Bài giảng học phần Địa danh học: Tìm hiểu một số địa danh Việt Nam

Tính đa dạng của địa danhĐịa danh Việt Nam rất phức tạp – do dân tộc ta có một quá trình phát triển lâu dài, một quốc gia đa dân tộc; đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố ngoại lai.

Trong quá trình phát triển của dân tộc, các điều kiện hành chính, kinh tế - xã hội đã làm cho ngôn ngữ cũng như địa danh biến đổi theo.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 28/10/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng học phần Địa danh học: Tìm hiểu một số địa danh Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỊA DANH VIỆT NAM Học phần: Địa danh học GVHD: ThS Bùi Thị Bảo Hạnh Lớp: Sư phạm Địa lí – K33 Nhóm: 9 + 10 BỐ CỤC 1 . Sông Tiền 2. Sông Ba 3. Hồ Lắk 4. Hòn Tre 5. Làng tranh Đông Hồ 6. Buôn Ma Thuột Tính đa dạng của địa danh Địa danh Việt Nam rất phức tạp – do dân tộc ta có một quá trình phát triển lâu dài, một quốc gia đa dân tộc; đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố ngoại lai. Trong quá trình phát triển của dân tộc, các điều kiện hành chính, kinh tế - xã hội đã làm cho ngôn ngữ cũng như địa danh biến đổi theo. Tính đa dạng của địa danh Khi dân số phát triển, địa danh cũng thay đổi theo Khi dân số ở một địa phương nào đó tăng lên, địa phương đó không đáp ứng được các yêu cầu về chỗ ở, đất sản xuất , sự quản lí của chính quyền không đảm bảo, thì địa phương đó thường tách ra và thành lập các địa phương mới => nhiều địa danh mới được ra đời. Ví dụ: trấn Nam Sơn thời Lê đổi thành Sơn Nam thượng và hạ. Rồi Sơn Nam thượng phân ra: Hưng Yên, Hà Nam, Hà Đông và nam Hà Nội còn Sơn Nam hạ cũng phân ra: Nam Định và Thái Bình ngày nay. Tính đa dạng của địa danh 2. Thay đổi của văn tự đối với các địa danh Việt Cổ Do sự phát triển của ngôn ngữ và ngay cả ngữ âm lịch sử nên có những từ cổ mà ngày đã trở nên khó hiểu, không còn phù hợp hoặc có âm mà không sử dụng nữa. Ta từng nghe các địa danh cổ như: T ’ lem (nay là Từ Liêm), M ’ linh (nay là Mê Linh), làng Rào Quậy (Hà Vĩ) 3. Sót lại các địa danh gốc gác xa xưa của ngôn ngữ Nam Á chung Ví dụ: Kôn Lôn, Kỳ Cùng, Tính đa dạng của địa danh 4. Địa danh có gốc gác Mã Lai C ác địa danh ảnh hưởng của ngôn ngữ Mã Lai cổ vẫn còn rải rác trong địa danh nước ta . Ví dụ: Dạ sơn, Mụ Dạ (môda), Phù Lưu (B’lù) , 5. Ngôn ngữ và địa danh tồn tại các phương ngữ khác nhau Trong tiếng Việt có thể tồn tại ba phương ngữ khác nhau: Bắc Bộ, Nghệ Tĩnh,Nam Bộ. Sự khác nhau như vậy cũng có thể do cách phát âm của mỗi vùng miền khác nhau. Tính đa dạng của địa danh 6. Các tên sông, núi lớn thường được gọi theo từng đoạn khác nhau Ví dụ: Sông Ba ở đoạn đồng bằng Tuy Hòa ( Phú Yên) có tên gọi khác là sông Đà Rằng; Sông Mê Kông ở Việt Nam còn có tên gọi khác đó là sông Cửu Long; Dãy Trường Sơn có tên goi khác nhau ở mỗi đoạn Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Sông Cầu ở thượng lưu có tên là Phú Lương, đoạn trung lưu có tên Nguyệt Đức hay Như Nguyệt, đến hạ lưu có tên là sông Khao Túc Tính đa dạng của địa danh 7. Hiện tượng