Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 35 - Bài 43

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền.

- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ

môi trường của miền.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác,

sử dụng ngôn ngữ

b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức

và kĩ năng đã học vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành .

2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động:

GV giới thiệu bài (phần giới thiệu trong sgk)

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 02/06/2020 8B. 02/06/2020 Tiết 34 - Bài 42 MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: GV giới thiệu bài (phần giới thiệu trong sgk) Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân. - GV. Yêu cầu HS quan sát hình 42.1 xác định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền? Hoạt động 2. Cá nhân: - HS quan sát H42.1 các vấn đề sau: + Miền có các kiểu địa hình gì? Phân bố ở đâu? + Địa hình nào là chiếm diện tích chủ yếu? Độ cao khoảng bao nhiêu mét? + Miền núi ở đây có hướng như thế nào? Kể tên các dãy núi chính? 1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ: - Vị trí 160B - 230B - Kéo dài 7 vĩ tuyến - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm khu Tây Bắc của Bắc Bộ và khu Bắc của Trung Bộ. 2. Địa hình cao nhất Việt Nam: - Tân kiến tạo nâng lên mạnh, nên miền có địa hình cao, đồ sộ, hiểm trở. Nhiều đỉnh núi cao tập trung tại miền như Phan xi păng 3143m cao nhất nước ta. - Các dãy núi cao, các sông lớn các cao nguyên đá vôi theo hướng TB – ĐN - Đồng bằng nhỏ hẹp. + Nếu so với miền Bắc và Đông Bắc thì địa hình miền Tây Bắc có đặc điểm gì nổi bật? + Kể tên các sông lớn, nêu hướng chảy và chiều dài của sông? - GV chốt ý: Miền có đồi núi chiếm diện tích chủ yếu, nét nổi bật là miền có địa hình núi cao nhất cả nước, có nhiều thung lũng sâu, điạ hình bị cắt xẻ mạnh, các dãy núi xếp so le và có hướng song song với nhau theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Hoạt động 3. Cá nhân: + Thời tiết mùa đông của miền so với miền Bắc và Đông Bắc có gì là khác biệt? + Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về thời tiết mùa Đông của miền so với miền Bắc? - GV cần vẽ các mủi tên hướng gió mùa Đông bắc thổi đến bị chặn lại ở dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ 42.1 để HS dựa vào đây suy nghỉ trả lời. + Vào mùa hạ thời tiết của miền có đặc điểm gì? - GV cần giải thích cho HS rõ loại gió tây nam biến tính là gió phơn tây nam, GV nói rõ cơ chế hình thành gió này, tính chất và ảnh hưởng của gió đến thời tiết. + Dựa vào hình 42.2nhận xét về chế độ mưa của miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ? + Giải thích tại sao từ Lai Châu xuống Quảng Bình thời gian mùa mưa chậm dần? + Thời gian mưa của miền ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông? - Gv gợi ý HS xem bảng 33.1các sông đông Trường Sơn) - HS. Dựa vào bảng 32.1 cho biết thời gian có bão hoạt động trong miền? - GV chốt ý: Do tác động của địa hình và hoàn lưu gió mùa khí hậu của miền có mùa Đông ngắn mùa hạ có gió phơn Tây Nam nóng khô, thời gian 3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình: - Mùa Đông đến muộn và kết thúc sớm. - Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động của các đợt gió mùa đông Bắc đã giảm nhiều. - Mùa Hạ đến sớm có gió phơn tây nam khô nóng. - Mùa mưa chuyển dần sang thu và đông. - Mùa lũ chậm dần. mưa cùa miền thay đổi chậm dần từ Bắc xuống Nam. Hoạt động 4. Cá nhân: - Yêu cầu xem lược đồ 42.1 cho biết: + Vùng có các khoáng sản nào? Phân bố ở đâu? + Hãy xác định trên bản đồ vị trí hồ Hoà Bình, nêu giá trị kinh tế của hồ này? Miền có các tài nguyên sinh vật nào? Tài nguyên vùng biển? + Những vấn đề gì cần phải giải quyết để khai thác và sử dụng có hiệu qủa các nguồn tài nguyên thiên nhiên của miền? * HĐ 5. Cá nhân: ? Nêu những khó khăn do thiên nhiên mang tới cho vùng? Biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai của vùng ntn? - GV: Hồ thủy điện vừa có giá trị cung cấp nguồn thủy năng, điều tiết nước cho nông nghiệp, vừa có giá trị để nuôi trồng thủy sản, vừa làm thay đổi tự nhiên tạo ra cảnh quan có sức hấp dẫn đối với du lịch. - HS đại diện các nhóm báo cáo 4. Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác: - Tài nguyên phong phú và đa dạng nhưng khai thác còn chậm. - Để khai thác tài nguyên trong vùng vấn đề đặt ra cần bảo vệ các hệ sinh thái rừng, ven biển và hải đảo. - Cần có biện pháp dự báo phòng chống các thiên tai do khí hậu đem lại. 5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai: - Khó khăn: Giá rét, lũ quét, gió phơn tây Nam khô nóng, bão lụt.. - Biện pháp: Bảo vệ rừng, chủ động phòng chống thiên tai. Hoạt động 3. Luyện tập: - Xác định vị trí, phạm vi của miền? - Khí hậu lạnh của miền chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nào? - Đánh giá về tài nguyên của miền? Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Qua bài học, vẽ 1 bức tranh về chủ đề môi trường miền TB và BTB. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu thêm về nguồn tài nguyên của miền TB và BTB. - Học bài, hoàn thành các bài tập V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Chuẩn bị bài: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ + Đọc SGK, trả lời các câu hỏi. ........................................................................................................ Ngày dạy: 8A. 04/06/2020 8B. 04/06/2020 Tiết 35 - Bài 43 MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: GV giới thiệu bài (phần giới thiệu trong sgk) Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1. Cá nhân: + Yêu cầu hs quan sát hình 42.1 xác định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền? * Hoạt động 2. Cá nhân: - Yêu cầu hs dựa vào thông tin trong sách giáo khoa và kiến thức đã học cho biết: + Cho biết nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt các nơi như thế nào? Chế độ nhiệt này là biểu hiện của tính chất khí hậu gì? 1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ: - Miền bao gồm khu vực Tây Nguyên, Duyên hải nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích toàn miền chiếm 1/2 diện tích cả nước. 2. Đặc điểm khí hậu: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm các nơi trên 210C chế độ nhiệt ít biến động trong năm. Mùa mưa kéo dài 6 tháng chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô sâu sắc. + Vì sao miền không có mùa đông lạnh như hai miền đã học? + Dựa vào bảng thống kê 31.1 qua nhiệt độ và lượng mưa ở TP Hồ Chí Minh cho biết chế độ mưa của miền như thế nào? - GV thuyết giảng thêm cho HS rõ chế độ mưa của miền không đồng nhất : khu vực duyên hải nam Trung bộ mùa khô kéo dài, khu vực tây Nguyên và nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng với lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm , mùa khô thiếu nước trầm trọng . * Hoạt động 3. Cá nhân: - Yêu cầu hs quan sát lược đồ 43.1cho biết. + Đặc điểm 3 khu vực địa hình của miền? - HS. Khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ. + Cho biết nét nổi bật địa hình đồi núi cao nguyên ở đây khác so với đồi núi cao nguyên 2 miền tự nhiên đã học là gì? - HS. Tỉ lệ địa hình nào là chủ yếu. + Dựa vào H 29.1 và H29.2, cho biết địa hình đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì khác biệt với đồng bằng sông Hồng? - GV chốt ý: Địa hình của miền gồm 3 khu vực trong đó nét nổi bật là Trường Sơn Nam hùng vĩ, và đồng bằng nam bộ rông lớn. * Hoạt động 4. Cá nhân: - Yêu cầu dựa vào thông tin trong sách giaó khoa và hình 43.1bổ sung kiến thức vào bảng sau: Tài nguyên Phân bố Đặc điểm giá trị sử dụng Khoáng sản Khí hậu Đất trồng Rừng, sinh vật Biển + Các nguồn tài nguyên tạo khả năng cho miền Nam Trung bộ và nam Bộ 3. Đặc điểm địa hình: * Miền có 3 khu vực địa hình: - Khu vực Tây nguyên: Gồm dãy núi Trường Sơn Nam và các cao nguyên có lớp phủ ba dan. - Khu vực duyên hải nam Trung bộ: Là miền đồng bằng ven biển phía đông trường Sơn, đồng bằng nhỏ hẹp và không liên tục. - Đồng bằng Nam Bộ: Là đồng bằng châu thổ rộng lớn mới bồi tụ với diện tích hơn phân nửa diện tích đất phù sa cả nước. 4. Tài nguyên: - Phong phú và tập trung để khai thác, gồm có: + Khoáng sản Bôxit, vàng, dầu khí, than bùn. + Đất ba dan rộng lớn. + Đất phù sa mới bồi tụ hơn 4 triệu ha. + Khí hậu nhiệt đới ẩm nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. + Rừng phong phú chiếm 60% diện tích rừng cả nước với nhiều kiểu sinh thái. + Biển: Nhiều vũng vịnh thuận lợi lập hải cảng, sinh vật biển phong phú. - Để phát triển kinh tế bền vững, cần chú phát triển các nền sản xuất nào? - Hs trả lời. - Gv kết luận. trọng bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động 3. Luyện tập: - Xác định vị trí, phạm vi của miền? - Trình bày và đánh giá về TNTN của miền? Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Dựa vào bài học, thi vẽ sơ đồ tư duy về miền NTB và NB theo nhóm. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu thêm về nguồn tài nguyên của miền TB và BTB. - Học bài, hoàn thành các bài tập V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Sưu tầm ảnh về các cao nguyên, bãi tắm, các đảo đẹp của miền NTB và NB. - Hoàn thành các bài tập * Chuẩn bị tiết 36. Ôn tập: Phần địa lí Việt Nam. - Đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam. - Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Đặc điểm địa hình VN. - Đặc điểm khí hậu VN. - Đặc điểm sông ngòi. - Các nhóm đất chính. - Khí hậu và địa hình của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. ............................................... Ngày dạy: 8A. 04/06/2020 8B. /06/2020 Tiết 36: ÔN TẬP: ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam. - Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Đặc điểm địa hình VN. - Đặc điểm khí hậu VN. - Đặc điểm sông ngòi. - Các nhóm đất chính. - Khí hậu và địa hình của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn, cột. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên Việt nam. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: GV giới thiệu bài (phần giới thiệu trong sgk) Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp (10 phút) - GV hướng dẫn HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II. Hoạt động 2: Cả lớp (30 phút) - GV đưa ra một số dạng câu hỏi và bài tập vận dụng để HS luyện tập. Câu 2: Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Câu 3: Nêu đặc điểm địa hình Việt Nam. Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Câu 4: Nêu đặc điểm khí hậu Việt Nam. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được biểu hiện như thế nào? Câu 5: Trình bày những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của mùa đông, mùa hạ ở nước ta. Câu 6: Trình bày đặc điểm chung của 1. Lí thuyết: Địa lí Việt Nam: - Đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam. - Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Đặc điểm địa hình VN. - Đặc điểm khí hậu VN. - Đặc điểm sông ngòi. - Các nhóm đất chính. - Khí hậu và địa hình của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn, cột. 2. Câu hỏi và bài tập vận dụng: sông ngòi Việt Nam. Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất. Câu 7: Trình bày đặc điểm chung của đất Việt Nam. Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. Câu 8: Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Câu 9: Trình bày đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. Câu 10: Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Tại sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại bị giảm sút mạnh mẽ. Câu 1: Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua? Câu 2: a. Nêu đặc điểm hình dạng lãnh thổ Việt Nam. b. Hình dạng lãnh thổ đó có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta? Câu 1: * Thành tựu nổi bật của nền kinh tế- xã hội - Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển. - Sản lượng lương thực tăng cao bảo đảm vững chắc vấn đề an ninh lương thực. - Công nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ nhất là các ngành then chốt: dầu khí, than, thép... - Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Câu 2: * Hình dạng lãnh thổ Việt Nam: - Phần đất liền: + Kéo dài theo chiều Bắc – Nam dài 1650 km, chiều ngang hẹp (nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km). + Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km. - Phần biển: mở rộng về phía đông và đông nam. * Hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng tới: - Điều kiện tự nhiên: + Hình dạng lãnh thổ góp phần làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên có sự khác biệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. + Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình hai vùng đồng bằng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? Câu 4: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? liền góp phần tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta. - Giao thông vận tải: + Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường biển + Giao thông vận tải cũng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm do hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và nằm sát biển, các tuyến đường theo chiều Bắc – Nam phải chi phí nhiều cho xây dựng cầu và dễ bị hư hỏng do thiên tai: bão, lũ lụt Câu 3: So sánh địa hình hai đồng bằng * Giống nhau: - Đều có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. - Có các vùng trũng, đồi thấp, ven biển có các cồn cát và các đê ngăn mặn * Khác nhau: - Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng hơn, thấp và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng. - Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê lớn ven sông, đồng bằng sông Cửu Long không có đê lớn. - Các vùng trũng ở đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn hơn các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng. - Đồng bằng sông Cửu Long, quá trình bồi đắp phù sa các vùng trũng ở bên trong vẫn còn tiếp diễn, đồng bằng sông Hồng các vùng trong đê không còn được phù sa bồi đắp thường xuyên. Câu 4: * Đặc điểm địa hình Việt Nam - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - Hướng nghiêng chính của địa hình là hướng tây bắc - đông nam - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ Câu 5: Trình bày đặc điểm của khu vực đồi núi? Câu 6: a.Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam? b. Miền núi nước ta có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế - xã hội? Câu 7: Trình bày đặc điểm khí hậu của vùng biển Việt Nam? Câu 8: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta được thể hiện như thế nào? của con người. Câu 5: - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam. + Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên. + Phân bố liên tục và kéo dài trên 1400km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. + Đồi núi chiếm toàn bộ biên giới phía bắc và phía tây nước ta. - Đồng bằng chiếm ¼ lãnh thổ và không thành dải liên tục. + Đồng bằng phân bố thành nhiều khu vực tương đối độc lập từ Bắc vào Nam. + Đồng bằng còn tiếp tục được mở rộng và phát triển về phía biển và hạ lưu các dòng sông tạo nên. Câu 6: Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam vì: - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. - Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. b. Thuận lợi: - Đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng rừng, đồng cỏ chăn nuôi. - Tài nguyên đa dạng (khoáng sản, gỗ, thủy điện...)phát triển kinh tế đa ngành. Câu 7: - Chế độ gió: Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4; Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 + Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền (trung bình 5 – 6m/s) - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình nước biển tầng mặt là 23oC + Ở biển mùa đông ấm hơn và mùa hạ mát hơn trên đất liền. - Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền, trung bình từ 1100 đến 1300mm/năm. Câu 8: - Tính chất nhiệt đới: + Mặt đất tiếp nhận lượng nhiệt lớn trên 1 triệu kilô calo/m2. + Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ. Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta? Câu 10: Sông ngòi nước ta gồm những đặc điểm chung nào? Câu 11: a. Hãy giải thích vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần + Nhiệt độ trung bình năm trên 210C. - Tính chất gió mùa: + Mùa đông lạnh, khô do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. + Mùa hạ nóng ẩm do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. + Bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi. - Tính chất ẩm, mưa nhiều: + Độ ẩm không khí trên 80%. + Lượng mưa trung bình năm: 1500mm – 2000 mm. Câu 9: * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên 21ºC. Số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ trong năm. - Bình quân 1m² lãnh thổ nhận được trên một triệu kilôcalo. - Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: + Mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc. + Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. - Lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm). Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) * Tính chất đa dạng và thất thường. - Phân hóa đa dạng: Theo không gian (các miền, vùng và kiểu khí hậu), thời gian (các mùa trong năm). - Biến động thất thường: Có năm rét sớm, có năm rét muộn. Có năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão. Câu 10: - Sông ngòi nước ta gồm 4 đặc điểm chung: + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. + Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. + Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt + Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. Câu 11: a. Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc ? b. Cho biết giá trị của sông ngòi nước ta? Câu 12: Trình bày đặc điểm chung, giá trị của tài nguyên sinh vật? Câu 13: a. Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì nổi bật? b. Vị trí địa lí, địa hình đã ảnh hưởng hưởng như thế nào đến khí hậu cảu vùng? ngắn và dốc vì: - Lượng mưa lớn địa hình bị cắt xẻ nên có nhiều sông suối. - Lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ, ngắn. - Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, nhiều vùng núi lan ra sát biển=> dòng chảy dốc. b. Giá trị của sông ngòi nước ta - Bồi đắp phù sa tạo nên các châu thổ màu mỡ, là địa bàn để sản xuất lương thực. - Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất. - Tạo môi trường để nuôi trồng thủy sản, du lịch. - Phát triển giao thông đường sông, khai thác thủy điện. Câu 12: * Đặc điểm chung - Sinh vật rất phong phú và đa dạng + Đa dạng về thành phần loài và gen + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. * Giá trị của tài nguyên sinh vật: - TN sinh vật nước ta rất phong phú đa dạng có giá trị kinh tế lớn (HS kể ra một số giá trị của tài nguyên) . - TNSV không phải là vô tận. Câu 13: a. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc và quy tụ về Tam Đảo - Địa hình có bốn cánh cung lớn: S.Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Các đảo, quần đảo ở ngoài Vịnh Bắc Bộ. - Đồng bằng Sông Hồng. - Có hai hệ thống sông lớn: Sông Hồng và Sông Thái Bình. Thường xảy ra lũ lụt. - Hướng nghiêng của địa hình: Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung. b. Vị trí địa lí, địa hình đã ảnh hưởng hưởng đến khí hậu của vùng: -Tính chất nhiệt đới giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước. - Mùa đông nhiệt độ thấp nhất cả nước và kéo dài. * HĐ 2. Cá nhân: - GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ cột, tròn. - HS vễ biểu đồ. - Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. II. Bài tập: Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2007” (Đơn vị: %) Năm Ngành 2007 Nông nghiệp 20,3 Công nghiệp 40,4 Dịch vụ 39,3 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2007. b. Nhận xét. Hướng dẫn trả lời a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu cơ cấu các ngành, chú giải. - Tên biểu đồ: cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2007. b. Nhận xét - Cơ cấu kinh tế nước ta ngày càng cân đối, hợp lí. - Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống còn 20,3% (2007) - Tỉ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh đạt 40,4% (2007) - Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng chậm trong cơ cấu ngành, tăng lên 39,3% (2007) Câu 2: Dựa vào bảng số liệu: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 (%) Ngành Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 38,7 22,7 38,6 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của năm 1990. b. Nhận xét. Hướng dẫn trả lời a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu cơ cấu các ngành, chú giải. - Tên biểu đồ: cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của năm 1990. b. Nhận xét - Cơ cấu kinh tế nước ta ngày càng cân đối, hợp lí. - Tỉ trọng ngành công nghiệp thấp nhất 22,7 % (1990) - Tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ cao nhất. Câu 3: Cho bảng số liệu: tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị: %). Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 2000 1990 2000 1990 2000 38,7 24,3 22,7 36,6 38,6 39,1 a. Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 b. Nhận xét. Hướng dẫn trả lời a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng hai biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu tỉ trọng các ngành, chú giải. - Tên biểu đồ: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 2000 b. Nhận xét Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, dịch vụ tăng, công nghiệp tăng mạnh (có số liệu minh họa) Câu 4: Cho bảng số liệu sau: Bảng cơ cấu diện tích của ba nhóm đât chín

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_34_den_36_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf