Bài giảng Bộ môn dược lý - Học viện quân y dược lý đại cương

Khái niệm về dược lý học

 Dược lý học ( Pharmacology ) là một môn khoa học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống.

 Thuốc là các chất hoặc các hợp chất có tác dụng phòng và điều trị bệnh tật cho người và động vật, nhằm khôi phục chức phận của các cơ quan.

 

ppt76 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 07/11/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bộ môn dược lý - Học viện quân y dược lý đại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dược lý đại cương Bộ môn dược lý Học viện quân y Khái niệm về dược lý học Dược lý học ( Pharmacology ) là một môn khoa học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Thuốc là các chất hoặc các hợp chất có tác dụng phòng và điều trị bệnh tật cho người và động vật, nhằm khôi phục chức phận của các cơ quan. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật, từ động vật, từ khoáng vật (kaolin) kim loại ( thuỷ ngân ...) hoặc từ các chất tổng hợp hoá học ( ampicilin, sulfamid...) Môn Dược lý học không dạy từng vị thuốc, mà sắp xếp chúng theo từng nhóm thuốc, với mục tiêu cung cấp cho sinh viên đại học và một phần cho cả học viên sau đại học những kiến thức cơ bản chung về cơ chế tác dụng của từng nhóm thuốc, từ đó hiểu rõ được chỉ định, chống chỉ định và độc tính của chúng để dùng thuốc cho đúng. Dược lực học (Pharmacodynamics ) nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính. Dược động học ( Pharmacokinetics ) Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc; đó là động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hoá và thải trừ thuốc. Người thầy thuốc rất cần những thông tin này để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể ( uống, tiêm bắp, tĩnh mạch ...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp ( tuổi, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý...). Người thầy thuốc nên nhớ rằng : + Không có thuốc nào vô hại + Chỉ dùng thuốc khi thật cần, hết sức tránh lạm dụng thuốc + Không phải thuốc đắt tiền luôn luôn là thuốc tốt nhất + Trong quá trình hành nghề , thầy thuốc phải luôn luôn học hỏi để nắm được các kiến thức dược lý của các thuốc mới. Phần I : Số phận của thuốc trong cơ thể 1. Vận chuyển thuốc qua màng sinh vật : Vận chuyển thuốc chủ yếu theo 3 cách : 1.1. Khuyếch tán thụ động ( tiêu cực ) : a) Khái niệm : là sự vận chuyển các chất do khuyếch tán qua màng sinh vật, tỷ lệ thuận với gradien nồng độ, từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng, không phụ thuộc vào ý muốn, không cần vật mang. b) Điều kiện : - Thuốc cần ít bị ion hóa. - Có nồng độ cao ở bề mặt màng. - Vừa tan trong mỡ, vừa tan trong nước . Khuyếch tán của acid và base yếu qua màng cũng theo kiểu này, phụ thuộc vào hằng số phân ly ( pKa ) của phân tử thuốc và pH của môi trường. Theo phương trình của Henderson - Hasselbach, để cho thấy những thuốc có độ ion hoá trong môi trường càng thấp thì càng dễ khuếch tán theo cơ chế này: * Cho 1 acid : C 0 ion hoá pKa = pH + lg C ion hoá * Cho 1 base : C ion hoá pKa = pH + lg C 0 ion hoá Trong đó : pKa : Hằng số phân ly pH : Môi trường - Đối với thuốc có tính chất là acid : độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thu thuốc càng cao, và ngược lại độ pH càng cao thì sự hấp thu thuốc của màng càng thấp. - Đối với thuốc có tính chất là base : độ pH của màng càng cao thì sự hấp thu thuốc càng cao và ngược lại, độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thu