phú cho bài học. 2/ Học sinh : Ôn tập kiến thức cũ về từ láy. Xem trước bài ở nhà. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Có mấy loại từ ghép ? nghĩa của chúng ra sao? Cho VD. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Năm lớp 6 chúng ta đã học về từ láy nhưng ở mức độ đơn giản. Chương trình học ở lớp 7 này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về từ láy ở mức độ phức tạp hơn */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung bài. Đọc bài tập 1 SGK: Hỏi: Các từ: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau ? Từ đăm đăm (Từ láy toàn bộ) cả hai tiếng lập lại hoàn toàn về âm thanh. TL: Từ mếu máo (Từ láy bộ phận ) gống nhau về phụ âm đầu Từ liêu xiêu (Từ láy bộ phận ) gống nhau về vần. Hỏi: Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy có trong đoạn văn ? TL: Có hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận giữa các tiếng có sự gống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Từ láy toàn bộ các tiếng lập nhau hoàn toàn Thực chất các từ bần bật , thăm thẳm là nhưng từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hoà về âm thanh Học sinh đọc ghi nhớ sgk Hỏi: Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu đươc tạo thành cho đặc điểm gì về âm thanh ? TL: Các từ này đều có điểm chung là mô phỏng âm thanh (Tượng thanh ) Ha ha thì gợi tả tiếng cười, oa oa mô phỏng tiếng khóc của trẻ con, tích tắc mô phỏng tiếng kêu của đồng hồ Gâu gâu mô phỏng tiếng cho sủa. Chính khả năng gợi tả về âm thanh của các tiếng đã tạo nên nghĩa của các từ này BÀI TẬP nhanh:Các từ trong mỗi nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? a/ Lí nhí, li ti, ti hí. b/ Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh TL: Các từ lí nhí, li ti, ti hí tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm I là nguyên âm có độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất biểu thị tính chất nhỏ bé , nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng. Các từ nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh đều có khuôn vần ấp gợi tả một trạng thái không ổn định So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng : mềm,đỏ. Mềm mại có sắc thái biểu cảm hơn so với mềm. Đo đỏ mang sắc thái giảm nhẹ so với tiếng gốc đỏ. Nghĩa của từ láy được tao thành nhờ đặc điểm âm thanh Hỏi: Như vậy nghĩa của từ láy được tạo thành do đâu? Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có những sắc thái gì? TL: Nghĩa của từ láy được tao thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có những sắc thái riêng giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh Học sinh đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 2:Luyện tập Bài tập 1:nêu miệng Bài tập 2: GV nhận xét - đánh giá. I. Các loại từ láy VD: Đăm đăm(Láy toàn bộ ) Từ mếu máo (Từ láy bộ phận ) Từ liêu xiêu (Từ láy bộ phận ) à Có hai loại từ láy :Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. à Ghi nhơ:Ù SGK. II/Nghĩa của từ láy * Các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu đều có điểm chung là mô phỏng âm thanh (Tượng thanh ) * Các từ lí nhí, li ti, ti hí tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm I, biểu thị tính chất nhỏ bé , nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng. * Biểu thị tính chất nhỏ bé , nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng. biểu thị tính chất nhỏ bé , nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng. Ghi nhớ D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Củng cố: Có mấy loại từ láy. Em hiểu gì về nghĩa của từ láy. Dặn dò: Học bài, làm bài tập3,4,5. chuẩn bị bài: “ Quá trình tạo lập văn bản”

File đính kèm:

  • doctiet 11.doc