1. Kiến thức:
Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
2. Rèn kĩ năng:
3. Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với bài tìm hiểu chung về văn nghị luận.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 20 - Tiết 78: Đặc điểm của văn bản nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết: 78
Ngày soạn: 06/02/2006
Ngày dạy: 08/02/2006
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
Rèn kĩ năng:
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với bài tìm hiểu chung về văn nghị luận.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là văn bản nghị luận? Nêu một số văn bản nghị luận mà em sưu tầm được ở nhà.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Tiết học trước chúng ta đã biết thế nào là văn nghị luận , tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của loại văn bản này.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về luận điểm, luận cứ và lập luận.
Hỏi : Qua bài tìm hiểu chung em hãy cho biết thế nào là luận điểm của bài văn nghị luận
TL: Là những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm
Gv cho học sinh đọc lại văn bản : Chống nạn thất học và cho biết luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào?
TL: Đó là khẩu hiệu, một câu khẳng định. Luận điểm đó được cụ thể hoá bằng câu : “Mọi người Việt Nam .trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ ”. Và các câu nói về những công việc cần làm Như thế thì luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận ? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ?
Luận điểm đóng vai trò quan trọng trong bài văn là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài.
Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn rõ ràng, dễ hiểu.
Gv :Trong một văn bản nghị luận có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
Trong văn bản có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phu. Ví dụ : Nói tiếng Việt giàu và đẹp là luận điểm chính từ luận điểm ấy có thể phân chia các luận điểm phụ như : Tiếng Việt giàu thanh điệu, tiếng Việt uyển chuyển tinh tế, tiếng Việt hóm hỉnh.
Chuyển ý : Để cho luận điểm có sức thuyết phục các bài văn nghị luận sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng để làm cơ sở cho luận điểm. Những lí lẽ, dẫn chứng ấy được gọi là luận cứ. Luận cứ trả lời các câu hỏi : Vì sao phải nêu ra luận điểm ? Nêu ra để làm gì ? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không ?
Hỏi :Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản chống nạn thất học ? Việc nêu ra những luận cứ ấy có tác dụng gì cho bài viết?
TL: Những luận cứ trong văn bản chống nạn thất học là:
a. Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết nhgười Việt Nam mù chữ, tức là thất học, nước Việt Nam không thể tiến bộ được.
b. Nay nước ta đã độc lập rồi thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.
Với hai lý do đó để tác giả đề ra nhiệm vụ phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ tức là chống nạn thất học.
* Một số dẫn chứng cho thấy việc chống nạn thất học như thế nào ? “Vợ chưa biết thì chồng bảo.”
àVới việc nêu ra những luận cứ như vậy đã làm cho tư tưởng của bài viết có sức thuyết phục.Mọi người sẽ thấy việc chống nạn thất học là cần kíp và có thể làm được.
Hỏi: Theo em luận cứ như thế nào thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục ?
TL: Luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục.
Hỏi: Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì ?
Học sinh trả lời theo phần gho nhớ
I. LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ VÀ LẬP LUẬN.
1. Luận điểm
Luận điểm đóng vai trò quan trọng trong bài văn là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài.
Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn rõ ràng, dễ hiểu.
Trong một văn bản nghị luận có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
2.Luận cứ
Để cho luận điểm có sức thuyết phục các bài văn nghị luận sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng để làm cơ sở cho luận điểm. Những lí lẽ, dẫn chứng ấy được gọi là luận cứ.
Luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục.
3. Lập luận
Trong văn nghị luận lập luận là cách lựa chọn sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
GHI NHỚ (sgk)
II. LUYỆN TẬP
Bài tâp 1
.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại các đặc điểm của văn bản nghị luận.
Học bài, đọc bài đọc thêm .Chuẩn bị bài sau : Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
File đính kèm:
- Tiet 78.doc