trùng tên xảy ra ở cùng một hiện tượng địa lí Ví dụ: Sông Cầu có ở Bắc Thái (trong hệ thống sông Thái Bình), địa danh này cũng có ở Phú Yên và Tây Ninh. Núi Vọng Phu, núi Chóp Chài vừa có ở Lạng Sơn, lại cũng tồn tại ở Nam Trung Bộ. Đặc biệt, ở 2 bên ven sông Hồng thuộc Đan Phượng, Hà Nội và Yên Lãng, Vĩnh Phúc có tới 21 cặp làng trùng tên nhau như: Chu Phan, Thanh Điềm, Sa Khúc, Tính đa dạng của địa danh 8. Phức tạp do ngôn ngữ dân tộc Liên quan đến dòng sông có từ K’Rông, đó là từ chỉ sông ở Tây Nguyên như: K’Rông Ana, K’Rông Knô, K’Rông Pách, K’Rông Púcbiến âm của nó là Côn như Sài Côn (Sài Gòn), sông Côn (Bình Định), và các “Kôn” khác ở Quảng Ninh như: Kone Tat, Kone Nao, Kone No; ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng – Khe Ngang có một vài phụ lưu của sông Đại ở Quảng Bình có tên là Coroong, xuống nữa là sông Ròn, khe Ròn Xa hơn có thể là sông Rong ở Hữu Lụng, Lạng Sơn; và biến âm hơn nữa có thể là sông Khống ở BTB. Từ này còn tồn tại trong tiếng Mường là khôông, tiếng Chàm là kraung hay krôn như: krôn Biyuh ở Phan Rang (hay krông Pha). Tính đa dạng của địa danh 9. Do tính chất kế thừa trong một hay giữa các dân tộc khác nhau Đây cũng có thể là quy luật hoán xưng trong ngôn ngữ. VD: Khuổi Nậm, sông Nậm Khê Hà, sông Đăk Krông, làng Chiềng, Biển Hồ (Tây Nguyên) 10. Cùng một hiện tượng địa lí lại có nhiều tên gọi khác nhau Có khi cùng một ngôn ngữ lại có nhiều tên gọi khác nhau: Tao, Thao, Đào là sông Hồng ở Phú Thọ, Yên Bái mà đều có nghĩa là Đỏ. Tính đa dạng của địa danh 11. Cùng một hiện tượng địa lí có các từ chỉ khác nhau VD: để chỉ sông ngòi có các từ rào, nậm, tà, đa, đăk 12. Cùng một từ lại có nghĩa khác nhau theo các dân tộc Ví dụ: Từ “động” là từ chỉ làng của người Việt cổ như động Long Đỗ (nay là Hà Nội), động nha Lâm (nay là huyện Gia Lâm)đồng thời cũng là từ dùng để chỉ núi như động Ngựa (Thiên Nhẫn), động Ngài., nay từ này chủ yếu dùng để chỉ các hang động như động Tam Thanh, động Hương Tích Tính đa dạng của địa danh 13. Theo tên gọi của các dân tộc ít người quan trọng VD: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, ở vùng dân tộc Mường. 14. Do nhân tố ngoại lai trực tiếp hay gián tiếp Sự phức tạp địa danh Việt Nam còn do ảnh hưởng của ngôn ngữ từ bên ngoài, trong đó tác động của Hán ngữ là mạnh mẽ và phong phú nhất. Mỗi tên làng, tên sông thường có một tên nôm cổ đơn giản. Lại có một tên chữ, âm Hán Việt tạo ra hiện tượng song ngữ phổ biến (T’lem = Từ Liêm; B’lao = Bảo Lộc).. Đôi khi một vài từ xuất phát là Tiếng Việt, bị Hán hóa rồi lại du nhập trở lại như: giang (công), xã (chạ) Đó là do quá trình thống trị lâu dài của phong kiến phương Bắc. Tính đa dạng của địa danh Cũng có một số địa danh chịu ảnh hưởng của Pháp ngữ, nhất là tên gọi của một số đảo đặt sau. Một số địa danh bị phiên âm theo tiếng Pháp đã dẫn tới sự phát âm sai về sau. VD: sông Chu (Chou), sông Phó Đáy (Faux Day), Vịnh (Vinh). Hiện tượng này có khi còn phức tạp hơn thay đổi nhiều lần VD: động Cáo thành làng Gạo rồi Cáo Đỉnh hay Cấu Đỉnh, nay cùng Xuân Tảo hợp