thuốc qua màng càng thấp. 1.2. Vận chuyển tích cực : a) Khái niệm : Vận chuyển tích cực là sự vận chuyển thuốc từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( ngược bậc thang nồng độ ), dạng vận chuyển này đòi hỏi năng lượng do ATP thuỷ phân. b) Điều kiện : - Cần năng lượng - Cần vật mang (chất vận chuyển carrier): + Có ái lực cao với thuốc, tạo phức + Đưa thuốc qua màng + Rồi trở lại vị trí ban đầu c) Đặc tính của hệ vận chuyển : - Tính bão hoà (vì số carrier có hạn) - Tính đặc hiệu : carrier có ái lực cao với thuốc riêng biệt để tạo phức - Tính cạnh tranh : tại vị trí vận chuyển và ưu tiên carrier cho các chất “quen” - Tính bị ức chế carrier d) Có 2 dạng vận chuyển tích cực - Khuyếch tán thuận lợi : nếu sự vận chuyển này đồng biến với bậc thang nồng độ, cách vận chuyển này không đòi hỏi năng lượng. Ví dụ : vận chuyển glucose vào tế bào. - Vận chuyển tích cực. 1.3. Lọc qua ống dẫn : Màng sinh vật có những ống dẫn cho qua những thuốc không tan trong lipid và tan trong nước có phân tử lượng thấp ( 100 - 200 D ) sẽ chui qua ống dẫn bằng áp lực lọc. 2. Hấp thu thuốc : Phụ thuộc. - Độ hoà tan của thuốc - Độ pH tại chỗ hấp thu - Nồng đồ thuốc - Phân bố mạch máu tại vùng hấp thu - Diện tích vùng hấp thu 2.1. Hấp thu qua đường tiêu hoá: 2.1.1. Niêm mạc và niêm mạc lưỡi ( hấp thu thuốc tại miệng ) : Thường đưa thuốc vào các niêm mạc mắt, mũi, đường tiết niệu để có tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân. Đưa thuốc vào niêm mạc lưỡi, thuốc thấm qua đó vào tĩnh mạch cảnh ngoài. Thuốc theo tĩnh mạch chủ trên, qua tim vào tuần hoàn, không bị chuyển hoá ở gan, không bị phá huỷ ở dạ dày. 2.1.2. Dạ dày ( uống ) : Nói chung thuốc ít hấp thu ở dạ dày vì niêm mạc dạ dày ít mạch máu. Độ pH thấp của dạ dày sẽ làm mất hoạt tính của một số thuốc kém bền vững trong môi trường acid như urotropin ( sát khuẩn đường ruột, tiết niệu ), erythromycin, ampicillin, lincomycin ( những thuốc này nên dùng dạng viên nhộng và uống vào lúc đói ). 2.1.3. Ruột non : Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn, có van ngang, niêm mạc được tưới máu nhiều, nhu động ruột thường xuyên, nên là nơi hấp thu thuốc tốt. Vòng tuần hoàn gan - ruột cũng ảnh hưởng tới dược động học của một số thuốc thải nhiều qua mật; Những thuốc này sau khi hấp thu từ ruột đổ vào tĩnh mạch cửa và tập trung tại gan. Tại đây, nó được bài xuất vào mật, cùng với mật đổ vào tá tràng “ vòng tuần hoàn cứ thế tiếp tục” . Kết quả : - Nồng độ trong máu tăng chậm. - Chậm tác dụng dược lý. - Chậm thải trừ. - t 1/2 dài - Nồng độ thuốc bị hao hụt vì một phần sẽ thải qua phân cùng với mật. Thuốc kích thích chu kỳ gan - ruột ( spironolacton sẽ làm chậm tác dụng của những thuốc dùng kèm và kéo dài t 1/2 của chúng nếu dùng cùng digitoxin) 2.1.4. Ruột già : Thường dùng trong các trường hợp: - Đặt thuốc đạn vào trực tràng để điều trị tại chỗ : trĩ, táo bón - Những thuốc có mùi khó chịu - Bệnh nhân không uống được Đặt trực tràng thuốc vẫn qua gan, thuốc di chuyển từ hậu môn vào trực tràng, tan ở đó, rồi thấm vào máu, qua tĩnh mạch trực tràng trên, sau đó phần lớn vào tĩnh mạch gánh để đến gan; Một phần nhỏ đến tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới để vào thẳng tuần hoàn chung. Thuốc đưa vào trực tràng phát huy tác dụng nhanh gần bằng đường tiêm, nhanh hơn đường uống. Do đó cần thận trọng nhất là với trẻ em. 2.2. Hấp thu thuốc qua đường tiêm. 2.2.1. Tiêm dưới da : Thường tiêm dưới da các thuốc dễ hoà tan, tác dụng mạnh, không gây kích thích đau ( vì dưới da tập trung nhiều đầu mút của dây thần kinh cảm giác ). * Dưới da có tổ chức liên kết lỏng lẻo, trong có chất gian bào liên kết thuốc hấp thụ do khuyếch tán vào gian bào tổ chức liên kết, từ đó thấm qua mạch máu và mạch bạch huyết. * Có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu thuốc nếu tiêm dưới da kết hợp với thuốc co hoặc giãn mạch (adrenalin: co mạch tại chỗ, procain kéo dài gây tê ) - Tạo dạng thuốc chậm : viên cấy dưới da, hoặc tiêm dịch treo nước của những vi tinh thể hormon sinh dục, hormon vỏ thượng thận, viên cấy ( pettet ) chứa hormon steroid, deoxycorticosteron. - Làm giảm tính tan trong nước của thuốc. Ví dụ : phức penicillin - procain không tan khi tiêm dưới da, phức hấp thu chậm. 2.2.2. Tiêm bắp : Tuần hoàn máu trong cơ đặc biệt phát triển; khi cơ hoạt động, lòng mao mạch giãn rộng, diện tích trao đổi và lưu lượng máu tăng lên hàng trăm lần; vì vậy, thuốc hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da. Cơ ít sợi cảm giác hơn dưới da, tiêm ít đau hơn. 2.2.3. Qua đường tĩnh mạch : Thuốc qua đường tĩnh mạch được hấp thu nhanh hoàn toàn, cường độ tác dụng mạnh, có thể đưa số lượng lớn cùng 1 lúc vào tĩnh mạch, liều dùng chính xác; Thường đưa thuốc qua đường tĩnh mạch : thuốc gây hoại tử khi tiêm bắp, dưới da : uabain, calci clorid, noradrenalin, các dung dịch thay thế huyết tương ( 250 ml - 1000 ml ). Không đưa vào tĩnh mạch : - Các thuốc dung môi dầu, dịch treo : gây tắc mạch - Các chất làm tan máu hoặc độc với tim - Các thuốc dễ gây phản ứng : vitamin B 1 , morphin 2.2.4. Các đường khác : * Qua da * Vào vùng dưới nhện * Vào các khoang thanh mạc * Vào màng khớp * Vào động mạch * Qua đường hô hấp : 3. Sự phân phối thuốc trong cơ thể : Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới phân phối thuốc trong cơ thể * Về phía cơ thể : tính chất màng tế bào, nơi nhận máu nhiều hay ít, pH của môi trường. * Về phía thuốc : phân tử lượng, độ tan trong nước và trong lipid, tính acid hay base, độ ion hoá, ái lực của thuốc với receptor. . . 3.1. Gắn thuốc vào protein huyết tương : a) Sau khi thuốc hấp thu, thuốc được chia làm 2 dạng : - Dạng kết hợp với protein huyết tương - Dạng tự do Huyết tương Mô Thuốc - protein Protein Thuốc Chất chuyển hóa Chất chuyển hóa Tích lũy Thuốc-receptor Chuyển hóa Hoạt tính Hấp thu (uống, tiêm...)   Thuốc Nơi tác dụng Thải trừ Thận Nơi khác Mật Thuốc + Sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể * Khả năng gắn vào protein huyết tương tuỳ theo từng loại thuốc : Gắn mạnh 75 - 98% : sulfamid chậm, quinin, rifampicin, digoxin, lincomycin, indomethacin, dicumarol. . . Gắn yếu : 1 - 8% : sulfaguanidin, barbital * Một số ít chất không gắn được vào protein huyết tương, đó là những phân tử nhỏ, tan nhiều trong nước : ure, uabain. b) ý nghĩa : - Một khi ở dạng kết hợp thì thuốc chưa thấm qua màng, chưa có hoạt tính. Chỉ dạng tự do mới có tác dụng và độc tính ( phức hợp thuốc - protein ). - Protein huyết tương là tổng kho dự trữ thuốc : phức hợp thuốc- protein kéo dài sự có mặt của thuốc ở máu. - Nếu hai thuốc cùng có ái lực với những nơi giống nhau ở protein huyết tương, chúng sẽ đối kháng cạnh tranh, phần tự do của thuốc tăng, tác dụng và độc tính tăng theo, do đó cần lưu ý phối hợp thuốc trong điều trị : người bị bệnh dùng tolbutamid và phenylbutazon ( ở đây tolbutamid bị đẩy, bệnh nhân dễ bị choáng do giảm đường huyết đột ngột). - Nếu thuốc cùng gắn mạnh vào protein huyết tương và vào tổ chức khác ( tác dụng chọn lọc ) thì điều trên không còn đúng. 3.2. Hàng rào thần kinh trung ương * Não và dịch não tuỷ được bảo vệ bởi 1 hàng rào : những hàng rào này cản, không cho nhiều thuốc thấm vào não. - Một chất từ máu muốn vào mô thần kinh phải thấm qua màng tế bào nội mô, lọt qua màng đáy, lách qua những chân của tế bào sao, rồi mới vào được tế bào mô thần kinh. - Một chất từ máu muốn vào dịch não tuỷ sẽ lách qua những khoảng gian bào của tế bào nội mô, qua màng đáy, mô liên kết và vào dịch não tuỷ. - Hàng rào thần kinh trung ương phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi, trạng thái bệnh lý. . . ở trẻ sơ sinh, lượng myelin còn ít, thuốc dễ khuyếch tán vào não. 3.3. Phân phối qua nhau thai : Lưu lượng máu của tuần hoàn rau thai và tuần hoàn mẹ rất cao 500 ml/phút. Tức là cứ một phút máu trong khoang gian nhung mao được đổi 3 lần. Phân phối thuốc ở thai thường có tính chọn lọc. Chất có phân tử lượng thấp (<500 D ) dễ vượt qua rau thai; những chất ưa lipid : thuốc mê, thuốc giảm đau, liệt thần kinh dễ lọt qua lá nuôi. Trong 3 tháng đầu của thời kỳ có thai, người mẹ dùng thuốc dễ gây quái thai : thalidomid, kháng sinh tetracyclin, sulfamid, cloramphenicol, quinin, haloperidol... 4. Chuyển hoá thuốc : Thuốc là chất lạ, khi được hấp thu vào cơ thể, có tác dụng dược lý, phải qua chuyển hoá để đào thải ra khỏi cơ thể : - Gan giữ vai trò quan trọng nhất trong chuyển hoá thuốc. Ngoài ra thận, ruột, cơ, lách, não, phổi cũng có vai trò nhất định. Nhiều enzym xúc tác cho chuyển hoá thuốc nằm ở màng lưới nội bào không hạt của tế bào gan, một số enzym còn ở ty thể và bào tương. ở các hệ enzym của dịch cơ thể cũng có một số enzym chuyển hoá thuốc như huyết tương có esterase giúp thuỷ phân ester ( procain, cocain, acetylcholin, sulfamethonium...) Những phản ứng chuyển hoá chính Một chất A được đưa vào cơ thể sẽ đi theo 1 hoặc các con đường sau: - Được hấp thu và thải trừ không biến đổi: bromid, lithium, saccharin. - Chuyển hoá thành chất B ( pha I ), rồi chất C ( pha II ) và thải trừ - Chuyển hoá thành chất D ( pha II ) rồi thải trừ. Chất A có thể có hoặc không có hoạt tính, sinh ra chất B không có hoặc có hoạt tính. Chất C và D luôn là chất không có hoạt tính sinh học. Một chất mẹ A có thể sinh ra nhiều chất chuyển hoá loại B hoặc C. 4.1. Các phản ứng ở pha I : Là những phản ứng oxy hoá, khử hoặc thủy phân gọi chung là phản ứng pha I. a) Phản ứng oxy hoá : Là phản ứng phổ biến nhất, được xúc tác bởi enzym có nhiều ở microsom gan, điển hình là cytochrom P450 ( Cyt-P 450 ). Phản ứng này đòi hỏi phải có năng lượng và oxy theo phương trình dưới đây: - Phản ứng tổng quát cho quá trình oxy hoá thuốc : X-H + NADPH + H + + O2 X-OH + NADP + + H2O Trong đó: X-H : Thuốc X-OH : thuốc oxy hoá ( khử ) - Các thuốc làm tăng cảm ứng enzym cytocrom P 450 sẽ tăng phản ứng oxy hoá thuốc, làm giảm tác dụng. - Ngược lại, các thuốc ức chế enzym cytocrom P 450 sẽ giảm phản ứng oxy hoá thuốc, làm tăng tác dụng, tăng độc tính của thuốc. Cyt-P450 b) Phản ứng thuỷ phân : - Các ester ( procain, aspirin, succinylcholin, clofibrat) : R 1 COOR 2 RCOOH + R 2 OH - Các amid ( procainamid, lidocain, indomethacin ) : RCONHR1 R - COOH + R 1 NH 2 c) Phản ứng khử ( chloramphenicol, clorazepam ) RNO 2 RNO RNHOH R - NH 2 Phản ứng này khử hoạt tính của các ester, amid, xúc tác là esterase, amidase Ví dụ : cholinesterase giả của huyết tương khử hoạt tính của acetylcholin, ditilin, novocain. 