Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118+119 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức. Giúp HS

 Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về phần thơ và truyện hiện đại đã học trong học kì I bao gồm: tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, thơ đã học

 2. Kĩ năng

 Phân tích, suy nghĩ, cảm nhận về một đoạn thơ theo yêu cầu.

 3. Thái độ

 Yêu văn học sau cách mạng tháng Tám, trân trọng những tình cảm cao đẹp của con ng¬ười được phản ánh trong các tác phẩm thơ.

4. Định hướng năng lực

 a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

 b. Năng lực đặc thù:

 - Học sinh sử dụng ngôn ngữ phân tích, cảm nhận được một thơ đã học trong chương trình.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118+119 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 Ngày giảng: 27/05/2020 Tiết 118 ÔN TẬP VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (HỌC KÌ I) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về phần thơ và truyện hiện đại đã học trong học kì I bao gồm: tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, thơ đã học 2. Kĩ năng Phân tích, suy nghĩ, cảm nhận về một đoạn thơ theo yêu cầu. 3. Thái độ Yêu văn học sau cách mạng tháng Tám, trân trọng những tình cảm cao đẹp của con người được phản ánh trong các tác phẩm thơ. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Học sinh sử dụng ngôn ngữ phân tích, cảm nhận được một thơ đã học trong chương trình. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, PHT 2. Học sinh: ôn lại những nét chính về tác giả, thể loại, PTBĐ, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các bài thơ. Phân tích một số đoạn thơ hay trong các bài thơ..... III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: KT chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Nói với con của Y Phương, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV tổ chức trò chơi Hoa điểm 10. - GV dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV phát phiếu HT - Hoạt động nhóm 4 - 7’ - HS chọn NT, ND, ý nghĩa các đoạn trích tương ứng dán vào phiếu - Từng nhóm báo cáo kết quả - GV chốt kq trên máy chiếu-> các nhóm tự kiểm tra kq của mình - GV khái quát những nét tiêu biểu về từng đoạn trích. I. Lập bảng hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học TT Tên văn bản Tác giả Năm ST Thể loại, PTBĐ Nghệ thuật Nội dung (Giá trị ND) Ý nghĩa 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do, biểu cảm - Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp của người lính cách mạng. Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do, biểu cảm - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. - Khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. - Khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược. 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ, miêu tả - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp NT đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. - Xây dựng hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu; âm hưởng khỏe khoắn. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tám chữ, biểu cảm - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự - Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm Tình bà cháu ấm áp bền bỉ. Từ đó là lòng yêu quí gia đình, quê hương đất nước thường trực trong mỗi con người Việt Nam. Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. 5 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ, TS+BC - Giọng điệu tâm tình tự nhiên. - Hình ảnh giàu tính biểu cảm, có nhiều tầng ý nghĩa. - Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. - Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV đưa ra yêu cầu bài tập - HSHĐ cá nhân 5 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. - GV HD học sinh viết thành đoạn văn. - HS viết 7 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, sửa chữa, chốt những ý chính cần có trong đoạn văn II. Luyện tập 1. Bài 1. Chép chính xác đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính ................................ Như sa như ùa vào buồng lái. - Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ ? - Nội dung: Đoạn thơ khắc họa nổi bật hình ảnh những chiếc xe đặc biệt bị biến dạng do bom đạn chiến tranh và tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. . - NT: Điệp từ, động từ mạnh, giọng thơ thản nhiên gần với văn xuôi 2. Bài 2: Viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ? - Mở đoạn: Giới thiệu vị trí và nội dung khổ thơ, trích dẫn khổ thơ + Đây là đoạn mở đầu của bài thơ + Nội dung: cảnh đoàn thuyền ra khơi trong một khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, kì vĩ và khí thế con người hào hứng, phấn khởi. "mặt trời...gió khơi" - Thân đoạn + Nghệ thuật: so sánh "mặt trời xuống biển như hòn lửa" diễn tả khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống làm cho thiên nhiên kì vĩ tráng lệ. + Ẩn dụ, nhân hóa: "Sóng cài then, đêm sập cửa" màn đêm buông xuống những con sóng cuộn lên như những chiếc then cài ...vũ trụ nghỉ ngơi. Thiên nhiên như ngôi nhà khổng lồ. + Từ "lại" diễn tả công việc của ngư dân đã trở thành nếp quen thuộc, thường xuyên + Đối lập: vũ trụ nghỉ ngơi còn con người bước vào lao động với khí thể ra khơi hào hứng và say mê. + Câu hát căng buồm cùng gió khơi ...ba hình ảnh này kết hợp với nhau tạo nhịp điệu thơ sảng khoái. => Tác giả dùng đa dạng nghệ thuật để khắc họa thiên nhiên mang vẻ đẹp thần tiên và con người tự do ra khơi lao động, họ mang khí thế hào hứng, vui tươi. Thiên nhiên và con người hòa vào làm một trong bức tranh lao động. - Kết đoạn: Khẳng định giá trị của khổ thơ. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Viết đoạn văn nêu cảm nhận về 1 đoạn thơ mà em yêu thích. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm đọc các bài viết về các tác phẩm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học, nắm chắc nội dung đã ôn tập, - Chuẩn bị: Ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam (Học kì II) Yêu cầu: ôn lại những nét chính về tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các bài thơ. Phân tích một số đoạn thơ hay trong các bài thơ. Lập bảng thống kê theo mẫu TT Tên văn bản Tác giả Năm ST Thể loại PTBĐ Nghệ thuật Nội dung (Giá trị nội dung) Ý nghĩa ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 7 Ngày giảng: 28/05/2020 Tiết 119 ÔN TẬP VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (HỌC KÌ II) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về phần thơ và truyện hiện đại đã học trong học kì II bao gồm: tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các đoạn văn, thơ đã học. 2. Kĩ năng Phân tích, suy nghĩ, cảm nhận về một đoạn thơ theo yêu cầu. 3. Thái độ Yêu văn học sau cách mạng tháng Tám, trân trọng những tình cảm cao đẹp của con người được phản ánh trong các tác phẩm thơ. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Học sinh sử dụng ngôn ngữ phân tích, cảm nhận được một thơ đã học trong chương trình. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, PHT 2. Học sinh: ôn lại những nét chính về tác giả, thể loại, PTBĐ, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các bài thơ. Phân tích một số đoạn thơ hay trong các bài thơ..... III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: KT chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn văn nêu cảm nhận về 1 đoạn thơ yêu thích. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV tổ chức trò chơi Hoa điểm 10 - GV dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung - Hoạt động nhóm 4 - 7’ - HS chọn NT, ND, ý nghĩa các đoạn trích tương ứng dán vào phiếu - Từng nhóm báo cáo kết quả - GV chốt kq trên máy chiếu-> các nhóm tự kiểm tra kq của mình - GV khái quát những nét tiêu biểu về từng đoạn trích. I. Lập bảng hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học TT Tên văn bản Tác giả Năm ST Thể loại, PTBĐ Nghệ thuật Nội dung (Giá trị ND) Ý nghĩa 1 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ; Biểu cảm - Thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng mà tha thiết, gần gũi với dân ca. + Nhiều hình đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. - Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; - Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. 2 Sang thu Hữu Thỉnh 1977 Năm chữ; Miêu tả + biểu cảm - Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, ẩn dụ. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 3 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Thơ 8 chữ; Biểu cảm + miêu tả - Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết. - Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, mang tính biểu tượng. - Thể thơ tám chữ, ngôn ngữ bình dị. Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính, và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ đã thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. 4 Nói với con Y Phương 1980 Tự do; Biểu cảm - Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình, giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Bài thơ thể hiện tình yêu thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập H. Trong bốn câu thơ sau tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đó ? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. - HS thảo luận cặp đôi 3 phút chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của các BP tu từ đó. - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” (Trích: Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải) - GV HD học sinh viết thành đoạn văn. - HS viết 7 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, sửa chữa, chốt những ý chính cần có. II. Phân tích một số đoạn thơ 1. Bài tập 1. Chỉ ra BPNT và phân tích tác dụng. Gợi ý: - Nghệ thuật: Ẩn dụ - mặt trời trong lăng, kết tràng hoa. Hoán dụ - bảy mươi chín mùa xuân. - Tác dụng: + Mặt trời trong lăng: khẳng định công lao to lớn trời biển, trường tồn của Bác đối với dân tộc ta. + Kết tràng hoa: Dòng người xếp thành hàng vào lăng như những tràng hoa vô tận và dâng lên Bác những tình cảm cao đẹp (kính yêu, biết ơn, tôn kính vô hạn). + Bảy mươi chín mùa xuân: mang ý nghĩa tượng trưng cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân, đã làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho con người. 2. Bài tập 2: Viết đoạn văn Gợi ý - Trình bày cảm nhận của mình (kính yêu, tôn trọng, khâm phục... ) thông qua các nội dung sau: - Cảm nhận về ước nguyện chân thành, khiêm nhường được làm con chim, cành hoa, nốt chầm trong bản nhạc; về một trái tim tha thiết với đời của tác giả. - Cảm nhận về uớc nguyện, khát vọng được cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung cho đất nước và ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về niềm hạnh phúc của sự dâng hiến không kể tuổi tác. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Viết đoạn văn nêu cảm nhận về 1 đoạn thơ mà em yêu thích. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm đọc các bài viết về các tác phẩm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học, nắm chắc nội dung đã ôn tập, hoàn cảnh sáng tác của các bài thơ. - Viết các đoạn văn phân tích các đoạn thơ đặc sắc trong các bài thơ. - Ôn tập kĩ toàn bộ nội dung phần thơ trong học kì II chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. - Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý (cả 2 bài) Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập CHCB: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Khi sử dụng hàm ý cần chú ý những điều kiện nào ? Sưu tầm một số ví dụ có sử dụng hàm ý. ----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_118119_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc
Giáo án liên quan