thành Xuân Đỉnh, Đặc biệt, một số ngôn ngữ hay địa danh Trung Quốc cũng đã được du nhập hẳn vào nước ta như Cứu là vực sâu, hay thung lũng thượng lưu, Tân là mới như làng Tân Thụy (một phần của làng Gia Thụy cũ xuống định cư ở tận Sài Đồng) ở Gia Lâm, Hà Nội, Tính đa dạng của địa danh Sông Tiền hay Tiền Giang, còn gọi là sông Mĩ Tho ,  là tên một đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam của dòng chính sông Mê Kông (phân lưu chính phía đông của Mê Kông bắt đầu từ Phn ô m P ê nh). Đoạn đầu nguồn của sông Tiền Giang trên đất Campuchia kể từ Phnom Penh được gọi là Tonlé Bassac Thượng. 1. SÔNG TIỀN Sông Tiền chảy thành một dòng thẳng tắp theo hướng Tây Bắc - Nam, tới Vĩnh Long nó được tách làm 3 nhánh lớn: nhánh Hàm Luông, Cổ Chiên chảy qua địa phận của tỉnh Bến Tre và đổ ra biển bằng hai cửa cùng tên. Nhánh Mỹ Tho chảy qua địa phận Tiền Giang và đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu, cửa Đại và cửa Ba Lai. Sông Tiền cùng 2 nhánh của nó có liên quan đến tỉnh Tiền Giang là Sông Cửa Tiểu, Sông Cửa Đại. Hướng chảy của đoạn này gần như từ Tây sang Đông. Hình thái sông phức tạp, các vực sâu vào bãi bồi xen kẽ nối tiếp nhau, mà sâu nhất có thể tới 40m.  1. SÔNG TIỀN Chiều dài sông Tiền tính từ chỗ giáp ranh với tỉnh Đồng Tháp đến đầu cù lao Tàu, nơi phân lưu thành 2 sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 77.400 m, đây cũng là ranh giới tự nhiên của Tiền Giang với 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long ở phía Nam. Nơi rộng nhất 2.100 m tại đầu cù lao Tàu, nơi hẹp nhất chỉ 300 m cách vàm Rạch Trà Lọt thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè 600 m về hướng Tây. Chiều sâu sông thay đổi tùy theo đoạn: Đoạn từ đầu cù lao Tàu đến Vàm Kỳ Hôn sâu 9 m đến 11 m, đoạn từ Vàm Kỳ Hôn qua thành phố Mỹ Tho đến vàm Kinh Nguyễn Tấn Thành sâu 7 m đến 9 m, từ vàm Kinh Nguyễn Tấn Thành đến Cầu Mỹ Thuận độ sâu lòng sông chính trung bình từ 12 m đến 15 m so với mặt đất . 1. SÔNG TIỀN Sông Ba, còn gọi là sông Đà Rằng - là một trong hệ thống sông lớn nhất của tỉnh Phú Yên. Sông Ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1500) trên cao nguyên KonTum, chảy qua các tỉnh KonTum, Gia Lai rồi chảy vào địa phận tỉnh Phú Yên. Sông có nhiều tên gọi khác nhau khi qua các địa bàn của tỉnh Phú Yên. Phần thượng lưu chảy qua địa bàn các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Tây Hòa có tên là sông Ba hay Ea Ba, Krông Pa. Phần hạ lưu từ Đồng Cam đổ ra biển ở phía nam thành phố Tuy Hòa thì có tên gọi là sông Đà Rằng. 2. SÔNG BA 2. SÔNG BA Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Đà Rằng là sông Ayun (hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa hai huyện AyunPa và IaPa. Sông Krong H’năng (hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh. Phần thượng lưu sông Đà Rằng gọi là sông Ba, EaPa, IaPa. