Bài giảng Hội thoại

KIỂM TRA BÀI CŨ

1/ Hành động nói là gì?

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định

2/ Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B

 

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hội thoại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 1/ Hành động nói là gì? Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định 2/ Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B Ví dụ 1: SGK / 65 Em đi nhanh về chiếc giường đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ . - Em để nó ở lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau . Anh nhớ chưa? Anh hứa đi. - Anh xin hứa. Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất ,nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe . (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài ) * Dùng phương tiện ngôn ngữ Cách giao tiếp như vậy gọi là hội thoại -Vậy hội thoại là gì ? * Hai nhân vật * Về chuyện hai con búp bê I. Hội thoại là gì ? Hội thoại là cuộc giao tiếp trao đổi một vấn đề với nhau bằng ngôn ngữ giữa người nói và người nghe II. Vai xã hội trong hội thoại 1/ Vai xã hội là gì ? Ví dụ 1: SGK / 65 Em đi nhanh về chiếc giường đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ . - Em để nó ở lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau . Anh nhớ chưa? Anh hứa đi. - Anh xin hứa. Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất ,nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe . (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài ) Là em của nhân vật tôi Là anh của Thuỷ Nhân vật tôi : xưng anh ; gọi em Thuỷ : xưng em ; gọi anh =>Vai xã hội là vị trí người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại Như vậy trong cuộc thoại giữa hai anh em Thuỷ , Thuỷ vai em còn nhân vật tôi vai anh Đó gọi là vai xã hội , Vậy vai xã hội là gì ? - Nhân vật Tôi ở vai trên ;Thuỷ ở vai dưới 2/ Các quan hệ xã hội a/ Quan hệ trên dưới ->Quan hệ trên dưới là quan hệ theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội - Quan hệ anh em b/ Quan hệ ngang hàng Chích đi kiếm mồi ,tìm được những hạt kê ngon lành ấy , bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình . Vừa gặp sẻ , Chích đã reo lên : - Chào bạn Sẻ thân mến ! Mình vừa kiếm được 10 hạt kê rất ngon! Đây này chúng mình chia đôi : Cậu năm hạt , mình năm hạt . ... Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa nói : Mình rất cám ơn cậu ! Ví dụ 2: Quan hệ ngang hàng Quan hệ ngang hàng là quan hệ cùng tuổi tác, cùng thứ bậc trong gia đình và xã hội Cách xưng hô : bạn ; mình; cậu ; chúng mình c / Quan hệ thân- sơ: Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão , ôn tồn bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật , nhưng có cái này là sung sướng : bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi , tôi đi luộc mấy củ khoai lang , nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai ,uống nước chè, rồi hút thuốc lào ...Thế là sung sướng . - Vâng! ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng . Lão nói xong lại cười đưa đà . Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại . Tôi vui vẻ bảo : -Thế là được chứ gì ? Vậy cụ ngồi xuống đây tôi đi luộc khoai, nấu nước . -Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác. ( Lão Hạc – Nam Cao ) Ví dụ 3 : SGK/ 94 - Địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn lãoHạc - Về tuổi tác thì Lão Hạc lớn tuổi hơn ông giáo - Qua cách xưng hô họ đều thân mật và tôn trọng nhau - Quan hệ quen biết xóm làng => Quan hệ thân sơ là quan hệ dựa theo mức độ quen biết, thân tình Trong hội thoại , khi ở những vị trí khác nhau thì có cách đối xử khác nhau Người có vai xã hội cao hơn đối xử kính trọng Đối với người cao hơn thì đối xử thế nào? Đối với người thấp hơn thì thế nào ? Người có vai xã hội thấp hơn đối xử đúng mực Đối với người ngang hàng mình thì như thế nào ? Người có vai xã hội ngang hàng đối xử gần gũi , thân tình -> Vì quan hệ xã hội vốn đa dạng nên khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp GHI NHỚ:SGK/94 I/Hội thoại: là cuộc giao tiếp trao đổi một vấn đề với nhau bằng ngôn ngữ giữa người nói và người nghe II/Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: -Quan hệ trên -dưới hay ngang hàng( Theo tuổi tác thứ bậc trong gia đình và xã hội ) -Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết thân tình ) * Vì quan hệ xã hội vốn đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng , nhiều chiều . Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp Bài tập ứng dụng Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn . Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu. - Này em không để chúng nó yên được à ? Nó vênh mặt : Mèo mà lại , em không phá là được ... Xác định quan hệ xã hội trong đoạn thoại trên ? Theo quan hệ trên - dưới ( theo thứ bậc trong gia đình ) III/ Luyện tập : 1/ Đọc đoạn trích /SGK 92-93 và trả lời : Đáp án : - Người cô của Hồng : vai trên ; chú bé Hồng : vai dưới - Quan hệ : trên - dưới ( theo quan hệ họ hàng ) - Cách xử sự của người cô thiếu thiện chí , vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới - Nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép : thông qua một số chi tiết : Tôi cũng cười đáp lại Tôi im lặng cúi đầu xuống đất Tôi cười dài trong tiếng khóc Bài tập 2:Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ về tài khoản của công ty. Khi đó quan hệ của họ là quan hệ gì? Quan hệ gia đình Quan hệ tuổi tác Quan hệ xã hội Quan hệ họ hàng III/ Luyện tập : 2/ Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vưà nghiêm khắc vưà khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền ? Đáp án : Các chi tiết phê phán nghiêm khắc : Hành động hưởng lạc thái độ , bàng quang , sự ham chơi vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước (Nay các ngươi nhìn chủ ..biết thẹn ) ông chân tình chỉ bảo những cái sai nhỏ nhặt ( Vui chọi gà ,cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát ...) mà tai hại khôn lường Lòng khoan dung : chỉ ra những việc đúng nên làm ( Nếu các ngươi biết luyện tập sách này ...hiểu bụng ta) Củng cố I/ Khái niệm : Hội thoại là gì ? II/ Vai xã hội trong hội thoại : 1/ Vai xã hội là gì ? Vị trí người tham gia hội thoại đối với người khác 2/ Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội a/ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng b/ Quan hệ thân - sơ 3/ Cần xác định đúng vai để cách nói cho phù hợp H­íng dÉn vÒ nhµ. 1 VÒ häc bµi vµ lµm bµi tËp 2 ChuÈn bÞ ë nhµ ®Ò bµi sau ®Ó häc tiÕt 108 Cho ®Ò bµi : “ Sù bæ Ých cña nh÷ng chuyÕn tham quan, du lÞch ®èi víi häc sinh”. LËp dµn ý víi nh÷ng luËn ®iÓm vµ luËn cø cÇn thiÕt.

File đính kèm:

  • ppthoi thoai(10).ppt
Giáo án liên quan