80 câu ôn Luyện từ và câu Llớp 5

Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “Hòa Bình”

A. Yên tĩnh. B. Lặng yên. C. Thanh bình.

Câu 6: Từ đồng âm là từ:

A.Giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm.

B.Giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.

C.Giống nhau về âm và giống nhau về nghĩa.

Câu 7: Trong câu: “Con ngựa đá, con ngựa đá” từ nào là đồng âm?

A. Con – con. B. Đá – đá. C. Ngựa – ngựa.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 80 câu ôn Luyện từ và câu Llớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 CÂU ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Câu 1: Từ nào đồng nghĩa với từ “xây dựng”? A. Trang trí. B. Kiến thiết. C. Công trình. Câu 2: .Những từ “hổ, cọp” là: A. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. B. Từ đồng nghĩa hoàn toàn. Câu 3: Từ nào đồng nghĩa với “vắng vẻ”? A.Hiu quạnh. B. Mênh mông. C. Vui vẻ. Câu 4: “Hòa bình” là từ trái nghĩa với: Chiến tranh. B. Đoàn kết. C. Yêu thương. Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “Hòa Bình” A. Yên tĩnh. B. Lặng yên. C. Thanh bình. Câu 6: Từ đồng âm là từ: A.Giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm. B.Giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. C.Giống nhau về âm và giống nhau về nghĩa. Câu 7: Trong câu: “Con ngựa đá, con ngựa đá” từ nào là đồng âm? A. Con – con. B. Đá – đá. C. Ngựa – ngựa. Câu 8: Từ nào dưới đây chứa tiếng “hữu”có nghĩa là “bạn bè”? A.Hữu nghị. B. Hữu dụng. . Hữu ích. Câu 9: Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”? A. Hợp lệ. B.Hợp tác. C.Hợp lí. Câu 10: Trong câu “Ruồi đậu mâm xôi đậu” từ nào là đồng âm? A.Mâm. B.Đậu. C. Ruồi Câu 11: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A.Những chiếc tàu vào cảng ăn than. B. Cả nhà tôi cùng ăn cơm tối rất đầm ấm. C. Bố tôi lội ruộng nhiiều nên bị nước ăn chân. Câu 12: Từ “mắt”trong câu “Qủa na mở mắt”mang nét nghĩa gì? A.Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển Câu 13: Từ “đường”trong câu văn nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? A.Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. B.Công an xã tìm ra đường dây ma túy lớn. C.Ngoài đường, mọi người qua lại nhộn nhịp. Câu 14: Từ “tớ” trong câu “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo” là: A.Đại từ dùng để xưng hô. B. Đại từ dùng để thay thế. Câu 15: Từ “vậy” trong câu “Tôi rất thích đọc sách, em gái tôi cũng vậy”là: A. Đại từ dùng để xưng hô. B. Đại từ dùng để thay thế. Câu 16: Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao sau: Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò A.Mày, ông. B. Mày, cò. C.Mày, cái vạc. Câu 17: Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” là thế nào? A.Nơi có thiên nhiên tươi tốt sẽ có chim về đậu, làm tổ. B.Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có người đến làm ăn, sinh sống. C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 18: Đại từ “tôi”trong câu “Tôi đồng ý với mọi người rồi” thuộc ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất (chỉ người nói). B. Ngôi thứ hai (chỉ người nghe). C. Ngôi thứ ba (chỉ người được nhắc tới). Câu 19: Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi, đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”? A.Là. B.Nữa. C.Và Câu 20: Cặp quan hệ từ “vì.nên”trong câu “Vì mọi người tích cực bảo vệ lòai chim nên nhà em sáng nào cũng có tiếng chim hót” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A.Biểu hiện quan hệ điều kiện – kết quả. B. Biểu hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. C.Biểu thị quan hệ tương phản. Câu 21: Cặp quan hệ từ “Tuy.nhưng”trong câu “Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hải vẫn luôn học giỏi” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A. Biểu thị quan hệ tương phản. B. Biểu hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. C. Biểu hiện quan hệ điều kiện – kết quả Câu 22: Quan hệ từ “nhưng”trong câu “Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi ra khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A.Biểu thị quan hệ tương phản. B. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả. C. Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả. Câu 23: Từ nào là từ quan hệ trong câu “Thảo quả như những đốm lửa hồng”? A. Thảo. B.Như. C.Đốm. Câu 24: Cặp quan hệ từ “không nhữngmà còn.”trong câu “không những học giỏi mà Lan còn hoàn thành tốt công tác của đội” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A.Biểu thị quan hệ tăng tiến. B. Biểu thị quan hệ tương phản. C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. Câu 25: Cặp quan hệ từ: “Nếu.thì”trong câu “Nếu bố mẹ cho phép thì con sẽ học thêm vi tính” A.Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả. B. Biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả. C. Biểu thị quan hệ tăng tiến. Câu 26: Trong câu: “Cháu đã đập con lợn đất đấy!” từ nào là động từ A. Đã. B.Đập. C. Đất. Câu 27: Từ “cháu”trong câu “cháu là Gioan”là: A.Đại từ làm chủ ngữ. B. Danh từ làm chủ ngữ. C. Danh từ làm vị ngữ. Câu 28: Câu “Mẹ em xuống cấy.”thuộc kiểu câu gì? A. Câu cầu khiến. B. Câu kể. C. Câu cảm. Câu 29: Đâu là chủ ngữ trong câu “Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu..”? A.Như ai nấu. B.Trưa tháng sáu. C. Nước. Câu 30: Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào? A.Quan hệ từ. B. Danh từ. C. Động từ. Câu 31: Từ nào đồng nghĩa với “nhân ái”? A.Nhân hậu. B.Nhân duyên. C.Nhân loại. Câu 32: Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào? A. Đó là từ nhiều nghĩa. B. Đó là từ đồng âm. C. Đó là từ đồng nghĩa. Câu 33: Nhóm từ nào dưới đây là những từ đồng nghĩa? A.Chạy đua, chạy giặc, chạy tiền. B. Giá sách, giá bán lẻ, giá tiền. C. Trong veo, trong vắt, trong xanh. Câu 34: Trong câu “Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép” cụm từ nào là chủ ngữ A.Anh Thành. B.Dưới ngọn đèn dầu lù mù. C.Đang ngồi ghi chép. Câu 35: Câu ‘Sáng mai anh có thể nhận việc đấy” là: A. Câu ghép. B.Câu đơn. Câu 36: Câu “Trời xanh thẳm biển cũng xanh thẳm như dân cao lên, chắc nịch”là: A.Câu ghép. B.Câu đơn. Câu 37: Câu “chào anh nhé!” là: A. Câu cầu khiến. B. Câu hỏi. C.Câu cảm. Câu 38: Câu “Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể”là: A. Câu đơn. B.Câu ghép. C.Câu hỏi. Câu 39: Nhóm từ nào dưới đây chứa tiếng “Công” có nghĩa là của nhà nước, của chung? A.Công cộng, công chúng. B. Công bằng, công lý. C. Công nhân, công nghệp. Câu 40: Đâu là vế câu chỉ kết quả trong câu “Vì nghèo quá, bố phải nghỉ học”? A.Vì nghèo quá. B. Bố phải nghỉ học. C. Vì nghèo quá, bố phải nghỉ học. Câu 41: Đâu là vế câu chỉ nguyên nhân trong câu “vàng cũng quý vì nó quý và hiếm”? A. Vì nó đắt và hiếm. B.Vàng cũng quý. C.Và hiếm. Câu 42: Tìm quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả trong câu “vì học giỏi nên em được thầy yêu, bạn mến”? A.Vì B. Vìnên C. Nên Câu 43: Câu “Nếu trời mưa thì con đi học muộn”là: A.Câu ghép chỉ điều kiện – kết quả. B. Câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả. C. Câu ghép chỉ tăng tiến. Câu 44: Vế câu nào chỉ kết quả trong câu: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng”? A.Nếu là chim. B. Tôi sẽ là loài bồ câu trắng. C.Sẽ là loài bồ câu trắng Câu 45: Câu nào dùng chưa đúng quan hệ từ để nối các vế câu? A.Mặc dù điểm toán thấp hơn điểm tiếng việt nhưng em vẫn thích học toán. B. Tuy chúng tôi ở xa nhưng tình bạn vẫn thắm thiết. C. Cả lớp em đều gần gũi và động viên An dù An vẫn mặc cảm, xa lánh bạn bè. Câu 46: Chọn cặp từ hô hứng thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “Mẹ chăm lo cho em,em thấy thương mẹ” A.Càng – càng B.Bao nhiêu – bấy nhiêu C.Nào – ấy Câu 47: Em hiểu câu ca dao sau thế nào? Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. A.Nhắc nhở mọi người dân Việt dù đi đâu cũng nhớ đến ngày giỗ Tổ là ngày mùng mười tháng ba. B.Nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 48: Câu “Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày, Bé đi câu cá bống về băm sả, hoặc đi lợm vỏ đạn của giặc ở ngoài gò về cho mẹ” được liên kết với nhau bằng cách lặp lại từ “Bé” nhằm mục đích gì? A.Để liên kết các câu với nhau trong một đọan văn, bài văn. B.Để nghe êm tai, dễ nhớ nội dung đọan văn, bài văn. C. Để người đọc dễ dàng hiểu được chủ đề của bài văn. Câu 49: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? A.Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. B.Phong tục, tập quán của tổ tiên, ông bà. C. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau. Câu 50: Nhóm từ nào dưới đây có tiếng “truyền”có nghĩa là trao lại cho người khác? A. Truyền thanh, truyền hình. B.Truyền nghề, truyền ngôi. C.Gia truyền, lan truyền. Câu 51:Đâu là chủ ngữ của câu “Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình”? A. Các nồi cơm. B. Được lần lượt trình trước cửa đình. C.Sau độ một giờ rưỡi. Câu 52: Câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta? A.Yêu nước nồng nàn. B. Nhân ái yêu thương. C.Lao động cần cù. Câu 53: Hai câu “Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta, Ông đã sáng tác ra truyện Kiều” được liên kết với nhau bằng cách nào? A.Dùng từ ngữ thay thế. B.Lặp lại từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối. Câu 54: Trong câu “Trời thu thay áo mới” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? A.Nhân hoá. B. So sánh. C. Ẩn dụ. Câu 55: Hai câu “Cả bọn Bọ Mõm lốc nhốc chạy ra.Thế là Dế Trũi lủi khỏi vòng chiến nhảy bõm xuống nước, bơi sang bên này”được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ thay thế. B. Dùng từ ngữ nối. C.Lặp lại từ ngữ. Câu 56: Dấu phẩy trong câu: “Tối đến, nàng ôm chặt con cừu non vào rừng” có tác dụng gì? A.