Bài giảng Kể chuyện- Pa-Xtơ và em bé

Sáng ngày thứ Hai, 6 tháng 7 năm 1885, em trai 9 tuổi tên là Joseph Meister cùng với mẹ tới phòng thí nghiệm của Giáo Sư Louis Pasteur. Em Joseph đã bị một con chó dại trong làng cắn 14 vết vào tay, đùi và chân. Nếu không được chữa trị đúng cách, em trai này sẽ chết trong vài tuần lễ.
Em Joseph không phải là người đầu tiên bị chó dại cắn. Kể từ năm 1885 trở về trước, không hề có một phương thuốc nào chữa trị bệnh chó dại cả. Các bác sĩ thời đó chỉ biết dùng một loại axít mạnh đổ vào vết thương nhưng cách chữa này không hiệu quả. Mẹ của em Joseph được khuyên nên đưa em trai này về thành phố Paris, cách xa hàng trăm dậm.
Tại phòng thí nghiệm, Giáo Sư Pasteur lắng nghe kể về bệnh trạng của em Joseph. Hai vị bác sĩ điều trị trình bày cho Giáo Sư biết em trai Joseph chắc chắn sẽ chết vì nhiễm độc và sau mỗi giờ trôi qua, chất độc vẫn lan tràn qua cơ thể của em. Em Joseph cần được điều trị gấp.
Gần đây, nhà bác học Pasteur mới thử cách điều trị bệnh dại. Ông đã chích một liều độc chất của bệnh dại được làm cho yếu đi vào các con chó khỏe mạnh và các con vật này không cho thấy dấu hiệu bị bệnh dại. Rồi qua nhiều tuần lễ, Giáo Sư Pasteur dùng các liều độc chất mạnh hơn và các con chó thí nghiệm không những có thể qua khỏi liều bệnh dại mạnh nhất mà còn có thể không mắc bệnh dại khi bị chó dại khác cắn.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kể chuyện- Pa-Xtơ và em bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÓ l¹i c©u chuyÖn vÒ b¶o vÖ m«i tr­êng. Sáng ngày thứ Hai, 6 tháng 7 năm 1885, em trai 9 tuổi tên là Joseph Meister cùng với mẹ tới phòng thí nghiệm của Giáo Sư Louis Pasteur. Em Joseph đã bị một con chó dại trong làng cắn 14 vết vào tay, đùi và chân. Nếu không được chữa trị đúng cách, em trai này sẽ chết trong vài tuần lễ. Em Joseph không phải là người đầu tiên bị chó dại cắn. Kể từ năm 1885 trở về trước, không hề có một phương thuốc nào chữa trị bệnh chó dại cả. Các bác sĩ thời đó chỉ biết dùng một loại axít mạnh đổ vào vết thương nhưng cách chữa này không hiệu quả. Mẹ của em Joseph được khuyên nên đưa em trai này về thành phố Paris, cách xa hàng trăm dậm. Tại phòng thí nghiệm, Giáo Sư Pasteur lắng nghe kể về bệnh trạng của em Joseph. Hai vị bác sĩ điều trị trình bày cho Giáo Sư biết em trai Joseph chắc chắn sẽ chết vì nhiễm độc và sau mỗi giờ trôi qua, chất độc vẫn lan tràn qua cơ thể của em. Em Joseph cần được điều trị gấp. Gần đây, nhà bác học Pasteur mới thử cách điều trị bệnh dại. Ông đã chích một liều độc chất của bệnh dại được làm cho yếu đi vào các con chó khỏe mạnh và các con vật này không cho thấy dấu hiệu bị bệnh dại. Rồi qua nhiều tuần lễ, Giáo Sư Pasteur dùng các liều độc chất mạnh hơn và các con chó thí nghiệm không những có thể qua khỏi liều bệnh dại mạnh nhất mà còn có thể không mắc bệnh dại khi bị chó dại khác cắn. Điều khám phá của Giáo Sư Pasteur cho thấy rằng có thể phòng ngừa cho một người trước khi bị chó dại cắn, nhưng sau khi người đó đã bị nhiễm độc vì bệnh dại, thì cách điều trị kể trên có còn hữu hiệu không? Trước sự việc em Joseph Meister đã bị chó dại cắn, cách chữa trị này liệu sẽ giúp ích cho em nhỏ hay sẽ giết em nhỏ này? Chính các vị phụ tá của Giáo Sư Pasteur cũng cho rằng phương pháp chữa trị bằng cách chích liều độc chất quá nguy hiểm nhưng cuối cùng, Giáo Sư Pasteur quyết định rằng đó là cách duy nhất dùng để cứu sống em Joseph. Chiều ngày 6-7-1885, em Joseph Meister nhận mũi chích đầu tiên. Trong 10 ngày kế tiếp, em nhận thêm mỗi ngày một liều chích với độ mạnh của độc chất tăng dần và nhà khoa học Pasteur đã để em Joseph nghỉ ngơi tại một nơi tiện nghi. Mỗi ngày, ông quan sát cẩn thận em này để nhận biết từng dấu hiệu của bệnh dại và cuối cùng, các vết thương đã lành, em Joseph Meister thoát khỏi chứng