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ “Ea Karang” từ tiếng Chăm. Đà Rằng theo tiếng Chăm cổ có nghĩa là “con sông lau sậu”. Sông Ba có nguồn gốc từ tiếng dân tộc Êđê, Bana, Giarai Truyền thuyết: Ngày xưa, trời phân định sông Ba là sông anh, các sông Cà Lái, sông EaNho, sông Krông Hinh, sông Krông, H’Năng, sông Con, sông Cau đều là sông em. Tuy phân định vai vế lớn nhỏ nhưng tất cả các sông phải đúng giờ mới được chảy cùng một lúc để mang nước cho người dân, cuộn phù sa bồi đắp đồng ruộng, có đủ nước uống cho trâu bò chim muông và tưới cây cối, theo từng khu vực được chỉ định trước. Thời gian sông chảy được ấn định như sau: Canh 1 chuẩn bị, canh 2 chuyển mình, canh 3 canh 4 sẵn sàng và canh 5 tất cả các sông cùng chảy một lúc. Nhưng các sông em mải mê chơi không nghe lời dặn của trời nên chỉ mới bắt đầu canh 1 hai sông EaNho và Cà Lái chảy trước. Các sông em còn lại, sông thì chảy canh 2, sông chảy canh 3 rất lộn xộn. Duy nhất chỉ có sông anh là sông Ba nghiêm túc, chuẩn bị kĩ càng đúng canh mới bắt đầu chảy. 2. SÔNG BA Trên cao, Trời nhìn xuống thấy nước sông Ba vừa mới bắt đầu nước mới lấp lửng các bãi đá gốc dưới lòng sông, trong khi đó nước các sông em tràn đầy khiến trời tức giận bắt tất cả các sông em đều nhập chung vào sông Ba. Sông Cà Lúi (tức sông Ea, sông Talui bằng “sông em út”) nhập vào sông Ba tại buôn Chơ, buôn Học; sông Bà lá, Ea Nho nhập vào đoạn Phú Túc, Krông H’Năng, nhập vào Krông Hinh và cả hai nhập vào sông Ba tại Thanh Hội, Nhiễu Giang, sông Con, sông Cau tại Ngân Điền. Sau đó trời còn bắt các sông Krông Năng, Krông Hinh,sông Cau, sông Con phải chở đất thật tươi tốt, màu mỡ để tạo thành động ruộng Tuy Hòa. Tất các sông đều không giám trái lệnh trời, lập tức làm nhiệm vụ để tạo thành các hợp lưu và cánh đồng màu mỡ ngày nay của Phú Yên. 2. SÔNG BA Hồ Lắk nằm trên tuyến đường giao thông giữa thành phố Buôn Ma Thuột và Ðà Lạt, thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56km về phía nam theo quốc lộ 27. 3. HỒ LẮK Hồ Lắk là một thắng cảnh đẹp của vùng Tây Nguyên. Hồ vừa là nơi cung cấp nhiều cá, vừa là hồ chứa nước ngọt khổng lồ cung cấp nước cho hàng trăm héc ta ruộng nương, đồng thời còn làm cho khí hậu ở đây thêm phần mát hơn. Hồ rộng trên 500ha, được thông với sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Về mùa mưa, hàng trăm con suối, ngọn thác đổ nước về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển và dâng ngập hết cả các cánh đồng cỏ xung quanh. Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M ’ Liêng, một buôn làng tiêu biểu của dân tộc M'Nông. Ðến đây du khách có dịp ngao du trên lưng voi để ngắm buôn làng, tham quan núi rừng Tây Nguyên. 3. HỒ LẮK Đây là hồ tự nhiên có độ sâu lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Theo truyền thuyết, hồ Lắk được tạo ra bởi anh hùng Lắk liêng người dân tộc M'Nông. Thuở xa xưa, thần lửa đã chiến thắng thần nước sau một cuộc chiến quyết liệt kéo dài nhiều mùa rẫy, khiến buôn làng của người M ’ Nông chìm trong đại hạn. Trong lúc đó, có một chàng trai được sinh ra giữa cuộc tình của cô gái người M ’ Nông với thần lửa. Để chuộc lại lỗi lầm của cha mẹ, chàng trai đã ra đi tìm nguồn nước cứu dân làng. Sau nhiều ngày đêm vượt qua núi non hiểm trở đầy