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 57: Dấu phẩy trong câu: “Nàng trở về, vừa đi vừa khóc” có tác dụng gì? A.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 58: Dấu phẩy trong câu “Trời nổi gió, lá cây bay lả tả rồi phủ xuống mặt đường” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 59:Dấu phẩy trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân” có tác dụng gì? A.Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. B.Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. C. Báo hiệu một sự liệt kê. Câu 60: Dấu phẩy trong câu “Tôi rảo bước, truyền đôn cứ từ từ rơi xuống đất” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 61: Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? A.Ẩn dụ. B. So sánh. C.Nhân hoá. Câu 62 : Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì? A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu. Câu 63: Dấu phẩy trong câu thơ sau có tác dụng gì? Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. A.Ngăn cách các vế câu. B.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 64: Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. B.Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. C.Báo hiệu một sự liệt kê. Câu 65: Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào? A.Nghĩa chuyển. B.Nghĩa gốc. Câu 66: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi” A. Báo hiệu một sự liệt kê. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 67: Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến” A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 68: Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Cô bé nói: “Thưa bác sĩ, sau này lớn lên, con muốn làm bác sĩ”. A.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. Câu 69: Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này cho thầy biết”. A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. B.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. Câu 70: Những từ nào đồng nghĩa với từ “quyền lực”? A. Quyền hạn. B. Quyền lợi. C.Quyền công dân. Câu 71: Những từ nào đồng nghĩa với từ “Bổn phận”? A.Thân phận. B.Số phận. C.Trách nhiệm. Câu 72: Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu. B.Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. C.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 73: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: -Lạy thầy! Hôm nay con đem các moan sinh đến để tạ ơn thầy. A.Đánh dấu phần chú thích trong câu. B.Đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật đối thoại. C.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Câu 74: Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì? A.Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. B.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Câu 75: Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa? A. Một cặp từ B.Hai cặp từ C. Ba cặp từ D. Bốn cặp từ Câu 76: Từ trong ở cụm từ phất phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào? A.Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa C.Đó là hai từ gần nghĩa D.Đó là hai từ đồng âm Câu 77: Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căn phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi” có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ B. Hai quan hệ từ C. Ba quan hệ từ D. Bốn quan hệ từ Câu 78: Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển? A.Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển B.Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển C.Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển D. Có bốn từ dù, chân, tay, xua đều mang nghĩa chuyển Câu 79: Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép A. Một câu B.Hai câu C.Ba câu D. Bốn câu Câu 80: Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiêng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai” liên kết với nhau bằng cách nào? A.Bằng cách thay thế từ ngữ B. Bằng cách lặp từ ngữ C. Bằng cách dùng từ ngữ nối D.Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ

File đính kèm:

  • docx80_cau_on_luyen_tu_va_cau_llop_5.docx