Bài giảng Chuẩn mực sử dụng từ

Các từ in đậm trong câu sau dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng

 

- Một số người sau một thời gian dùi đầu vào

 

công việc làm ăn,nay đã khấm khá.

- Em bé đã tập tẹ biết nói.

 

- Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất

 

đời em.

-Đầu nàng em có một bụi tre dất to.

 

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chuẩn mực sử dụng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu sau sử dụng lối chơi chữ nào Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn Tiết 61 Các từ in đậm trong câu sau dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng - Một số người sau một thời gian dùi đầu vào công việc làm ăn,nay đã khấm khá. - Em bé đã tập tẹ biết nói. - Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất đời em. -Đầu nàng em có một bụi tre dất to. vùi tập toẹ khoảnh khắc làng rất Các từ in đậm trong những câu sau đây dùng sai như thế nào? Hãy thay những từ ấy bằng các từ thích hợp. - Đất nước ta ngày càng sáng sủa. - ông cha ta ngày trước đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế. - Con người phải biết lương tâm. Đất nước ta ngày càng tươi đẹp ông cha ta ngày trước đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế. Con người phải có lương tâm. Các từ in đậm trong những câu sau đây dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng. - Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. - Ăn mặc cuả chị thật là giản dị. - Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng. - Đất nước ta phải giàu mạnh thật sự chứ không phải sự giả tạo phồn vinh. Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào nhoáng Cách ăn mặc của chị thật giản dị Chị ăn mặc thật giản dị Bọn giặc đã chết rất thảm hại:… Đất nước ta… sự phồn vinh giả tạo Các từ in đậm trong những câu sau đây sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế các từ đó. - Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta. - Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta  Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với nó. Theo em,trong các cách nói sau, cách nói nào phù hợp? a. (1) Anh em như thể chân tay. (2) Huynh đệ như thể chân tay. b. (1) Nhà tôi ở ngõ 21 phố Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội (2) Nhà tôi ở kiệt 21 phố Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Thảo luận nhóm 8 (4 phút) Trong trường hợp nào không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt ? - Không nên dùng từ địa phương trong trường hợp giao tiếp trang trọng hoặc trong các văn bản có tính chất chuẩn mực(hành chính, chính luận). Không nên lạm dụng từ Hán Việt vì sẽ làm cho sự diễn đạt thiếu tự nhiên, trong sáng phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt + Trong văn học, nếu dùng từ địa phương và từ Hán Việt một cách hợp lí thì sẽ có giá trị nghệ thuật.VD:  O du kích nhỏ dương cao súng (Tố Hữu)  Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Bà huyện Thanh Quan Chuẩn mực sử dụng từ Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả Sử dụng từ đúng nghĩa Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách Không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt Câu văn sau đây dùng đúng chuẩn mực ở các phương diện nào? Đánh dấu vào ô mà em cho là đúng nhất. “Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng làng Vòng, gần Hà Nội.” Đúng nghĩa Đúng ngữ pháp, có sắc thái biểu cảm Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng nghĩa  Nếu viết lại như sau thì các từ trong câu văn phạm các lỗi nào? Đánh dấu vào ô mà em cho là đúng? Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết hình thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm hết ý bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội. A Từ sai nghĩa, không hợp phong cách B Từ sai nghĩa, sai chính tả C Từ sai chính tả, không hợp phong cách Trò chơi : Ai nhanh hơn - 2 người lên chơi trong 1 phút, ai hoàn thành đúng, nhanh hơn là thắng cuộc - Chọn trong các từ cho sẵn từ thích hợp để điền và chỗ trống: khắc phục, khuất phục,kế thừa, thừa kế, êm ấm, êm ái, xâu sắc, sâu sắc, cha mẹ, phụ mẫu - Con hổ đã bị…(1) -(2) … và phát huy truyền thống của cha ông là nhiệm vụ của chúng ta. - Gia đình họ …(3) - Suy nghĩ của nó thật ...(4) - ……(5) nào chẳng thương con. Đáp án: -Con hổ đã bị khuất phục. -Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông là nhiệm vụ của chúng ta. - Gia đình họ êm ấm. - Suy nghĩ của nó thật sâu sắc. - Cha mẹ nào chẳng thương con.

File đính kèm:

  • pptTiet 61 Chuan muc su dung tu (1).ppt
Giáo án liên quan