Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hs hiểu biết bước đầu về thể tấu

- Biết và hiểu được tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học

và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước

- Biết và nhớ được đặc điểm hình thức lập luận của văn bản

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu

- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm

3. Thái độ.

- Xác định được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng

lực hợp tác; năng lực giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu '' Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn'' tập II NXBGD

- HN 1998'

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản trong sgk và trả lời các câu hỏi trong sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

? Đọc thuộc lòng trích ''Nước Đại Việt ta'? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn

trích ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- GV cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động nghiên cứu khoa học của HS,

SV.

? Những việc làm đó phản ánh điều gì? -> GV dẫn vào bài

pdf11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 8A3: 02/6/2020 Tiết 96+ 97 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Văn nghị luận) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Ôn lại cách viết văn nghị luận; Luyện viết câu đoạn văn cho đúng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận; Luyện kĩ năng viết đoạn văn,viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: Trật tự, nghiêm túc, tích cực làm bài 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ. II. ĐỀ BÀI: (Tổ khảo thí nhà trường) Ngày soạn: 30/5/2020 Ngày dạy: 01/6/2020 Tiết 99 Văn bản: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hs hiểu biết bước đầu về thể tấu - Biết và hiểu được tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước - Biết và nhớ được đặc điểm hình thức lập luận của văn bản 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm 3. Thái độ. - Xác định được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.... b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu '' Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn'' tập II NXBGD - HN 1998' 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản trong sgk và trả lời các câu hỏi trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng trích ''Nước Đại Việt ta'? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động nghiên cứu khoa học của HS, SV... ? Những việc làm đó phản ánh điều gì? -> GV dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi - NL: nhận thức, trình bày I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản ? Em biết gì về tác giả Nguyễn Thiếp? - HS lên thuyết trình tích cực. ? Xuất xứ của văn bản - GV hướng dẫn hs xác định cách đọc - Gọi hs đọc, nx - Giáo viên cho hs đọc chú thích . ? Văn bản được làm theo thể văn nào? Em biết gì về thể văn này? ? Có thể chia văn bản thành mấy phần. - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng - KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, trình bày 1 phút HS đọc lại phần 1 văn bản - GV cho HS hoạt động cá nhân: 3p trả lời các câu hỏi. ? Tác giả đã bày tỏ suy nghĩ của mình về mục đích của việc học bằng cách nói nào? ? Em hiểu câu châm ngôn trên ntn? ? Em có nhận xét gì về câu văn? ? Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng? ? Tác dụng? ? Như vậy mục đích chân chính của việc học là gì? ? Qua đây, em hiểu gì về tác giả? - Trong thời đại ngày nay, theo em chỉ học đạo đức thôi đã đủ chưa - Bình giảng a. Tác giả: Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu, có tấm lòng vì nước, vì dân. b. Văn bản - Xuất xứ : trích từ bài tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8/1791 2. Đọc và tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích 3. Thể loại: Thể tấu: là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị; được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. 4. Bố cục: 3 phần: + P1: Đoạn 1: Mục đích của việc học. + P2: Đoạn 2,3: Bàn về cách học. + P3: còn lại : Tác dụng của việc học. II. Đoc, tìm hiểu chung văn bản 1. Mục đích của việc học - Sử dụng câu châm ngôn: Ngọc không mài... không biết rõ đạo. - Câu văn biền ngẫu - So sánh: ngọc không mài- người không học -> Mục đích của việc học trở nên cụ thể, dễ hiểu => Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. Tác giả: coi trọng việc rèn luyện đạo đức 2. Bàn về cách học a. Cách học sai lầm ? Tác giả nêu cách học sai lầm nào? Tìm chi tiết? - Gv giảng về "Tam cương, ngũ thường" ? Tác hại của lối học đó. ? Nhận xét về câu văn? ? Hệ thống lập luận có gì đặc biệt? ? Thái độ của tác giả? * TL nhóm: 4 nhóm (5 phút). ? Để khuyến khích việc học, tg đã khuyên vua QT thực hiện chính sách gì? ? Tác dụng của chính sách này? ? Nguyễn Thiếp đề ra phương pháp học nào? Nhận xét về PP trên? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv nhận xét, chốt KT. ? Thái độ của tg? - Bình giảng ? Từ cách học như vậy thì tác dụng của phép học sẽ như thế nào. * Bình giảng: nhấn mạnh - Đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. ? Đánh giá về tác dụng trên? - Liên hệ với thực tế ? Qua bài tấu, em hiểu gì về Nguyễn Thiếp? * TB 1 phút: Em có cảm nhận gì sau khi học xong văn bản “Bàn về phép học”? - PP: Vấn đáp - Lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không thực chất. - Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều bổng lộc. - Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan. - NT: Câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ Lập luận nhân- quả -> Phê phán sự lệch lạc, sai trái trong việc học.(về mục đích và cách học) b. Cách học đúng - Chính sách: + Mở rộng trường lớp + Chấp nhận nhiều tầng lớp đi học -> Nâng cao dân trí, lựa chọn được người tài giỏi - Phương pháp: + Học từ thấp đến cao + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược điều đã học + Học đi đôi với hành. -> PP học đúng đắn, tiến bộ =>Khẳng định quan điểm và PP học tập đúng đắn. 3. Tác dụng của việc học. - Người tốt nhiều, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị => Tác dụng to lớn, lâu bền. - Tác giả: Tài giỏi, thiên tư sáng suốt Yêu nước, trọng đức, trọng tài III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - KT: Đặt câu hỏi - NL: tư duy, trình bày ? Khái quát nghệ thuật, nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy? - Lập luận đối lập hai quan niệm về việc học; lập luận bao hàm sự lựa chọn. - Lập luận rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thuyết phục bằng tâm huyết. 2. Nội dung: - Mục đích tác dụng của việc học chân chính là: Học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. 3. Ý nghĩa: - Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học. Hoạt động 3: Luyện tập ? Nhắc lại đặc điểm của thể tấu? ? Mục đích và tác dụng của việc học chân chính ntn? Hoạt động 4: Vận dụng - Hãy vẽ sơ đồ lập luận của đoạn văn. - Qua văn bản, em rút ra được phương pháp học tập gì cho bản thân? Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo - Tìm hiểu về Nguyễn Thiếp và những công lao của ông đối với dân tộc. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ, nắm được nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Soạn bài: ''Thuế máu''. + Đọc kĩ văn bản, xác định bố cục,thể loại văn bản. + Trả lời các câu hỏi trong sgk + Tìm hiểu về lịch sử có liên quan đến nội dung bài học. Ngày soạn: 04/6/2020 Ngày dạy: 06/6/2020 Tiết 100 Văn bản : ĐI BỘ NGAO DU (Trích Ê-min hay về giáo dục) (Ru-xô) Tự học ở nhà văn bản: ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả. - Cách lập luận chặt chẽ, sinh động tự nhiên của nhà văn. - Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài. - Tìm hiểu phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày các vấn đề trong một bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Có thái độ đúng đắn biết yêu quý thiên nhiên và tự do. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.... b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với văn nghị luận; tác phẩm ''Ê-min hay về giáo dục'' 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và thực hiện theo yêu cầu trong sgk, dự kiến làm bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hiểu thế nào về chế độ lính tình nguyện trong văn bản ''Thuế máu'' ? Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem một số hình ảnh về người đi bộ. ? Em hiểu gì về thú vui đi bộ ? – GV dẫn vào bài. Qua văn bản cho ta thấy tác dụng của việc đi bộ như thế nào đối với cuộc sống của con người. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của HS & GV Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, ngôn ngữ GV: Yêu cầu 1 HS đọc chú thích dấu * SGK. H: Nêu hiểu biết của em về tác giả? H: Nêu một vài hiểu biết của em về văn bản? Gv: Hướng dẫn cách đọc: Cách đọc rõ ràng, mạch lạc - Đọc mẫu một đoạn GV đọc mẫu gọi học sinh đọc. Hs: Đọc GV nhận xét cách đọc của học sinh. - Hướng dẫn giải nghĩa một số từ khó H: Văn bản được chia làm mấy phần? nội dung của từng phần? 3 luận điểm. + Đi bộ ngao du: Tự do. + Đi bộ ngao du: Trau dồi tri thức. + Đi bộ.ngao du: Sức khỏe, tinh thần. H: Theo em văn bản này thuộc loại văn bản nào? * TL nhóm: 4 nhóm (5 phút). ? Tìm luận cứ làm rõ cho luận điểm 1 + Đi bộ ngao du muốn đi đâu tùy ý, dừng tùy ý, nhiều ít tùy ý. + Không phụ thuộc vào con người phương tiện. + Không phụ thuộc vào đường xá. + Chỉ phụ thuộc vào bản thân. + Thoải mái hưởng thụ thú tự do. ? Nhận xét về luận cứ? ? Ở đoạn này tác giả đã dùng mấy đại từ nhân xưng trong lập luận. I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả văn bản: a. Tác giả: - Ru xô ( 1712 - 1778 ) Là nhà văn Pháp, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. b. Văn bản. - Mang đậm chất triết học - Trích từ tác phẩm Êmin hay Về giáo dục (1762) là một thiên luận văn tiểu thuyết, nội dung đề cập đế vấn đề giáo dục 1 em bé từ lúc ra đời đến khi trưởng thành. - Văn bản nằm ở phần cuối quyển 5. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc. b. Chú thích. 3. Bố cục: Chia làm 3 phần - Luận điểm 1: Đi bộ ngao du hoàn toàn đ- ược tự do. - Luận điểm 2: Đi bộ ngao du để trau dồi kiến thức - Luận điểm 3: Đi bộ ngao du tốt cho sức khoẻ và tinh thần 4. Thể loại, PTBĐ: - Thể loại: Nghị luận II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đi bộ ngao du sẽ hoàn toàn được tự do - Ta đi tùy ý, dừng tùy ý. - Quan sát được khắp nơi. - Xem xét tất cả. - Hưởng thụ tất cả tự do. -> NT: . L/c phong phú lấy từ thực tiễn . Xưng hô: xưng ''ta'' khi nói về lí luận chung; xưng ''tôi'' khi trình bày những trải ? Sự thay đổi cách xưng hô đó có ý nghĩa gì. - Cho hs thảo luận theo bàn ? Đi bộ ngao du có lợi ích ntn? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv chốt kiến thức - Bình giảng ? Em cảm nhận được điều gì ở tg? - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tư duy, giao tiếp ? Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đưa ra những luận cứ nào? * Tích hợp môi trường - Chú ý phần chú thích, cho biết tài nguyên, sản vật, đặc trưng, lèn đá, hóa thạch là gì? ? Nhận xét về những kiến thức ấy? ? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng, cách lập luận của tác giả. ? Vậy đi bộ ngao du còn có lợi ích gì ? Thái độ của tg được thể hiện ntn? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 ? Luận điểm được thể hiện trong nghiệm của bản thân -> Gắn cái chung với cái riêng tạo sự gần gũi, thân mật, sinh động => Đi bộ được hoàn toàn tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào ai, vào bất cứ cái gì. - Tác giả: + Đề cao việc giáo dục trẻ em trong môi trường tự nhiên-> quan điểm giáo dục tiến bộ đối với thế hệ trẻ. + Yêu thiên nhiên, khao khát tự do 2. Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức. - Đi như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go - đi để quan sát nghiền ngẫm. - Xem xét tài nguyên, các sản vật đặc trưng cho khí hậu ... - Tìm hiểu cách thức trồng trọt những đặc sản ấy - Sưu tầm các mẫu hoá thạch... -> Kiến thức phong phú, đa dạng về tự nhiên - So sánh kiến thức thực tế từ phòng sưu tập của Ê-min và kiến thức sách vở. - NT: . Đưa dẫn chứng dồn dập, liên tiếp, lấy từ thực tiễn . Lập luận: so sánh, đối chiếu . Câu nghi vấn kèm theo lời bình để khẳng định => Đi bộ mở mang kiến thức, sự hiểu biết, làm giàu trí tuệ - Tác giả: Khuyến khích mọi người đi bộ để mở mang hiểu biết. Đề cao kiến thức thực tế 3. Đi bộ ngao du tốt cho sức khoẻ và tinh thần. đoạn 3 là gì? * TL nhóm: 4 nhóm (5 phút). ? Tác giả đã trình bày cụ thể những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được nói tới ở đoạn 3? ? Bên cạnh những người đi bộ ngao du, tác giả còn nói đến đối tượng nào trong đoạn 3. ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? tác dụng. ? Qua đây, em có nhận xét gì về lợi ích của việc đi bộ? Tác giả đưa ra lời khuyên nào cho mọi người? * Bình * Tích hợp với môi trường - Cho hs trao đổi trong bàn - Ngoài những lợi ích trên, em thấy đi bộ còn có những tác dụng gì khác? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét ? Cảm nhận của em về tác giả? - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi - NL: trình bày, ngôn ngữ ? Nhắc lại những nét đặc sắc về nghệ thuật? ? Nội dung chính của văn bản là gì? - Y/C HS lên khái quát bằng lược đồ tư duy. ? Nêu ý nghĩa văn bản? - Đi bộ: +Sức khoẻ được tăng cường, tính khí vui vẻ, khoan khoái + Hài lòng với với tất cả + Hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc ... - Đi bằng phương tiện: mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ. -> NT: . dẫn chứng: sinh động, thực tiễn . Lập luận: so sánh -> Khẳng định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du . Sử dụng yếu tố biểu cảm -> Thuyết phục đi bộ ngao du có lợi cho tất cả mọi người. . Xưng hô: tôi, ta => Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần * Đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho con người. Muốn ngao du cần phải đi bộ - Tác giả: khuyên mọi người đi bộ để nâng cao sức khỏe - Tác giả: giản dị, quý trọng tự do, yêu mến thiên nhiên III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí. - Dấn chứng tự nhiên sinh động, xây dựng nhân vật của hoạt động giáo dục 2. Nội dung: Đi bộ ngao du tạo tinh thần thoải mái, trau dồi kiến thức, hiểu biết, rèn luyện sức khỏe. 3. Ý nghĩa: Từ những điều mà đi bộ ngao du mang lại, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ, tư tưởng tiến bộ. Hoạt động 3: Luyện tập ? Theo tg, đi bộ có những lợi ích gì được trình bày trong đoạn 1? ? Đi bộ ngao du để trau dồi tri thức ntn? ? Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần ntn? Hoạt động 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn nêu tác dụng của việc đi bộ? - Qua tiết học em rút ra cho mình được bài học gì? Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo ? Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về vai trò của môi trường tự nhiên? Chúng ta cần đối xử với thiên nhiên ntn? ? Học tập cách viết của tác giả trình bày đoạn văn có luận điểm: Lợi ích của việc đi bộ đối với học sinh V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Tự học có HD ở nhà văn bản: Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục + Đọc văn bản: Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục + Tìm hiểu thể loại kịch. + Tìm hiểu tác giả, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản? - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập phần Văn (Ôn tập lại tất cả nội dung các văn bản văn học đã học) + Đọc lại các văn bản đã học, nắm được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_96_den_100_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf