2 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

Phần I: 6 điểm

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Lão cố làm ra vẻ vui. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”.

 (Trích - Ngữ văn 8 - Tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ghi rõ tên tác giả, năm sáng tác?

Thể loại của văn bản?

Câu 2: Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được.

Câu 3: Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 12 - 15 câu, làm rõ lão Hạc là người nông dân có tình nghĩa và ý thức về lòng tự trọng. Trong đoạn văn sử dụng một câu ghép, một thán từ

( Gạch chân – chú thích rõ).

 

docx8 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 13 / 12 /2019 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong học kỳ I 2. Kĩ năng: Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập và viết bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Học sinh làm bài nghiêm túc. 4. Phát triển năng lực: Năng lực cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt II. MA TRẬN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản Tác giả, Tác phẩm Năm sáng tác Thể loại văn bản Nêu tên văn bản - tác giả, năm sáng tác, tác phẩm, thể loại văn bản Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn » Chép 4 câu thơ đầu ( 4 câu thơ cuối) Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5 % Biện pháp tu từ trong bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” Chỉ rõ BPTT trong 2 câu đầu ( 2 câu sau) Số câu 1 Số điểm 1,5 Tỉ lệ 15 % Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu 1 Số điểm 1,5 Tỉ lệ15 % II. Tiếng Việt Câu ghép Xác định câu ghép, Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5 % Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Tập làm văn Cảm nhận một nhân vật trong tác phẩm văn học Cảm nhận một nhân vật lão Hạc (Chị Dậu) Số câu 2 Số điểm 6 Tỉ lệ 60 % Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 4 Tỉ lệ 40 % Thuyết minh về thể thơ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % Tổng số câu (ý) Tổng điểm Tỉ lệ % Số câu 3 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% Số câu 2 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% Số câu 2 Số điểm 6 Tỉ lệ 60% Số câu 6 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% III. NỘI DUNG ĐÊ: đính kèm IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: đính kèm TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 13 /12/2019 Phần I: 6 điểm Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “Lão cố làm ra vẻ vui. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. (Trích - Ngữ văn 8 - Tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ghi rõ tên tác giả, năm sáng tác? Thể loại của văn bản? Câu 2: Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được. Câu 3: Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 12 - 15 câu, làm rõ lão Hạc là người nông dân có tình nghĩa và ý thức về lòng tự trọng. Trong đoạn văn sử dụng một câu ghép, một thán từ ( Gạch chân – chú thích rõ). Phần II: 4 điểm Câu 1: Chép 4 câu đầu bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn”của Phan Châu Trinh. Câu 2: Chỉ rõ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu 3 và 4 đoạn thơ vừa chép. Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 8 câu thuyết minh về đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 13 /12/2019 Phần I: 6 điểm Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “ Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! - Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. (Trích - Ngữ văn 8 - Tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ghi rõ tên tác giả, năm sáng tác? Thể loại của văn bản? Câu 2: Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được. Câu 3: Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 12 - 15 câu, làm rõ chị Dậu là người phụ nữ yêu thương chồng hết mực. Trong đoạn văn sử dụng một câu ghép, một thán từ. ( Gạch chân – chú thích rõ) Phần II: 4 điểm Câu 1: Chép 4 câu cuối bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. Câu 2: Chỉ rõ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong hai câu cuối đoạn thơ vừa chép. Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 8 câu thuyết minh về đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÊ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Tác phẩm “Lão Hạc” - Tác giả: Nam Cao - Năm sáng tác: 1943 - Thể loại văn bản: Truyện ngắn 0,25 0,25 0,25 0,25 2 - Chỉ đúng một câu ghép: - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp - Chỉ đúng quan hệ ý nghĩa. 0,5 0,25 0,25 3 Đoạn văn 1. Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn tổng phân hợp từ 12 -15 câu - Viết đúng một câu ghép và 1 thán từ ( gạch chân – chú thích rõ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu; không mắc lỗi về dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung: Cần làm rõ những vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật lão Hạc. a. Lão Hạc là người nông dân giàu tình nghĩa, giàu tình cảm - Lão xem cậu Vàng là chỗ dựa tinh thần, như người bạn để tâm sự, sẻ chia những nỗi niềm lúc tuổi già. - Lão gọi nó bằng một cái tên đầy âu yếm và thân mật là cậu Vàng. - Tình yêu thương mà lão dành cho người con trai đều được sẻ chia với cậu Vàng. b. Lão Hạc là người ý thức về lòng tự trọng - Mặc dù sống trong cảnh nghèo đói nhưng lão từ chối mọi sự giúp đỡ từ ông giáo với thái độ gần như là "hách dịch". - Lão luôn sống trong ân hận và day dứt khi "trót lừa một con chó". - Lão lựa chọn cái chết đầy dữ dội và đau đớn bằng bả chó như thể lão muốn tự trừng phạt bản thân và chuộc lỗi với cậu Vàng. - Trước khi ra đi, người cố nông nghèo còn gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình vì không muốn phiền lụy đến hàng xóm Lưu ý: Theo bài làm thực tế của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp 1 0,25 0.5 0,25 0,25 3 1,5 0,5 0,5 0,5 1,5 0,25 0,25 0,5 0,5 II 1 Chép chính xác 4 câu thơ đầu bài “Đập đá ở Côn Lôn”. 0,5 2 - Chỉ rõ biện pháp tu từ nói quá qua hai câu thơ “ Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn” - Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh tư thế hiên ngang, tâm thế bất khuất của người chí sĩ yêu nước trước uy vũ quân thù. 0,5 1 3 Viết đoạn văn thuyết minh về đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 1. Yêu cầu về hình thức (Đây là đoạn thuyết minh). - Đoạn văn khoảng 8 câu - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu; không mắc lỗi về dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung: Biết sử dụng kiến thức để thuyết minh. a. Đặc điểm của thể thơ - Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng ( chữ). Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt - Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng vần bằng là phổ biến. Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. - Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4 hoặc chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối. -Bố cục: +4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp +2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình b. Những nhận xét, đánh giá chung - Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối, cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú. - Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản. 0,5 0,25 0,25 1,5 1 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÊ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Tác phẩm “Tắt đèn” - Tác giả: Ngô Tất Tố - Năm sáng tác: 1939 - Thể loại văn bản: Tiểu thuyết 0,25 0,25 0,25 0,25 2 - Chỉ đúng một câu ghép. - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp - Chỉ đúng quan hệ ý nghĩa. 0,5 0,25 0,25 3 Đoạn văn 1. Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn tổng phân hợp từ 12 -15 câu - Viết đúng một câu ghép và 1 thán từ ( gạch chân – chú thích rõ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu; không mắc lỗi về dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung: Cần làm rõ những vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật chị Dậu: - Đảm đang, chu đáo, hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình. + Chị nhanh chóng nấu cháo cho chồng ăn. + Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an vừa ân cần hỏi xem chồng ăn có ngon miệng không + Dùng lời lẽ thật dịu dàng để động viên chồng - Khéo léo, thấu tình đạt lí + Xin cai lệ thư thư cho mấy bữa để chuẩn bị tiền đóng sưu cho chồng + Cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị. + Những lời van xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ" - Thương chồng, chị dám phản kháng lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Lưu ý: Theo bài làm thực tế của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp 1 0,25 0.5 0,25 0,25 3 1,5 0,25 0,25 0,5 1,5 0,25 0,25 1 II 1 Chép chính xác 4 câu thơ cuối bài “ Đập đá ở Côn Lôn”. 0,5 2 - Chỉ rõ biện pháp tu từ ẩn dụ - nói quá qua câu thơ: “ Những kẻ vá trời khi lỡ bước” - Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh những con người có mưu đồ chí hướng hết sức lớn lao. 0,5 1 3 Viết đoạn văn thuyết minh về đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 1. Yêu cầu về hình thức (Đây là đoạn thuyết minh). - Đoạn văn khoảng 8 câu - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu; không mắc lỗi về dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung: Biết sử dụng kiến thức để thuyết minh. a. Đặc điểm của thể thơ - Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng ( chữ). Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt - Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng vần bằng là phổ biến. Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. - Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4 hoặc chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối. -Bố cục: +4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp +2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình b. Những nhận xét, đánh giá chung - Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối, cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú. - Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản. 0,5 0,25 0,25 1,5 1 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề Lê Kim Tuyến Nguyễn Thị Thanh Hà Ngô Thúy Loan

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_t.docx
Giáo án liên quan