Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

1. Kiến thức:

Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca trong văn bản.

2. Rèn kĩ năng:

Luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ ca dao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 10 Ngày soạn: Ngày dạy: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI. A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca trong văn bản. Rèn kĩ năng: Luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ ca dao. Tư tưởng, tình cảm Giáo dục tình yêu nhữnh cảnh đẹp của quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp của quê hương. B/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về các vùng, miền, phong cảnh đất nước được diễn tả trong các bài ca Sưu tầm thêm một số bài ca dao tương tự. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Đọc thuộc các bài ca dao đã học. - Phân tích một bài mà em thích nhất. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Cùng với những bài ca dao nói về tình cảm gia đình trong bài học này chúng ta còn được tìm hiểu thêm một số bài nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Đó là những bài ca rất hay về tình cảm yêu mến chân thành, niềm tự hào sâu sắc của nhân dân ta đối với quê hương đất nước */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Hỏi Theo em cần đọc những bài ca dao này bằng giọng điệu như thế nào? TL: Đọc giọng nhẹ nhàng, vui tươi, tình cảm. Khi đọc ta cần chú ý ngắt nhịp 2/2/2/2 hoặc 4/4 giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi. Hỏi: So với các bài ca dao trước ở bài ca dao này em thấy cách thể hiện có gì khác không? Các bài ca dao này thuộc phương thức biểu đạt nào? TL: Cách thể hiện có khác đó là dùng hình thức hát đối đáp là hình thức có rất nhiều trong ca dao, dân ca. Thuộc văn bản biểu cảm. GV cho HS đọc và giải thích những từ khó. Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Câu hỏi 1 SGK ( Treo bảng phụ có sẵn các đáp án cho HS lựa chọn) Hỏi: Tại sao em lại lựa chọn đáp án ấy? TL: Đáp án b và c là đúng. Vì bài ca dao có 2 phần một phần hỏi một phần đáp rất rõ ràng. Trong ca dao và dân ca có rất nhiều bài có lối hỏi đáp như vậy; HS tự lấy VD Hỏi: Vì sao những địa danh và đặc điểm của địa danh lại được dùng trong lời hỏi - đáp? TL: Những địa danh được dùng để hỏi đáp cho thấynhững nét đặc sắc của một số núi, sông, vùng đất nhưng đồng thời qua đó nó còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tự nhiên và sâu sắc của người dân Việt Nam. Hỏi: Qua những lời hỏi đáp ta thấy những chàng trai cô gái ở đây như thế nào? TL: Qua những lời hỏi đáp ta có thể thấy cả người hỏi và người đáp đều là những người lịch lãm, tế nhị người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để mà hỏi. Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi. Hỏi đáp như vậy là để thể hiện , chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Đồng thời đây cũng là cơ sở để họ bày tỏ tình cảm với nhau. HS đọc bài Người ta dùng cụm từ này khi : người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng có mối quan tâm giống nhau. GV cho HS tự tìm và đọc một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ : “Rủ nhau” Hỏi: Bài ca nhắc đến thắng cảnh nào của đất nước; ở đó có nét đặc sắc gì? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh của bài ca dao này? TL: Nhắc đến Kiếm Hồ - Là địa danh tiêu biểu của đất nước có cụm cảnh vật đa dạng vừa thiên tạo vừa nhân tạo thơ mộng và thiêng liêng gợi âm vang lịch sử, văn hoá. Cách tả cảnh đặc biệt ở chỗ gợi nhiều hơn tả GV : Bài ca gợi nhiều hơn tả. Chỉ cần nhắc đến những cái tên Kiếm Hồ, cầu Thê Húc,đền Ngọc Sơn là cảnh đã hiện lên trước mắt người đọc. Bởi vì những địa danh này, từ lâu đã gắn bó, thân quen với mỗi người dân Việt. Hỏi : Câu ca cuối bài gợi cho em suy ngẫm gì ? TL: Cảnh hồ được nâng lên tâm non nước, tượng