1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
2. Rèn kĩ năng:
có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp
3. Tư tưởng, tình cảm
- Tăng thêm vốn thành ngữ, .
- Tích hợp với một số văn bản đã học như : Ca dao, bánh trôi nước.
B/ CHUẨN BỊ:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 12 - Tiết 48: Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Tiết: 48
Ngày soạn: 24/11/2005
Ngày dạy: 25/11/2005
THÀNH NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
Rèn kĩ năng:
có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp
Tư tưởng, tình cảm
Tăng thêm vốn thành ngữ, .
Tích hợp với một số văn bản đã học như : Ca dao, bánh trôi nước....
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn một số ví dụ và bài tập trong sgk.
Bảng phụ cho hs làm bài tập 4 tìm thành ngữ theo nhóm,tổ.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống hàng ngày và trong cả thơ văn chúng ta thường thấy xuất hiện những cụm từ có cách nói rất khái quát, ngắn gọn nhưng lại diễn đạt được nhiều ý nghĩa... Hiểu và dùng đúng những cụm từ này sẽ giúp quá trình giao tiếp của chúng ta rất nhiều. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về các cụm từ như thế.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ.
Hỏi : Trong các văn bản đã học cô đã từng nhắc đến việc sử dụng thành ngữ của các tác giả, vậy ai có thể nêu các thành ngữ mà chúng ta đã gặp trong các văn bản đã học ?
Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, thầy bói xem voi, lên thác xuống ghềnh, ba chìm bảy nổi...Quan sát các cụm từ này và cho biết các cụm từ này có thể thay đổi, thêm bớt các từ được không ?
TL: Các cụm từ này không thể thay đổi, thêm bớt.
Hỏi: Từ những nhận xét trên em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ ?
Gv giảng : Nói chung thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng ở một số trường hợp thành ngữ có biến đổi chút ít rồi lấy 1 số vấn đề
Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định.
Hỏi: Theo em thành ngữ có nghĩa không ? Giải nghĩa các thành ngữ mà chúng ta vừa tìm được?
TL: Thành ngữ có nghĩa :
Lên thác xuống ghềnh diễn tả công việc khó khăn, vất vả.
Ếch ngồi đáy giếng diễn tả sự thiếu hiểu biết.
Coi trời bằng vung à Thiếu hiểu biết cho nên huyênh hoang, kiêu ngạo, liều lĩnh.
Thầy bói xem voi àCách nhìn nhận vấn đề phiến diện.
Ba chìm bảy nổi à Long đong, phiêu bạt.
Hỏi: Dựa vào đâu để em có thể hiểu nghĩa của các thành ngữ ấy ? ( Nghĩa đen của các từ tạo nên thành ngữ hay nghĩa bóng từ các hình ảnh ẩn dụ, so sánh).
TL: Nghĩa của các thành ngữ trên không thể trực tiếp suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó mà phải hiểu thông qua nghĩa bóng từ hình ảnh của thác, ghềnh là những chỗ khó khăn cho việc đi lại để nhấn mạnh nổi khó khăn vất vả của con người. Từ hình ảnh con ếch dưới đáy giếng để diễn tả tầm nhìn hạn hẹp, nông cạn...
Ngoài những thành ngữ mà nghĩa của nó phải được hiểu theo nghĩa bóng , em có thể lấy vd về các thành ngữ mà nghĩa của nó được hiểu theo nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
Mưa to gió lớn,
Tham sống sợ chết.
Gv cho hs phân thành hai nhóm nghĩa các thành ngữ sau:
Đi guốc trong bụng, ruột để ngoài da, bùn lầy nước đọng. Mẹ góa con côi, rán sành ra mỡ, năm châu bốn biển, cầm đèn chạy trước ô tô?
TL: Nhóm 1 hiểu theo nghĩa đen: bùn lầy nước đọng. Mẹ góa con côi, năm châu bốn biển.
Nhóm 2 hiểu theo nghĩa bóng:
Đi guốc trong bụng, ruột để ngoài da, rán sành ra mỡ , cầm đèn chạy trước ô tô
Rút ra ghi nhớ 1 SGK
Hỏi: Trong ví dụ phần 1 Các thành ngữ : Bảy nổi
ba chìm , tắt lửa tối đèn giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu.
TL: Thành ngữ : Bảy nổi
ba chìm làm vị ngữ trong câu.
Thành ngữ : Tắt lửa tối đèn là phụ ngữ của danh từ khi
Có thể thay thế Thành ngữ : Bảy nổi ba chìm bằng long đong, phiêu bạt.
Thành ngữ : Tắt lửa tối đèn có thể thay thế bằng khó khăn, hoạn nạn. Tuy vậy cách diễn đạt bằng thành ngữ vẫn hay hơn có tính hình tượng và biểu cảm cao hơn.
à rút ra ghi nhớ 2 sgk
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ
Các thành ngữ:
Ếch ngồi đáy giếng,
Coi trời bằng vung,
Thầy bói xem voi,
Lên thác xuống ghềnh,
Ba chìm bảy nổi...
Đều là những cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của những từ tạo nên nó.
VD các thành ngữ :
Bùn lầy nước đọng. Mẹ góa con côi, năm châu bốn biển.
* Chủ yếu nghĩa của thành ngữ được hiểuthông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh : Khỏe như voi, Ruột để ngoài da....
GHI NHỚ1 SGK
II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ.
1/Vai trò ngữ pháp của thành ngữ.
Thành ngữ : Bảy nổi
ba chìm làm vị ngữ trong câu.
Thành ngữ : Tắt lửa tối đèn là phụ ngữ của danh từ khi
à Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
2/ Tác dụng của thành ngữ.
Diễn đạt bằng thành ngữ làm cho lời văn, lời thơ .....có tính hình tượng và biểu cảm cao hơn.
GHI NHỚ 2 SGK
II LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ.
Câu a : Sơn hào hải vị, nem công chả phượngà Những món ăn ngon
Câu b : Khỏe như voi à có sức khỏe vô cùng.
Tứ cố vô thân : Quay bốn phía đều không có người thân, chì tình trạng sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
Câu c: Da mồi tóc sương : Chỉ sự già nua.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại thế nào là thành ngữ, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ.
Học thuộc bài, làm bài tập 2 và tiếp tục làm bài 4 . Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- tiet 48.doc