Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm nổi bật về dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế khu vực và một số quốc gia Đông Á.

- HSKG. Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế khu vực và một số quốc gia Đông Á.

2. Phẩm chất

- Yêu hòa bình và lên án chiến tranh và những biểu hiện của phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

- Tự tin, tự chủ: Thảo luận, báo cáo kết quả

3. Định hướng, năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Bản đồ kinh tế khu vực Đông Á. Máy chiếu

2. Học sinh

- Đọc và tìm hiểu bài

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /12/2020 Tiết 15 - Bài 13 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm nổi bật về dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế khu vực và một số quốc gia Đông Á. - HSKG. Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế khu vực và một số quốc gia Đông Á. 2. Phẩm chất - Yêu hòa bình và lên án chiến tranh và những biểu hiện của phân biệt sắc tộc, tôn giáo. - Tự tin, tự chủ: Thảo luận, báo cáo kết quả 3. Định hướng, năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học b. Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bản đồ kinh tế khu vực Đông Á. Máy chiếu 2. Học sinh - Đọc và tìm hiểu bài III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm địa hình, sông ngòi của khu vực Đông Á. - Trình bày đặc điểm khí hậu khu vực Đông Á. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Vào bài mới: Đông Á là khu vực đông dân nhất châu Á, đồng thời là khu vực phát triển nhanh, nơi có nền kinh tế mạnh của thế giới. Trong tương lai sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á còn nhiều hứa hẹn. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á(15 phút) - GV chiếu H13.1 lên bảng - GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 13.1 trả lời các yêu cầu sau: + Cho biết số dân của khu Vực Đông Á năm 2002? + Kết hợp với bảng 5.1 trang 16 SGK thì số dân khu vực Đông Á chiếm bao nhiêu % số dân châu Á, số dân thế giới? + Quốc gia nào ở Đông Á có số dân đông nhất? HSKG. Chiếm bao nhiêu % số dân châu Á? - GV chốt ý: đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á, trong đo chỉ riêng Trung Quốc có số dân đông hơn các châu lục khác. 1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á - Đông á là khu vực có số dân rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục khác trên thế giới. - Kinh tế: Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. + Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. + Điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hoạt động 2: Nhóm bàn (20 phút) - Yêu cầu quan sát bảng 13.2 + Các nước có giá trị xuất khẩu như thế nào so với nhập khẩu? + Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong số ba nước đó? + Với gía trị xuất khẩu vượt trên giá trị nhập khẩu các nước trên nền kinh tế có xu hướng như thế nào? HSKG Tại sao? - (Gợi ý HS xem thông tin trong sách trang 44 để trả lời vấn đề này). - GV: chốt ý: Đông Á là khu vực có kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng nhanh, quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS dựa vào thông tin trong mục 2 trang 45 sách giáo khoa hãy lập bảng tóm tắt so sánh đặc điểm kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc theo hướng dẫn phiếu học tập 13.1 - GV tổ chức cho HS báo cáo kết qủa làm việc, chốt ý cho ghi bài. 2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á a) Nhật Bản: - Là cường quốc kinh tế thức hại thế giới: - Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển. - Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh. Thu nhập bình quân đầu người rất cao. b) Trung Quốc - Là nước đông dân nhất thế giới. - Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện. - Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí, nguyên tử. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng lương thực, than, điện đứng đầu thế giới. Hoạt động 3. Luyện tập Bài 1: Cho bảng số liệu về sự gia tăng dân số của châu Á: Đơn vị: triệu người Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Số dân 600 880 1402 2100 3110 3766 Hãy nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á? Hoạt động 4. Vận dụng - Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Á có đặc điểm gì? - Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh dựa vào lợi thế nào? - Theo em những đường lối nào để phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế nước ta? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng và phát triển ý tưởng sáng tạo - Nêu những biểu hiện cho thấy sự hợp tác kinh tế văn hóa giữa Việt nam, Nhật Bản, Trung Quốc V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài. - Đọc bài và soạn bài mới. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học. - Chuẩn bị tiết 16 Bài tập. ........................................................................................ Ngày dạy: /12/2020 Tiết 16: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của một khu vực, một quốc gia. - Học sinh được vẽ biểu đồ hình cột, tròn - HSKG. Hiểu được trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của một khu vực, một quốc gia. 2. Phẩm chất - Tự tin, tự chủ: Thảo luận, báo cáo kết quả, vẽ biểu đồ.... 3. Định hướng, năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học b. Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Các bài tập dạng nhận xét bảng số liệu. 2. Học sinh - Xem lại các bài tập về nhận xét bảng số liệu. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Vào bài mới: Đông Á là khu vực đông dân nhất châu Á, đồng thời là khu vực phát triển nhanh, nơi có nền kinh tế mạnh của thế giới. Trong tương lai sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á còn nhiều hứa hẹn. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1. - Gv yêu cầu HS nhắc lại nhắc lại các bước vẽ biểu đồ. 1. Bàitập 1: Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới năm 2008 (đơn vị: %) Châu Tỉ lệ dân số (%) Châu Á 60,4 Châu Âu 11,0 Châu Đại Dương 0,5 Châu Mĩ 13,7 Châu Phi 14,4 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn tỉ lệ dân số các châu lục năm 2008. b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về tỉ lệ dân số châu Á so với các châu lục khác trên toàn thế giới năm 2008. 1. Bàitập 1 a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu tỉ lệ dân số, chú giải. - Tên biểu đồ: tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới năm 2008 b. Nhận xét - Châu Á có tỉ lệ dân số cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới: chiếm 60,4 %. - Châu Á là châu lục đông dân nhất trên thế giới. 2. Bài tập 2: Cho bảng số liệu dưới đây. Đơn vị: triệu người Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Số dân (triệu người) 600 880 1402 2100 3110 3766 Nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á ? - HS trả lời. - GV kết luận. - Từ năm 1800- 2002 dân số Châu Á tăng gần 6,5 lần. - Dân số Châu Á tăng nhanh từ sau 1950. + Thời kì 1800- 1950 trong 150 năm, số dân tăng thêm 802 triệu người. + Thời kì 1950- 2002 trong 52 năm dân số tăng thêm 2364 triệu người. - Thời gian tăng gấp đôi dân số rút ngắn lại: + 1800 - 1950: dân số tăng gấp đôi mất 150 năm. + 1950 - 1990: chỉ trong 40 năm dân số lại tăng lên gấp đôi. Hoạt động 4. Vận dụng - GV nhận xét tiết ôn tập: ý thức thái độ học tập của HS, đánh giá cho điểm cá nhóm thảo luận. Biểu dương các cá nhân có ý thức ôn tập tốt. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm về các dạng biểu đồ: cột ghép, tròn... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài cũ. - HS về nhà ôn tập toàn bộ nội dung trong học kì 1. .................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1516_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc