Kiểm tra bài cũ: Chọn ý trả lời đúng
Một trong những đặc điểm của văn học dân gian là:
A. Những sáng tác của tập thể nhân dân xưa,được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng cách thức truyền miệng.
B. Những sáng tác của các nhà thơ , nhà văn được lưu truyền bằng hình thức viết.
29 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3 tiết 9: Văn bản Ca dao- Dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ca dao – Dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình Ca dao – Dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình Trường THCS Viên Sơn Giáo viên : Nguyễn Thị Tỉnh GV: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG Kiểm tra bài cũ: Chọn ý trả lời đúng Một trong những đặc điểm của văn học dân gian là: A. Những sáng tác của tập thể nhân dân xưa,được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng cách thức truyền miệng. B. Những sáng tác của các nhà thơ , nhà văn được lưu truyền bằng hình thức viết. Kiểm tra bài cũ: Chọn ý trả lời đúng Một trong những đặc điểm của văn học dân gian là: A. Những sáng tác của tập thể nhân dân xưa,được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng cách thức truyền miệng. B .Những sáng tác của các nhà thơ , nhà văn được lưu truyền bằng hình thức viết. Bài 3 Tiết 9 Văn bản Môn Ngữ văn 7 I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Ca dao – Dân ca: Tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian , diễn tả đời sống tình cảm của con người. “ Ca dao – Dân ca diễn tả đời sống tâm hồn tình cảm của một số kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người chồng, người con,...trong gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn , tình yêu; người dân thường, người thợ, người phụ nữ,...trong quan hệ xã hội .” - Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi - Hỡi cô cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây - Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Kẻ Cát với anh thì về Kẻ Cát buôn bán trăm nghề Có nghề dệt vải, có nghề buôn nâu Nhận xét về : - Thể thơ thường dùng - Số lượng câu thơ trong một bài - Các biện pháp nghệ thuật thường dùng Một số bài ca dao Phân biệt: Ca dao – Dân ca - Bài ca dao : “Trống cơm” - Bài dân ca: “Trống cơm” Bài ca dao Trống cơm khéo vỗ nên vông Một bầy con sít lội sông đi tìm Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ Thương ai duyên nợ tang bồng... Bài dân ca: Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con sít lội sông ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim...Một bầy tang tình con nhện a ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm em nhớ thương ai. Duyên nợ khách tang bồng... Bài ca dao: Trống cơm khéo vỗ nên vông Một bầy con sít lội sông đi tìm Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ Thương ai duyên nợ tang bồng... Bài dân ca: Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con sít lội sông ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim...Một bầy tang tình con nhện a ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm em nhớ thương ai. Duyên nợ khách tang bồng... Tiếng đệm lót : tình bằng, tang tình, ấy mấy Tiếng đệm nghĩa: có cái, khen ai, đôi, em nhớ, khách Tiếng láy : vông nên vông, lội lội Tiếng đưa hơi : a ới a Ca dao - Là lời thơ của dân ca - Là các bài thơ dân gian mang phong cách thơ dân ca - Là tên gọi một thể thơ Dân ca - Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc điệu Một số làn điệu dân ca các vùng miền: -Hát trống quân -Hát xoan , hát ghẹo Phú Thọ -Hát xẩm -Hát giặm Nghệ Tĩnh -Hát ví , hát phường vải Nghệ Tĩnh -Hát dân chài -Ca Huế -Dân ca Nam Bộ -Hát ru -Hát quan họ Bắc Ninh -... Một số làn điệu dân ca các vùng miền - Hát trống quân - Hát xẩm - Hát quan họ Bắc Ninh - Hát ghẹo Phú Thọ - Hát giặm Nghệ Tĩnh - Hát ví Nghệ Tĩnh - Hát dân chài - Ca Huế - Hò Huế - Dân ca Nam Bộ - Hát ru - Hát xoan Phú Thọ - Hát bài chòi Quảng Nam -...... 2. Bố cục: Bốn bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình Bài 1: Khúc hát ru, là lời của cha mẹ nói với con cái. Bài 4: Lời của cha mẹ, chú bác , ...nói với con cháu về tình cảm anh em ruột thịt. ? . Các bài ca dao thuộc chủ đề nào? Mỗi bài ca là lời của ai? Nói với ai ? II. Đọc – Hiểu văn bản : 1. Bài 1: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết 1. Bài 1: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! - Biện pháp so sánh, phép lặp, hình ảnh truyền thống. - Lời khuyên: hãy ghi tạc công ơn to lớn và một lòng thành kính với cha mẹ. Một số bài ca dao có nội dung tương tự: - Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao - Cây khô chưa dễ mọc chồi Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu Những bài ca dao có nội dung tương tự 4. Bài 4: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. 4. Bài 4 : Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. - Lối so sánh cụ thể - Thể hiện mối quan hệ gắn bó, thiêng liêng của tình cảm anh em ruột thịt Bài ca dao khác về tình cảm anh , chị em trong gia đình: - Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời - Anh em như tay như chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Những bài ca dao có nội dung tương tự IV. Tổng kết : 1. Về nghệ thuật : - Các bài ca dao làm theo thể thơ lục bát, âm điệu tâm tình, nhắn nhủ. - Sử dụng các hình ảnh truyền thống quen thuộc, giàu tính biểu cảm. 2. Về nội dung: Các bài ca đều diễn tả tình cảm gia đình rất sâu sắc, thiêng liêng, đầy yêu thương của người Việt Nam. Hướng dẫn học bài: học. 1. Học thuộc các bài ca dao đã học. 2.Sưu tầm các bài ca dao cùng hệ thống. 3.Soạn bài Ca dao về quê hương đất nước 1. Học thuộc các bài ca dao đã học 2. Sưu tầm các bài ca dao cùng hệ thống. 3. Soạn bài ca dao về quê hương đất nước.
File đính kèm:
- Ngu van 7 Bai Nhung cau hat ve tinh cam gia dinh.ppt