trưng cho non nước nhắc các thế hệ cháu con phải biết ơn ông cha đã làm nên thắng cảnh lịch sử - văn hoá này và phải biết giữ gìn đồng thời xây dựng non nước cho xứng với truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc. Hỏi: Nêu nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh, nghệ thuật tả cảnh trong bài.Nêu tác dụng của việc sử dụng ? TL: Cảnh xứ Huế đẹp như tranh, nên thơ, tươi mát, sống động .Non xanh nước biếc như bao quanh xứ Huế. Cách tả cảnh ở đây tuy đã có tả nhưng vẫn gợi nhiều hơn tả. Sử dụng cách diễn đạt bằng thành ngữ , lối so sánh truyền thống đã khiến cho cảnh càng tươi mát nên thơ và nâng cao hơn nữa vẻ đẹp ở đây. Hỏi: Phân tích đại từ phiếm chỉ “Ai” trong bài và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong câu cuối bài? TL: Đại từ phiếm chỉ “Ai”hàm chứa nhiều đối tượng mà tác giả bài ca muốn hướng tới . Lời mời tha thiết chân tình vừa thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ với mọi người về điều đó Hỏi: Hai câu thơ đầu có những đặc biệt gì về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác tác dụng gì? TL: Mỗi dòng 12 tiếng, sử dụng nhiều điệp từ, đảo ngữ , đối xứng có tác dụng gợi vẻ mênh mông , bát ngát thể hiện cảm xúc dạt dào trước không gian bao la, cánh đồng rộng lớn. Hỏi: Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu thơ cuối? TL: Cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng dưới nắng hồng ban mai như vậy giữa cô gái và cảnh vật như có sự tương đồngvề nét trẻ trung phơi phới đầy sức sống . Hình ảnh cô đứng trước cánh đồng lúa do chính bàn tay lao động của cô tạo nên gợi ra một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảnh và người.Cảnh làm nền cho con người xuất hiện và khi con người xuất hiện thì cảnh lại càng thêm đẹp, thắm tình người. Hỏi: Bài ca là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ? có những cách hiểu nào khác nữa? TL: Là lời của chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái.Bày tỏ tình cảm với cô gái. Cách hiểu khác là lời của cô gái cô nghĩ về thân phận mình như một chẽn lúa nhỏ nhoi, vô định giữa biển lúa mênh mông.Cô lo lắng không biết số phận mình rồi sẽ ra sao. Hỏi: Cả 4 bài ca thể hiện chung một nội dung gì?cách tả ra sao? TL: Cả 4 bài đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người.với những tình cảm mến yêu chân chất và lòng tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Các bài ca thường gợi nhiều hơn tả. Thảo luận nhóm để lựa chọn những bài ca dao có cùng chủ đề khác. Nhận xét I. Giới thiệu chung II. Đọc hiểu văn bản Đọc và tìm hiểu chú thích. Thể loại. Ca dao, dân ca. Dùng thơ lục bát và lối hát đối đáp để thể hiện. Kiểu văn bản biểu cảm. Bố cục Phân tích Bài 1. -Hình thức hát đối đáp để thử tài về kiến thức địa lý, lịch sử đồng thời cũng là cơ sơ để bộc lộ tình cảm và thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Bài 2 Bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của Kiếm Hồ một địa danh có vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa thiêng liêng . qua đó bài ca đã nói lên lòng tự hào mãnh liệt và lòng yêu mến đối với cảnh đẹp của đất nước. Bài 3 Bằng âm điêu ngân nga, lối diễn đạt bằng thành ngữ và so sánh bài ca dao đã ca ngợi vẻ đẹp nên thơ Vừa tươi mát vừa sống động của xứ Huế. Qua đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế. Bài 4 Nét đặc biệt về từ ngữ của bài ca dao đã diễn tả được vẻ mênh mông, bát ngát, đẹp đẽ và đầy sức sống củacánh đồng lúa và cô thôn nữ . Một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảnh và người. Một II / Luyện tập Tìm đọc các bài ca dao khác có chung chủ đề III. Tổng kết à Ghi nhớ: SGK D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Phát biểu cảm nghĩ của em về các bài ca đã học. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau: Những câu hát than thân

File đính kèm:

  • docTIET 10.doc