điên dại do chó dại truyền qua. Giáo Sư Pasteur đã tin rằng nếu em Joseph Meister không được miễn dịch bằng phương pháp chích ngừa kể trên thì các lần chích độc chất sau này càng làm sớm phát hiện bệnh dại. Sau trường hợp của em Meister, tới em chăn cừu thuộc miền Jura tên là Jean Baptiste Jupille. Em Jean này đã bị chó dại cắn do bảo vệ các em nhỏ khác. Sáu ngày sau, vào ngày 20-8-1885, em thứ hai này cũng nhận được thuốc chích của nhà khoa học Pasteur và kết quả rất tốt đẹp. Tin tức về cách chữa trị bệnh chó dại đã được loan đi khắp nơi và rất nhiều nạn nhân đã tới phòng thí nghiệm của Giáo Sư Louis Pasteur. Tới năm 1886, 2500 người đã được tiêm chích vì bệnh chó dại. Thế nhưng vẫn có nhiều người chỉ trích nhà bác học Pasteur vì cũng có một số người bị chết, dù rằng đã được chích ngừa. Nguyên do tử vong vì những người này đã tới quá trễ phòng thí nghiệm của nhà bác học Pasteur. Cách chữa trị bệnh chó dại của nhà bác học Pasteur đã cứu sống được 99.5 phần trăm nạn nhân khiến cho Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp phải cử ra một ủy ban cứu xét và theo đề nghị của ủy ban này, phải tạo ra các ngân khoản tư để lập nên một viện nghiên cứu gọi tên là Viện Pasteur và Viện này đã được khánh thành vào ngày 14-11-1888 tại thủ đô Paris. 1. Bác sĩ Lu - i Pa-xtơ 2. Cậu bé Giô – dép 3. Thuốc vắc – xin 4. Ngày 6 / 7 / 1885 ( ngày Giô-dép được đưa đến gặp bác sĩ Pa-xtơ ) 5. Chiều ngày 6 / 7 / 1885 ( ngày những giọt vắc-xin chống dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người ) Mét sè chi tiÕt cÇn nhí Lu-i Pa-xtơ là một trong những nhà bác học có cống hiến to lớn nhất cho nhân loại. Ông sinh ngày 27-12-1822 tại nước Pháp. Nhà bác học Lui Paxtơ. Từ năm 26 tuổi ông đã có một phát minh khoa học về tinh thể học làm cho tên tuổi ông nổi tiếng trong giới khoa học. Sau đó ông nghiên cứu sự lên men của rượu và chứng minh việc diệt trừ men gây bệnh ở rượu là cần đun nóng rượu lên 55 độ C. Từ năm 1868 ông bị liệt nửa người nhưng ông tiếp tục hoàn thành các công trình vĩ đại của mình: Tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm ở xúc vật.Năm 1873 Paxtơ được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Pháp. Năm 1881 được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh và được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp Quốc. Và một phát minh to lớn của thời gian này là tìm ra Vắcxin phòng bệnh chó dại. Phát minh này được đánh giá là đã mở đầu cho Y học hiện đại. Ông mất ngày 28-9-1895. Chính phủ Pháp đã tổ chức quốc tang để tưởng nhớ «ng. Chú bé Giô-dép bị chó cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Pa- xtơ trăn trở , suy nghĩ về phương cách chữa trị cho em bé. Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc- xin cho Giô-dép. Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé. Sau 7 ngày chờ đợi, Giô-dép vẫn bình yên và khỏe mạnh. Tượng đài Lu-i Pa- xtơ ở Viện chống dại mang tên ông. Kể tiếp nối theo từng tranh. Kể toàn bộ câu chuyện. Cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện. SGK TRANG 138 DỰA VÀO TRANH MINH HOẠ Thi kể chuyện trước lớp Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu , yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ .Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. Để cứu em bé bị chó dại cắn, Pa-xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé . Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng , tỉnh táo , có tính toán , cân nhắc. Ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị.Cuối cùng Pa-xtơ đã chiến thắng , khoa học đã chiến thắng . Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh mới . Một căn bệnh bị đẩy lùi . Nhiều người sẽ được cứu sống. Củng cố, dặn dò : - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 15.

File đính kèm:

  • pptPaxto va em be.ppt