Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 1: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII - Dương Quang Đình

Tình thế cách mạng nguy ngập

Trong nước: Bọn phản cách mạng nổi loạn. Sản xuất đình trệ

Bên ngoài: Liên quân phong kiến do Anh đứng đầu tấn công nước Pháp

Trước tình hình đó, phái Gi – rông – đanh không kiên quyết chống giặc ngoại xâm => nhân dân Paris khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Rô – be – spie lật đổ phái Gi – rông đanh, nền cộng hòa thứ nhất kết thúc.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 1: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII - Dương Quang Đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn giảng: Dương Quang Đình Trường: THCS Sài ĐồngBài 1: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII(Tiết 2)Bố cục bài giảng: Phần mở đầu:Giới thiệu bài học mới Phần nội dung: III: Sự phát triển của cách mạngPhần cuối: Giáo viên nhận xét, củng cố bài học.Bố cục III: Sự phát triển của cách mạngChế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14/7/1789 – 10/8/1792)Ngày 14/7/1789: Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên nắm quyền.Tháng 8/1789: Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềnBản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềnTháng 9/1791: Thông qua Hiến pháp mới, xác lập chế độ Quân chủ lập hiến.Tháng 8/1792: Liên quân Áo – Phổ có sự hỗ trợ của bọn phản động trong nước, tấn công nước Pháp.Ngày 10/8/1792: Nhân dân Pháp nổi dậy lật đổ phái Lập hiến.2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21/9/1792 – 2/6/1793)Tháng 9/1792: Quốc hội mới khai mạc và quyết định thành lập nền Cộng hòa đầu tiên.Chính quyền về tay giới tư sản công, thương nghiệp (phái Gi – rông – đanh)Ngày 20/9/1792: Đánh thắng quân xâm lược Áo – Phổ ở Van – mi.Ngày 21/1/1793: Vua Louis XVI bị kết án tử hìnhXử tử vua Louis XVI vì tội phản quốcTình thế cách mạng nguy ngậpTrong nước: Bọn phản cách mạng nổi loạn. Sản xuất đình trệBên ngoài: Liên quân phong kiến do Anh đứng đầu tấn công nước PhápTrước tình hình đó, phái Gi – rông – đanh không kiên quyết chống giặc ngoại xâm => nhân dân Paris khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Rô – be – spie lật đổ phái Gi – rông đanh, nền cộng hòa thứ nhất kết thúc. 3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia – cô – banh (từ ngày 2/6/1793 – 27/7/1794) Chính quyền cách mạng thuộc về phái Gia – cô – banh, gồm những người dân chủ cách mạng. Đứng đầu là Rô – be – spie* Sau khi lên nắm quyền, phái Gia – cô – banh đã thực hiện những biện pháp gì?Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạngTịch thu ruộng đất của quý tộc, giáo hội bán cho nông dân, quy định giá tối đa, lương tối đa.Tổng động viên quân đội chống giặc ngoại xâm.*Em có nhận xét gì về những biện pháp của phái Gia – cô – banh?Đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dânPhát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh caoKết quả:Dưới sự lãnh đạo của phái Gia – cô – banh dập tắt được nổi loạn trong nước, đẩy lui được Liên minh chống Pháp do Anh đứng đầu.Nội bộ phái Gia – cô – banh chia rẽ, suy yếu.Ngày 27/7/1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền, Rô – be – spie bị xử tử.Ý nghĩa Mở đường cho CNTB phát triểnNhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt đến đỉnh caoHạn chế: Chưa đáp ứng được quyền lợi của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.Củng cố bài học:Em hãy nêu vai trò của quần chúng nhân dân trong diễn tiến của cách mạng tư sản Pháp?

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_8_bai_1_cach_mang_tu_san_phap_cuoi_the_ky.ppt
Giáo án liên quan