Bài giảng tiết 85: Ngắm trăng và đi đường_ Hồ Chí Minh

Kiểm tra bài cũ

Sau khi học xong bài thơ “Tức cảnh Bắc Bó” em thấy Bác Hồ là một con người như thế nào?

Trả lời: Bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” đã nói lên được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, niềm vui thích được sống chan hoà với thiên nhiên của Bác trong những ngày tháng gian khổ thiếu thốn ở Pắc Bó.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 85: Ngắm trăng và đi đường_ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUí THẦY Cễ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN! PHềNG GD&ĐT HUYỆN DIỄN CHÂU TRƯỜNG THCS DIỄN XUÂN NGƯỜI THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Huyền LỚP: 8 Kiểm tra bài cũ Sau khi học xong bài thơ “Tức cảnh Bắc Bó” em thấy Bác Hồ là một con người như thế nào? Trả lời: Bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” đã nói lên được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, niềm vui thích được sống chan hoà với thiên nhiên của Bác trong những ngày tháng gian khổ thiếu thốn ở Pắc Bó. Ngắm trăng-Đi đường. I. Tìm hiểu chung: Bác Hồ trên đường đi công tác 1.Tác giả: (Trích “Nhật kí trong tù”-Hồ Chí Minh). - NHÀ Ở CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - Xã Kim Liên – Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An KIM LIấN- NAM ĐÀN- NGHỆ AN Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Bài1: Ngắm trăng. Phiên âm: Dịch thơ( Bản dịch của Nam Trân). Dịch nghĩa: Trong tù không rượu cũng không hoa, Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. 2.Tác phẩm: Bài2: Đi đường. Phiên âm Tẩu lộ tài trí tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian. Dịch nghĩa: Có đi đường mới biết đường đi khó, Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác; Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt. Dịch thơ( Bản dịch của Nam Trân). Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. - Sáng tác trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại Quảng Tây- Trung Quốc. In trong tập “Nhật ký trong tù”. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. (Bản dịch thơ bài “Đi đường” được dịch thành thơ Lục bát.) Kiểu văn bản: Biểu cảm. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Bố cục: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp. Dịch thơ: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Phiên âm: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Phiên âm: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch thơ: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 3. Tiểu kết: - Nghệ thuật: Phép đối, nhân hóa, lựa chọn ngôn ngữ thơ đặc sắc. - Nội dung: Ngăm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. *Ghi nhớ: Sgk trang 38 Bài2 : Đi đường: Phiên âm Tẩu lộ tài trí tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian. Dịch nghĩa: Có đi đường mới biết đường đi khó, Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác; Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt. Dịch thơ: (Bản dịch của Nam Trân). Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. 3. Tiểu kết: - Nghệ thuật: Điệp từ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh Và giàu cảm xúc. - Nội dung: Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. *Ghi nhớ: Sgk trang 40 III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật: *Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị hàm súc, cô đọng. 2.Nội dung: *Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên của một tâm hồn thi sĩ, có phong thái ung dung lạc quan, nghị lực phi thường của người cộng sản vĩ đại. 2. Triết lý sâu xa của của bài thơ đi đường là gì? Con đường cách mạng, đường đời nhiều thử thách chông gai nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần tôi luyện bản lĩnh. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp thời cơ. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ. IV. Luyện tập – Củng cố: 1. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Ngắm trăng”? A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng. B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường. C. Một con người giàu lòng yêu thương con người. D. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan. Hướng dẫn về nhà * Học thuộc lòng 2 bài thơ: ”Ngắm trăng - Đi đường” và học thuộc Ghi nhớ SGK. * Tìm đọc những bài thơ viết về trăng và thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. * Soạn bài: “Chiếu dời đô”. Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô đã về dự giờ và các em học sinh lớp 8A.

File đính kèm:

  • pptNgam trang Di duong.ppt
Giáo án liên quan