Đề tài Khơ me Nam Bộ và các văn hóa truyền thống lễ hội

Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 27/10/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khơ me Nam Bộ và các văn hóa truyền thống lễ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ms Nguyeãn Ñöùc Hoøa Nhoùm 1: Phan Thò Hoàng Thö Huyønh Thò Dieãm My Huyønh Thò Hoàng Phaán Ñinh Thò Trinh Thu Nguyeãn Thò Thanh Giang Nguyeãn Thò Ngoïc Tô Nguyeãn Thò Ngoïc Haân KHÔ ME NAM BOÄ CAÙC VAÊN HOÙA TRUYEÀN THOÁNG LEÃ HOÄI Chuyeân ñeà DAÂN TOÄC HOÏC Tên gọi khác :Cur, Cul , Cu, Thổ , Việt gốc Miên , Khơ me Krôm Nhóm ngôn ngữ : Môn – Khmer Dân số :1.000.000 người Cư trú : Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng , Vĩnh Long, Trà Vinh , Cần Thơ , Kiên Giang , An Giang Đặc điểm kinh tế : Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời . Đồng bào biết chọn giống lúa , biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua , xổ phèn cải tạo đất , có địa phương trồng nhiều dưa hấu . Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo , nuôi lợn , gà , vịt đàn , thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt , gốm , làm đường từ cây thốt nốt . Văn hóa : Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào . Trong mỗi chùa có nhiều sư ( gọi là các ông lục ) và do sư cả đứng đầu . Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức . Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất , dạy chữ Khmer. Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng , nhưng cùng chung một nền văn hóa , một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh , Hoa trong các phum , sóc , ấp . Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo . Những chùa lớn thường có đội trống , kèn , đàn , có đội ghe ngo ... Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội , ngày tết dân tộc . Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây ( năm mới ), lễ Phật đản , lễ Đôn ta ( xá tội vong nhân ), Oóc bom boóc ( cúng trăng ). Chùa La Bang một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Trà Vinh . Chùa của người Khơ -Me Một nghi lễ cúng Sự khác nhau giữa Trang phuïc nam vaø nöõ Trang phuïc Nam Trang phuïc Nöõ Nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen , quấn khăn rằn trên đầu . Phụ nữ Khơ Me Nam Bộ thường mặc ' xăm pốt ' ( váy ). Đó là loại váy bằng tơ tằm , hình ống ( kín ). Trong dịp lễ , tết họ mặc áo bà ba trắng , quần đen ( hoặc áo đen , quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái Trong lễ , Tết lại mặc loại áo dài giống người Chăm . Ngoài ra phụ nữ Khơ Me còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh , đỏ trên nền trắng . Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen , áo dài tăm pông màu đỏ thẩm , quàng khăn chéo qua người , đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi . Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen , áo dài tăm pông màu đỏ thẩm , quàng khăn chéo qua người , đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi . Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ " xà rông " ( hôl ) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ . Đây là loại áo xẻ ngực , cổ đứng cài cúc , quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm 'con dao cưới ' ( kầm pách ) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu . Thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc ' xà rông ' kẻ sọc . Xin chân thành cảm ơn ! Thank you very much! Merci! Arigato!

File đính kèm:

  • pptde_tai_kho_me_nam_bo_va_cac_van_hoa_truyen_thong_le_hoi.ppt
Giáo án liên quan