thú dữ, một lần ngồi nghỉ, chàng chợt nhìn thấy chú lươn nhỏ nằm kẹt trong khe đá đang chờ chết khô. Để trả ơn, lươn đã dẫn chàng trai đến một hồ nước mênh mông và người Mơ Nông đã đến định cư tại đây. Hồ nước và vùng đất đó chính là hồ Lắk ngày nay. 3. HỒ LẮK Hòn Tre ở Khánh Hòa: Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên 3000ha, cách thành phố Nha Trang 5 km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km, cư dân chủ yếu là khách du lịch và ngư dân. Theo ước tính dân số thường trú trên đảo khoảng trên 1500 người tập trung ở 2 thôn lớn là Bích Đầm và Vũng Áng. Đảo có những bãi biển nhỏ, hoang sơ, thảm thực vật gồm rừng cây nhỏ. 4. HÒN TRE Hòn Tre ở Kiên Giang: Hòn Tre có diện tích khoảng 400ha, dài 11,5km nơi rộng nhất khoảng 2km, đỉnh cao nhất là 395km. Hòn Tre là một hòn đảo độc lập nằm trong vịnh Thái Lan, cách TP Rạch Giá 30km về phía Tây, thuộc thị trấn Hòn Tre – trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, Kiên Giang. 4. HÒN TRE Về nguồn gốc tên gọi: Hòn Tre có tên Traksu, được Le Distour - người Pháp khám phá từ khi chỉ có vài gia đình Việt định cư. Hình dáng hòn đảo này được Le Distour cho đắp bằng ô dước tại ấp 1 thị trấn Hòn Tre, nay vẫn còn. Còn sách Gia Định thành thông chí thì ghi đó là đảo Tre với chú thích: ở biển phía Đông Nam trấn chu vi 20 dặm làm án ngự cho hải cảng Kiên Giang từ thành phố Rạch Giá nhìn ra, Hòn Tre giống như một con rùa nổi lên trên mặt biển vì thế còn gọi là hòn Rùa hay đảo Rùa. Có ý kiến khác cho rằng đúng tên phhair là hòn Che, bởi đảo có vị trí án ngự giông bão che chắn cho thành phố Rạch Giá. 4. HÒN TRE Làng tranh Đông Hồ - xưa còn gọi là làng Mái, là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Làng Đông Hồ sinh sống bằng nghề làm tranh và hàng mã nhiều hơn làm nông nghiệp, là nơi còn lưu giữ cách làm tranh cổ xưa nhất của vùng đất Kinh Bắc. 5. LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ Vào TK XVI, làng Đông Hồ đã cho ra đời các loại tranh là: Tranh thờ, Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Truyện tranh. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1944 là thời kì cực thịnh của làng tranh. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Trải qua nhiều thăng trầm, làng tranh thay đổi nhiều: Trong những năm chống pháp, làng tranh bị giặc đốt phá tan hoang, người dân trong làng lo chạy loạn khắp nơi. Hoà bình lập lại (1954), làng được khôi phục. Nhiều tổ hợp tác sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập, đây là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu sang các nước XHCN đạt kết quả cao. Từ 1985 - 1990, do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ người dân thay đổi, việc xuất khẩu tranh gặp khó khăn. Nghề làm tranh tồn tại yếu ớt. Đến nay, làng tranh dân gian đang dần được khôi phục lại. 5. LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ Trong làng Hồ có Đình làng Tranh , đó là một ngôi đình cổ kính, làm nơi thờ cúng Thành Hoàng Làng, nhưng đáng chú ý hơn cả, ngôi đình tuy vẫn giữ vai trò mái nhà chung của cộng