MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
.Rèn kĩ năng:
Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận
2. Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với kiến thức về văn nghị luận đã học ở các bài trước
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 21 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết: 84
Ngày soạn:
Ngày dạy:
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
.Rèn kĩ năng:
Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với kiến thức về văn nghị luận đã học ở các bài trước
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. ()
Hãy nêu bố cục của bài văn nghị luận
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
ĐVĐ: Luyện tập về phương pháp lập luận
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài
Yêu cầu Học sinh đọc các ví dụ mục 1, phần I sgk. Yêu cầu Học sinh chỉ đúng đâu là luận cứ, đâu là kết luận có thể nêu các ví dụ khác để gây hứng thú cho Học sinh.
Học sinh đọc ví dụ – Trả lời :
Giáo viên nhận xét – ghi bảng.
Giáo viên yêu cầu Học sinh làm ví dụ 2 – Tìm luận cứ cho KL Một kết luận có thể có nhiều luận cứ vì thế có thể hỏi một vài học sinh sau đó nhận xét và ghi bảng.
Học sinh trả lời
Giáo viên yêu cầu Học sinh làm ví dụ 3 tìm kết luận cho luận cứ.
Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét - ghi bảng
Giáo viên tóm lại ý về lập luận trong đời sống rồi chuyển sang phần lập luận trong văn nghị luận
Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc mục 1 phần II . Trả lời các câu hỏi.
Học sinh đọc bài và trả lời.
Giáo viên nhận xét – ghi bảng.
Giáo viên yêu cầu Học sinh thực hiện các bài tập tập nêu luận điểm và lập luận.
Cho Học sinh nêu kết luận của từng truyện và nhận xét xem ai nêu đúng, sâu sắc nhất.
Từ luận điểm tìm được cho Học sinh tìm cách lập luận. Cho Học sinh làm vào vở bài tập giáo viên quan sát – sau đó cho Học sinh trình bày và nhận xét bài của nhau.
I. Lập luận trong đời sống
Ví dụ 1 :
a. Hôm nay trời mưa àLuận cứ
chúng ta không đi chơi công viên nữầ KL
b. Em rất thích đọc sáchà KL
Vì qua sách em học được nhiều điềuà LC
c. Trời nóng quáà LC
đi ăn kem đi à KL
Luận cứ và kết luận có quan hệ chặt chẽ. Vị trí của luận cứ và kết luận có thể đổi chỗ cho nhau.
Ví dụ 2 : Bổ sung luận cứ cho các kết luận:
a. Em rất yêu trường em vì trường em rất đẹp.
b. Nói dối rất có hại vì nó làm cho mọi người không còn tin tưởng mình nữa
c. Làm bài tập căng thẳng quá nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. Cha mẹ là những người luôn dạy bảo những điều hay lẽ phải vì thế trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Đi tham quan có thể mở rộng hiểu biết của mình vì thế em rất thích đi tham quan.
Ví dụ 3 :Cho luận cứ nêu kết luận.
a.Ngồi mãi ở nhà chán lắm ra ngoài chơi vui hơn.
b. Ngày mai thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải cố gắng học cho xong ngay trong hôm nay.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe phải góp ý với các bạn ấy mới được.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu cho chúng nó noi theo chứ.
e.Cậu này ham đá bóng thật lớn lên có khi làm cầu thủ
* Một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau miễn là hợp lý.
II. Lập luận trong văn nghị luận
* Luận điểm trong văn nghị luận khác với kết luận trong lập luận ở đời sống vì luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội còn kết luận trong lập luận ở đời sống là những kết luận đơn giản.
* Luận điểm trong văn nghị luận quan trong vì thế lập luận trong văn nghị luận phải khoa học và chặt chẽ chứ không tuỳ tiện và linh hoạt như trong đời sống.
III. Luyện tập
Học sinh tự làm
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
2.Dặn dò :Học bài. Làm tiếp bài tập .Chuẩn bị bài sau : Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
File đính kèm:
- tiet 84.doc