4.2. Phản ứng pha II ( phản ứng liên hợp ) : a) Với acid acetic : Những thuốc có chứa amin bậc nhất ( histamin ), các sulfamid, các hydrazin( isoniazid ), đều có thể acetyl hoá. Sulfamid sau khi aceto hợp sẽ cho những tinh thể sắc cạnh khó tan, gây tổn thương bộ máy tiết niệu. b) Với acid glucuronic : Nhiều thuốc liên hợp với acid glucuronic hoạt hoá để cho glucuronid hợp nhờ xúc tác UDP- glucuronyl- transferase. Dạng glucuronid vừa được tạo thành có tính acid, ion hoá được ở các pH sinh lý, rất tan trong nước, cho nên được thải nhanh qua nước tiểu hoặc qua mật. Như vậy, phản ứng glucuro - hợp rõ ràng là quá trình giải độc thuốc. 5. Thải trừ thuốc : 5.1. Qua thận : * Phần lớn các thuốc tan trong nước được thải trừ qua thận : - Lọc qua mao mạch cầu thận ( vận chuyển thụ động ). - Thải qua tế bào biểu mô ống thận ( vận chuyển tích cực ). - Khuyếch tán thụ động qua ống thận. * Quá trình thải trừ qua thận phụ thuộc vào tương quan pH ở 2 bên màng : - Các thuốc có tính acid, muốn tăng thải trừ phải tăng pH máu. Ví dụ : điều trị ngộ độc thuốc ngủ nhóm barbiturat phải kiềm máu bằng NaHCO 3 1,4 % - Các thuốc có tính base : muốn tăng thải trừ phải giảm pH máu * ý nghĩa : - Làm giảm thải trừ: làm tăng tác dụng thuốc, tăng hiệu quả điều trị. - Làm tăng thải trừ để điều trị ngộ độc. - Theo dõi chức năng thận, nếu chức năng thận giảm cần giảm liều thuốc dùng. 5.2. Qua bộ máy tiêu hoá : - Tiết qua nước bọt - Tiết vào dạ dày. - Tiết qua mật. - Chu kì “gan- ruột” ( tuần hoàn gan - ruột ). 5.3. Qua các đường khác: - Qua sữa - Qua phổi - Qua tuyến mồ hôi - Qua da - Qua niêm mạc Phần II : Các cách tác dụng của thuốc Thuốc vào cơ thể gây hàng loạt các phản ứng sinh học : 1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân : a) Tác dụng tại chỗ : là tác dụng tại nơi đưa thuốc b) Tác dụng toàn thân : là tác dụng của thuốc xuất hiện sau khi thuốc được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn. 2. Tác dụng chính - phụ : a) Tác dụng chính : là tác dụng mong muốn trong điều trị b) Tác dụng phụ : thường là tác dụng không mong muốn trong điều trị. 3. Tác dụng chọn lọc : Thuốc ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, nhưng gọi là chọn lọc vì tác dụng xuất hiện đặc hiệu và sớm nhất tới cơ quan. 4. Tác dụng đối kháng : a) Có cạnh tranh : Chất chủ vận ( agonist ) và chất đối kháng ( antagonist ) cạnh tranh với nhau ở cùng 1 nơi của receptor b) Không cạnh tranh : chất đối kháng có thể tác động lên receptor ở vị trí khác nhau với chất chủ vận, chất đối kháng làm cho receptor biến dạng, sẽ giảm ái lực với chất chủ vận. c) Đối kháng chức phận : - Hai chất đều là chất chủ vận - Receptor của chúng khác nhau - Tác dụng đối kháng lại biểu hiện trên cùng 1 cơ quan Ví dụ : histamin ( trên receptor H 1 ) làm co cơ trơn khí quản ( chất chủ vận kích thích ) còn isoprenalin ( trên receptor  2 ) làm giãn cơ trơn khí quản ( chất chủ vận ức chế ). 5. Tác dụng hiệp đồng : 5.1. Hiệp đồng cộng. Thuốc A có tác dụng là a, thuốc B có tác dụng là b. Khi kết hợp thuốc A với thuốc B có tác dụng là C Nếu C = a + b là hiệp đồng cộng 5.2. Hiệp đồng vượt mức. Thuốc C > a + b. Hai loại thuốc dùng chung sẽ hiệp đồng vượt mức ( chứ không phải một phép cộng thông thường ), mạnh hơn hẳn khi dùng đơn độc từng loại. Đó là nguyên tắc tạo nên công thức thuốc kháng khuẩn hoặc chống sốt rét có hiệu lực cao, như bactrim ( tức là sulfamethoxazol + trimethoprim ), fansidar ( sulfadoxin + pyrimethamin ). 