Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 21 - Tiết 79 + 80: Ôn tập văn nghị luận xã hội - Ôn tập bài viết số 5

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Kiến thức

 Ôn tập những kiến thức cơ bản về văn nghị luận xã hội.

 2/ Kĩ năng

 Ôn tập kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội, bàn về một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống.

 3/ Thái độ

 Có ý thức ôn tập và chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, diễn giảng, thảo luận, giảng giải.

 - Phương tiện: Sgk, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT.

 2/ Học sinh

 Sgk, vở ghi chép, chuẩn bị bài đầy đủ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1/ Ổn định lớp

 2/ Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3/ Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 21 - Tiết 79 + 80: Ôn tập văn nghị luận xã hội - Ôn tập bài viết số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 28/12/2011 Tiết TC21 + 79 + 80 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 5 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức Ôn tập những kiến thức cơ bản về văn nghị luận xã hội. 2/ Kĩ năng Ôn tập kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội, bàn về một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống. 3/ Thái độ Có ý thức ôn tập và chuẩn bị cho tiết kiểm tra. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, diễn giảng, thảo luận, giảng giải... - Phương tiện: Sgk, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT... 2/ Học sinh Sgk, vở ghi chép, chuẩn bị bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt TIẾT 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp làm văn nghị luận xã hội - Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận xã hội là gì? - Gv lấy dẫn chứng một số đề. - Các thao tác chính hay dùng trong văn nghị luận xã hội là gì? - Em hiểu thế nào là thao tác giải thích? - Gv diễn giảng: Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong, tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ. - Vậy muốn làm sáng tỏ điều người ta muốn nói ta cần làm gì? (Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.) - Nói rõ hơn về thao tác chứng minh? - Khi đưa ra dẫn chứng để chứng minh cần chú ý những điều gì? - Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn. Theo em có mấy khả năng xảy ra? TIẾT 2 - Gv viết đề lên bảng: "Một con người sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình"(Gớt). Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. - Theo em đề trên thuộc dạng đề nào của văn nghị luận xã hội? - Phần mở bài cần trình bày những ý nào? - Đối với phần thân bài học sinh phải xác định thật chính xác tư tưởng đạo lý đó đúng hay không đúng? - Hướng triển khai cụ thể ra sao? - Đối với phần kết bài cần đảm bảo những yêu cầu nào? - Ví dụ đối với dạng đề nghị luận câu tục ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn" em sẽ kết bài như thế nào? - Em hãy nêu một số hiện tượng đời sống đang được xã hội quan tâm hiện nay? - Đối với dạng đề này em cần trình bày những ý cơ bản nào? - Đối với phần thân bài học sinh phải xác định thật chính xác hiện tượng đó là xấu hay tốt. Hướng triển khai như thế nào? - Đối với kết bài cần đảm bảo những ý chính nào? TIẾT 3 * Hoạt động 2: Luyện tập - Gv chép đề 1 lên bảng. - Hs đọc đề. - Xác định dạng đề. - Hs lập dàn ý đại cương. - Gv yêu cầu Hs trình bày miệng trước lớp phần mở bài và kết bài. - Nhận xét. - Gv viết đề lên bảng. - Hs đọc kĩ câu nói. - Đề bài yêu cầu gì? - Những phương pháp nghị luận nào cần dùng để làm bài? - Phạm vi tư liệu của bài viết? - Gv kể vắn tắt nội dung câu chuyện. - Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì? - Hs trình bày vào vở. A. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1/ Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận xã hội - Đạo đức - nhân sinh - Tư tưởng văn hoá - Lịch sử - Kinh tế - Chính trị - Địa lý, môi trường 2/ Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, giải thích, bình luận. a. Giải thích - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói. - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao? ) - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì) b. Chứng minh - Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên. - Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh. - Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực. c. Bình luận Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng: - Hoàn toàn nhất trí. - Chỉ nhất trí một phần. (có giới hạn, có điều kiện) - Không chấp nhận. (bác bỏ) 3/ Cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý a. Mở bài: - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí. - Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay không đúng. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài. b. Thân bài Tư tưởng đúng Tư tưởng không đúng Làm rõ tư tưởng đạo lý. (Giải thích, có thể nêu ví dụ) Phân tích những mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng đạo lý. Phân tích các mặt sai chỉ ra tác hại của tư tưởng đạo lý. Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, có liên quan đến vấn đề. Nêu quan niệm đúng có liên quan đến vấn đề, chỉ rõ ý nghĩa tác dụng. Rút ra bài học nhận thức và hành động c. Kết bài - Tóm lại tư tưởng đạo lí - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận Ví dụ: Tóm lại, “Tiên học lễ,hậu học văn” là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ, rèn luyện cái tâm,bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành  và hoàn thiện về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước. 4/ Cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống a. Mở bài - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng. - Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài). b. Thân bài Hiện tượng xấu Hiện tượng tốt Trình bày về hiện tượng. (Giải thích, nêu biểu hiện) - Phân tích tác hại của hiện tượng - Phân tích nguyên nhân của hiện tượng - Phân tích ý nghĩa của hiện tượng - Phê phán hiện tượng trái ngược Đề xuất biện pháp khắc phục Đề xuất phương hướng rèn luyện c. Kết bài Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân. II. LUYỆN TẬP 1/ Đề 1: Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, song hiện nay, nhiều học sinh rất thờ ơ với môn học này. Hãy phân tích và bình luận hiện tượng đó.  Định hướng làm bài: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức thực tế để viết được bài văn nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng đời sống; bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, đảm bảo hệ thống luận điểm. b. Yêu cầu về nội dung: - Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người: giáo dục đạo đức, lí tưởng, bồi đắp tâm hồn - Thực trạng học văn hiện nay:         + Biểu hiện                                                             + Nguyên nhân  - Đề xuất giải pháp 2/ Đề 2: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình. a. Tìm hiểu đề - Nội dung: Suy nghĩ vai trò của lý tưởng nói chung đối với mọi người và lý tưởng riêng của mình. + Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lý tưởng thì không có cuộc sống + Nâng vai trò của lý tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống. + Giải thích mối quan hệ lý tưởng là ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống. - Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh. - Phạm vi tư liệu: Cuộc sống 3/ Viết một bài văn nghị luận, nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện sau: Câu chuyện chú lừa già Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. -> Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng. 4/ Củng cố, dặn dò - Nắm vững kiến thức văn nghị luận xã hội. - Thực hành một số dạng đề. - Hoàn thiện bài tập 3, phần luyện tập vào vở. - Ôn bài, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra.

File đính kèm:

  • doctuan 22.doc