đồng làng xã, nhưng đã trở thành độc đáo vì nó gắn bó chặt chẽ với nghề sản xuất tranh. Do vậy, thường được gọi bằng cái tên đầy gợi cảm “ Đình tranh” và được chính những người nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ tạo dựng lên cách nay ước chừng trên dưới hai trăm năm. Đình còn là nơi mở hội “ thi mã ” - là hình thức sinh hoạt hội mang tính nghề nghiệp, cũng là một trong những hoạt động tín ngưỡng đặc biệt của người dân làng Đông Hồ. 5. LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ 5. LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ Thông qua lễ hội, đã thể hiện được cả về nghi lễ tôn giáo và nghề nghiệp của một làng nghề, đồng thời là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển lâu đời của nghề sản xuất tranh dân gian Đông Hồ. Đình tranh Đông Hồ được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh. 6. BUÔN MA THUỘT 6. BUÔN MA THUỘT Nguồn gốc tên gọi: Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản với các Buôn: Buôn Ako Tam, Buôn Kmr ơ ng Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako si ê r, Buôn Al ê , Buôn Cư dlu ê, ... xuôi theo dòng Êa Tam đổ ra sông mẹ Krông Ana . Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột (Ama là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vùng có tên là Ban Mê Thuột. Buôn Ma Thuột tiếng Êđê nghĩa là “bản hoặc làng của Ama Thuột” (tên một tù trưởng có nghĩa là bố ông Thuột). Buôn Ma Thuột còn có các âm khác là Buôn Mê Thuột, Ban Mê Thuột, có khi gọi tắt là Ban Mê.  Có nhiều cách gọi khác nhau về thành phố này: Ban Mê Thuột, Ban Mê Thuật, Buôn Ma Thuột, Buôn Mê Thuật. Trong đó có ba cách gọi được dùng thường nhất là: Ban Mê Thuột, Buôn Mê Thuột và Buôn Ma Thuột. 6. BUÔN MA THUỘT Buôn Ma Thuột :  bắt nguồn từ Buôn Ama Y Thuột (Buôn: làng, Ama: cha, Y Thuột là người có công sáng lập ra buôn làng sớm nhất). Ban Mê Thuột:  là tiếng Thái - Lào (Ban tức bản, làng. Mê: là mẹ, Thuột là tên người). Buôn Mê Thuột:  là sự lắp ghép giữa tiếng Thái - Lào và Êđê. Xét về ngữ học, cách viết này không ổn. 6. BUÔN MA THUỘT Trong đó, cách gọi Buôn Ma Thuột được xem là chính xác nhất. Bởi lẽ người Êđê là dân tộc thiểu số cư ngụ rất lâu đời ở đây. Theo phong tục của họ, con trai khi đã có vợ và con, nếu muốn gọi tên người đàn ông đó thì phải đệm từ "ma" vào trước tên của anh ta. Trong trường hợp nêu trên thì Thuột chính là tên của một người đã sáng lập ra cái buôn đó (cách nay đã hơn 100 năm). Như vậy, Ma Thuột là tên của một người, còn Buôn là tên gọi của làng bản ở Tây Nguyên. Mọi cách viết khác dù na ná nhau nhưng không chính xác, có lẽ là do đọc chệch hoặc hiểu sai mà thành. Tên gọi Buôn Ma Thuột đã được dùng chính thức trong hành chính của Việt Nam. 6. BUÔN MA THUỘT DANH SÁCH NHÓM 9 Nguyễn Yến Vy Nguyễn Thị Liệu Bùi Thị Loan Đinh Văn Lem H’Bum Êban Phan Trần Thị Bảo Trân DANH SÁCH NHÓM 10 Phạm Phú Quốc Lê Thị Mỹ Nhung Ngô Thị Vân H’Nưch B’Tô Cao Thị Lê Viên Lê Thị Mỹ Nương

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoc_phan_dia_danh_hoc_tim_hieu_mot_so_dia_danh_vie.ppt