SKKN Nâng cao giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh trường THCS Mường So - Năm học 2015-2016 - Bùi Văn Binh

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.

Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp ban giám hiệu và giáo viên rèn luyện tư tưởng đạo đức, ý thức tác phong cho học sinh trung học sơ sở phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển tâm sinh lý lứa tuổi.

Tạo môi trường học tập lành mạnh, đoàn kết, thân thiện, văn minh.

Hình thành ý thức học tập, rèn luyện của học sinh một cách tự giác, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và chất lượng chung của trường.

2. Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh trường Trường trung học cơ sở Mường So.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Nâng cao giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh trường THCS Mường So - Năm học 2015-2016 - Bùi Văn Binh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHONG THỔ TRƯỜNG THCS MƯỜNG SO THUYẾT MINH SÁNG KIẾN NÂNG CAO GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS MƯỜNG SO Tác giả: Bùi Văn Binh Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán Chức vụ: Hiệu trưởng Nơi công tác: Trường THCS Mường So – Phong Thổ - Lai Châu Mường So, ngày 22 tháng 3 năm 2016 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Nâng cao giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh trường THCS Mường So 2. Tác giả: Họ và tên: Bùi Văn Binh Năm sinh:12-6-1979 Nơi thường trú: Tây Nguyên – Mường So – Phong Thổ - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường THCS Mường So – Phong Thổ - Lai Châu Điện thoại: 0984.475.225 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 3 năm 2016 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường trung học cơ sở Mường So Địa chỉ: Tây An – Mường So – Phong Thổ - Lai Châu Điện thoại: 02313.895.344 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp ban giám hiệu và giáo viên rèn luyện tư tưởng đạo đức, ý thức tác phong cho học sinh trung học sơ sở phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển tâm sinh lý lứa tuổi. Tạo môi trường học tập lành mạnh, đoàn kết, thân thiện, văn minh. Hình thành ý thức học tập, rèn luyện của học sinh một cách tự giác, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và chất lượng chung của trường. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh trường Trường trung học cơ sở Mường So. 3. Mô tả sáng kiến: a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Những học sinh tham gia học tập tại trường còn có một số chưa ý thức được hành vi đạo đức của bản thân, phần lớn đa số các em là người dân tộc thiểu số có nhận thức chậm thêm vào đó là gia đình quan tâm ít, không có biện pháp giáo dục ý thức đạo đức, còn phó mặc cho nhà trường. Ngoài ra cộng thêm tâm lý của các em đang phát triển lên giáo viên nhắc thì tỏ thái độ phản kháng không đúng mực, bỏ tiết, bỏ học. Về điều kiện khách quan trường Trung học cơ sở Mường So nằm ở nơi có điều kiện phát triển nhất của huyện Phong Thổ do đó học sinh dễ bị lôi cuốn theo những hành vi sai lệch của xã hội, mỗi khi đến trường học sinh thường có những biểu hiện hiểu biết, hiểu hết, có vẻ ta đã trở thành người lớn, thích làm những việc của người lớn, a dua theo bạn bè. Nhưng trong thực tế thì các em còn rất nhỏ, suy nghĩ nông cạn, hành động bột phát theo bản năng. Mặc dù một số gia đình có co em theo học có nhận thức đầy đủ do đó các em được chỉ bảo dạy dỗ ân cần nhưng bên cạnh đó một số học sinh chưa có sự quan tâm của gia đình về mặt giáo dục mà còn phó mặc cho nhà trường, chính vì vậy mà một số học sinh có những hành vi đạo đức chưa được chuẩn mực theo yêu cầu của cuộc sống và nội quy của trường Từ những lý do trên nguồn gốc chính là các em chưa có ý thức đạo đức để điều khiển hành vi của bản thân. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Cách thức theo dõi, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc gặp riêng học sinh để nói chuyện, kết hợp việc gặp gỡ gia đình, tìm hiểu phong tục sinh hoạt, tập quán địa phương. Để từ đó đưa ra biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hay vi phạm nội quy trường lớp, giúp học sinh nhận thấy và tự sử chữa, tu dưỡng trở thành người tốt đáp ứng nhu cầu giáo dục chung trong trường học. Đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên đều phải hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan để tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên hiểu sâu về tâm sinh lý, bản thân và hoàn cảnh gia đình của học sinh. Biện pháp 1. Tổ chức nói chuyện tập thể. - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được nhiệm vụ rèn luyện đạo đức tại nhà trường, có hành vi ứng xử đúng đắn phù hợp với thầy cô, bạn bè, gia đình. Chấp hành tốt nội quy, nền nếp của người học sinh. - Nội dung: Giáo