5.3. Hiệp đồng do ảnh hưởng tới dược động học * ả nh hưởng tới hấp thu : Adrenalin + novocain  chậm hấp thu Insulin + protamin và Zn  chậm hấp thu, kéo dài tác dụng * Đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương : người bệnh dùng tolbutamid với phenylbutazon ( ở đây tolbutamid bị đẩy ), dễ bị choáng do giảm đường huyết đột ngột. * Ngăn cản chuyển hoá : bằng cách ức chế enzym microsom gan, làm cho nhiều thuốc khác kéo dài tác dụng, và tăng độc tính. Phần III : Những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc 1. Về thuốc. 1.1.Tan trong nước : Bari carbonat, bari clorid tan trong nước, độc tính cao; còn bari sulfat không tan trong nước, không độc dùng để làm chất cản quang. Thuốc nào tan trong lipid và ít ion hoá sẽ thải chậm qua thận và tăng hấp thu. 1.2. Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng + Thay đổi nhỏ trong cấu trúc sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt tính của thuốc. Ví dụ : thuốc chống sốt rét nhóm 4-aminoquinolein ( như cloroquin ) có chuỗi thẳng gắn vào vị trí 4 của nhân quinolein cần để diệt thể vô tính của plasmodium trong hồng cầu. Chuyển chuỗi thẳng đó sang vị trí 8 của nhân quinolein được nhóm 8-aminoquinolein, chủ yếu là diệt giao bào trong máu người bệnh, làm “ ung” giao tử ở muỗi Anopheles. + Cấu trúc hoá học giống nhau, tác dụng dược lý thường giống nhau. Có thể sản xuất thuốc theo cấu trúc cho các thuốc 2. Đặc điểm của người bệnh. 2.1. Tuổi : a) Trẻ em : trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại vì có nhiều đặc điểm riêng : * Hấp thu thuốc : thất thường - pH dạ dày thay đổi, niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột thường chưa trưởng thành, chức năng mật chưa phát triển đầy đủ.ới. Hàng rào thần kinh trung ương : hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, tác dụng và độc tính của thuốc thường tăng ( cho thuốc kích thích thần kinh trung ương dễ gây co giật), theophylin b) Người già ( từ 60 đến 70 tuổi ): + Mạch sơ cứng, lưu lượng máu qua gan , thận giảm làm cho t 1/2 của thuốc kéo dài. Chức năng gan, thận giảm, nên tránh dùng thuốc tác dụng mạnh, co giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc độc với gan, thận. Người cao tuổi thường hay dùng nhiều thuốc cùng một lúc, dùng dài ngày, tăng nhạy cảm với thuốc, dễ tương tác thuốc ( thuốc lợi niệu, chống tăng huyết áp, tim mạch, thần kinh, giảm đau ). Nguyên tắc dùng thuốc cho người cao tuổi : + Dùng thuốc phòng bệnh hơn chữa bệnh + Nếu phải dùng thuốc, cần dùng ít loại thuốc, chọn thuốc ít độc mà hiệu quả cao. + Chọn liều thích hợp, tối ưu và an toàn. + Nếu phải dùng thuốc dài ngày, cần theo dõi phản ứng có hại và điều chỉnh khi cần. 2.2. Phụ nữ : Thời kỳ nuôi con : không nên dùng thuốc làm biến vị sữa hoặc mất sữa như quinin. 3. Những trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc 3.1 . Hiện tượng không chịu thuốc 3.2. Phản ứng dị ứng thuốc 3.3. Quen thuốc - nghiện thuốc : * Quen thuốc : trạng thái cơ thể chịu được những liều thuốc đáng lẽ gây độc cho người khác. Phần nào cơ thể bị lệ thuộc. * Nghiện thuốc (quen thuốc dần dần) : Nặng hơn quen thuốc : thèm thuốc mãnh liệt, xoay sở mọi cách để có thuốc. Có xu hướng tăng liều rõ rệt. Cơ thể bị lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Thuốc trở thành yếu tố chuyển hoá của cơ thể. Nếu dừng đột ngột gây nên hội chứng cai thuốc.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_bo_mon_duoc_ly_hoc_vien_quan_y_duoc_ly_dai_cuong.ppt