Bài giảng Địa lý Lớp 8 - Bài 15: Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á

1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ:

Đông Nam Á là khu vực có dân số đông: 536 triệu người (2002)

Câu hỏi: Dân số đông sẽ có những thuận lợi , gặp những khó khăn gì trong phát triển kinh tế?

Trả lời: Thuận lợi dân số trẻ tạo ra nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng.

 Khó khăn: Sức ép đối với vấn đề việc làm, y tế,giáo dục văn hóa. Diện tích đất bình quân đầu người bị thu hẹp.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Địa lý Lớp 8 - Bài 15: Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ THAM GIA TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY.BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI ĐÔNG NAM ÁLỚP8 Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục, hai đại dương nó có vị trí quan trọng đối với các nước ở châu Á nói riêng và thế giới nói chung, vị trí đó đã ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm dân cư, xã hội của các nước trong khu vực. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài.BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ:2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ:Lãnh thổSố(triệu người)Mật độ dân số trung bình (người/km2) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên(%)Đông Nam Á5361191,5%Châu Á3766*1191,3Thế giới6215461,3Câu hỏi: Qua số liệu bảng 15.1 so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Đông Nam Á so với châu Á, và thế giới?Trả lời: Qua bảng ta thấy số dân của ĐNÁ chiếm 14,2% dân số châu Á, 8,6% dân số thế giới. Mật độ dân trung bình tương đương với châu Á. Mật độ dân trung bình gấp hơn 2 lần so với thế giới.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu á và thế giới.Lãnh thổSố(triệu người)Mật độ dân số trung bình (người/km2) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên(%)Đông Nam Á5361191,5%Châu Á3766*1191,3Thế giới6215461,31. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ: Đông Nam Á là khu vực có dân số đông: 536 triệu người (2002)Câu hỏi: Dân số đông sẽ có những thuận lợi , gặp những khó khăn gì trong phát triển kinh tế?Trả lời: Thuận lợi dân số trẻ tạo ra nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng... Khó khăn: Sức ép đối với vấn đề việc làm, y tế,giáo dục văn hóa.. Diện tích đất bình quân đầu người bị thu hẹp.Câu hỏi: Theo em đâu là những giải pháp để hạn chế gia tăng dân số?Trả lời: Các nước cần tiến hành chính sách dân số, nâng cao ý thức, nâng cao đời sống của người dân để kiểm soát được vấn đề dân số.Câu hỏi: Dựa vào hình 15.1 hãy xác định và đọc tên thủ đô và các nước ở khu vực Đông Nam Á ?Hồ Gươm – Hà NộiĐền tháp ở Viêng Chăn - LàoChùa Vàng – Thái LanSin-ga-poCâu hỏi: Dựa vào hình 15.1 và bảng 15.2 hãy so sánh diện tích, dân số nước ta so với các nước trong khu vực?Trả lời: Nước ta có diện tích lớn hơn các quốc gia BruNây, Singapo, ĐôngTi Mo, Campuchia, Lào, Phi líp pin . Nhỏ hơn Mi an ma, Inđônêxia, Thái lan, Malaixia. Dân số nhỏ hơn Philip pin, Inđônêxia, lớn hơn các nước còn lại.Câu hỏi: Qua số liệu bảng 15.2 hãy cho biết những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á? Điều này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực.Trả lời: Ngôn ngữ đa dạng: Tiếng Anh, tiếng Hoa, Mã Lai,điều này sẽ gây bất đồng ngôn ngữ, khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hóa. Ngôn ngữ được dùng nhiều là tiếng Anh, Hoa, Mã LaiCâu hỏi: Quan sát lược đồ nhận xét sự phân bố dân cư ở các nước Đông Nam Á? Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ.Câu hỏi: Quan sát lược đồ cho biết dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc nào? Dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môngôlôít và Ô xtralôít.BÀI TẬPCâu hỏi: Quan sát bảng hãy thống kê các nước Đông Nam Á theo diện tích từ nhỏ đến lớn? Câu hỏi: Quan sát bảng hãy thống kê các nước Đông Nam Á theo dân số từ ít đến nhiều? Câu hỏi: Việt Nam đứng ở vị trí thứ mấy? Đáp án: Thứ tự các nước có diện tích từ nhỏ đến lớn: Xingapo, Brunây, Đôngtimo, Campuchia, Lào, Philíp pin, Việt Nam, Malaixia, Thái lan, Mianma, Inđônêxia.Đáp án: Thứ tự các nước có dân số từ ít đến nhiều: Bru nây, Đông ti mo, Xingapo, Lào, Campuchia, Malaixia, Mianma, Thái Lan, Việt Nam,Philíppin,Inđônêxia.Đáp án: Việt Nam có diện tích đứng thứ 5 và dân số đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á.BÀI TẬP2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:THẢO LUẬN NHÓMNhóm 1-2: Thảo luận câu hỏi Cho biết những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của cư dân Đông Nam Á?Nhóm 3-4: Thảo luận câu hỏi Cho biết Đông Nam Á có những tôn giáo nào, tôn giáo đã ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế, xã hội của khu vực?Nhóm 5-6: Thảo luận câu hỏi Cho biết vì sao cư dân Đông Nam Á lại có những nét tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt?2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:Nhóm 1-2: Thảo luận câu hỏi Cho biết những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của cư dân Đông Nam Á?Đáp án: Cư dân Đông Nam Á có những nét tương đồng : Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính. Tuy nhiên mỗi nước lại có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của khu vực. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng nền văn minh lúa nước, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Có nhiều nét tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:Nhóm 3-4: Thảo luận câu hỏi Cho biết Đông Nam Á có những tôn giáo nào, tôn giáo đã ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế, xã hội của khu vực ?Đáp án: Đông Nam Á có những tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và các tín ngưỡng địa phương. Các tôn giáo này đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:Nhóm 5-6: Thảo luận câu hỏi Cho biết vì sao cư dân Đông Nam Á lại có những nét tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt?Đáp án: Do vị trí cầu nối, có nguồn tài nguyên phong phú, có lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:Câu hỏi: Cho biết vì sao các nước Đông Nam Á bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm?Trả lời: Vì các nước ĐNÁ có vị trí chiến lược,dân số đông, nhiều tài nguyên thiên nhiên, là nơi trồng được nhiều loại nông sản có giá trị: Cà phê, cao su, hồ tiêuCâu hỏi: Trước chiến tranh thế giới thứ II Đông Nam Á bị các đế quốc nào xâm chiếm?Trả lời: Trước chiến tranh thế giới thứ II: Việt Nam, Lào, Campu chia bị đế quốc Pháp xâm lược; Mianma,Malaixia là thuộc địa của Anh; Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan; Philíppin là thuộc địa của TâyBanNha sau đó là Hoa Kỳ chiếm đóng.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI: Các nước có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.Câu hỏi: Với những nét tương đồng như vậy các nước đã và đang tiến hành những hoạt động gì? Tất cả những nét tương đồng trên là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện để cùng nhau đưa nền kinh tế của khu vực ngày càng đi lên. Hiện nay các nước trong khu vực đang phải đứng trước nhiều thử thách to lớn: Lạm phát, buôn lậu, đại dịch AIDS và nếu như các quốc gia không cùng nhau ngăn chặn kịp thời những vấn nạn trên nó sẽ làm tổn hại kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_ly_lop_8_bai_15_dac_diem_dan_cu_xa_hoi_dong_na.ppt