dục ý thức, trách nhiệm, nhiệm vụ của người học sinh trong trường THCS, nâng cao dần ý thức chấp hành nội quy, nền nếp trường lớp, tự giác. Học sinh ý thức được việc làm bản thân, có những hành vi đúng đắn khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giáo dục tinh thần phấn đấu học tập rèn luyện, có lối sống thân thiện lành mạnh. - Cách thực hiện: Bước 1: Đầu năm học hiệu trưởng thống kê toàn bộ học sinh có hạnh kiểm trung bình, học sinh phải rèn luyện lại trong hè, học sinh có thái độ chưa phù hợp với chuẩn mực trong trường (học sinh chưa ngoan). Bước 2: Tổ chức thành 1 lớp học, bầu lớp trưởng giao nhiệm vụ theo dõi thường xuyên. Tổ chức nói chuyện nhằm giáo dục ý thức đạo đức của người học sinh bao gồm: nói năng, đi đứng, chào hỏi, học tập, thực hiện nền nếp, ăn mặc, vệ sinh. (yêu cầu của người nói chuyện phải hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, nói diễn cảm) Bước 3: Theo dõi những học sinh được tham gia nói chuyện qua từng tháng. Buộc ban giám hiệu phải theo dõi thật sát sao và kết hợp giáo viên chủ nhiệm lớp để lấy thông tin về ý thức đạo đức của những học sinh đó trong 1 tháng. Đối với bước 2 cần thực hiện 1 lần/1 tháng nhưng từ lần nói chuyện thứ 2 trở đi (mỗi tháng tổ chức thực hiện 1 lần) ban giám hiệu phải tuyên dương những em đã có tiến triển dù 1 hành động nhỏ hoặc việc làm nhỏ nhưng đúng, phê bình những em chưa tiến triển hoặc tái phạm nội quy trường, lớp (nên phê bình thật ít và tuyên dương thật nhiều) Biện pháp 2: Gặp riêng học sinh nói chuyện. - Mục tiêu: Thông qua cuộc nói chuyện này giúp học sinh nhìn nhận ra bản thân nhiều hơn, biết được phải - trái, đúng – sai, những việc nên làm và những việc không nên làm. - Nội dung: Giáo dục học sinh nâng dần ý thức đạo đức tốt phù hợp với tập thể lớp, trường. Tác động đến tâm lí học sinh về bản thân, hoàn cảnh gia đình, trách nhiệm của học sinh với từng thành viên trong gia đình mình. Thái độ tham gia học tập tại trường. - Cách thực hiện: Đối với học sinh sau khi được giáo dục nhiều lần nhưng còn tái phạm vào nội quy trường, lớp thì ban giám hiệu (giáo viên) gặp riêng vào thời gian hết tiết cuối của buổi học sau đó ngồi nói chuyện (chú ý là ngồi đối diện với học sinh, tránh tình trạng giáo viên ngồi trên bục giảng), khi nói chuyện mắt nhìn thẳng vào mắt học sinh, vừa hỏi vừa động viên, nhắc qua chuyện riêng gia đình, hỏi học sinh là em hay gần với bố, hay gần với mẹ?, quý ai nhất trong gia đình, lý do quý?, sở thích?, ước muốn?. Sau đó hỏi tại sao lại có những hành động (lời nói) như vậy?, và giáo viên phân tích đúng sai cho học sinh, cái có lợi, có hại, các vấn đề liên quan đến hành động (lời nói) mà học sinh đã làm. Tiếp theo giáo viên tác động đến tâm lí học sinh để em tiếp tục theo đuổi ước muốn của mình. Kết thúc cuộc nói chuyện giáo viên dặn học sinh trước khi ra về ghi nhớ lại những điều đã nói chuyện và về kể lại với người trong gia đình mà em quý nhất. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Sau khi thực hiện nghiên cứu sáng kiến và áp dụng tại đơn vị thì kết quả giáo dục đạo đức, ý thức học sinh đạt được như sau: Đối với bản thân: Đã biết cách tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức, ý thức, tác phong của người học sinh, nhận thức được đúng - sai, phải - trái, ý thức học được tự giác. Đối với thầy cô: Biết kính trọng, không vô lễ, không xúc phạm nhân phẩm, danh dự người thầy. Đối với bạn bè: Biết đoàn kết, giúp đỡ, quan hệ cởi mở, giao tiếp tự nhiên, thân thiện. Đối với trường, lớp: Tự giác thực hiện nền nếp học tập, lao động vệ sinh, tham gia các hoạt động ngoại khóa đầy đủ. Đối với gia đình: Biết kính trên nhường dưới, lễ phép với ông bà, bố mẹ, không nói dối. Kết quả: Số học sinh được giáo dục Thời điểm tham gia 20/9/2014 Kết quả Tháng 10/2015 Tháng 11/2015 Tháng 12/ 2015 Tháng 01/2016 Tháng 02/2016 Tháng 3/2016 311 311 268 281 297 305 307 310 Số học sinh đã tiến bộ, thay đổi ý thức đạo đức khi tham gia học tập tại trường. Tỉ lệ thành công 310/311 = 99,6%. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Đối với sáng kiến này để có kết quả giáo dục ý thức đạo đức cao trong các nhà trường đã đảm bảo được tỉ lệ chuyên cần trên 90, vì thế có thể áp dụng và triển khai cho các trường THCS Thị Trấn, THCS Khổng Lào. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất: a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến: Không b) Kiến nghị khác: Với Phòng giáo dục và đào tạo: Thường x`uyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác chủ nhiệm và tìm hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. 8. Tài liệu kèm: không Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bàn quyền./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Bùi Văn Binh XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_giao_duc_y_thuc_dao_duc_cho_hoc_sinh_truong_th.doc