Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia

 - Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, viết báo và khác xa với phần đông thế giới nhân vật của mình, nhà văn “là một con người bình dị, người của khuôn phép, của nền nếp” (Lưu Trọng Lư). Ông luôn căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đương thời

Vũ Trọng phụng là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy 10 năm, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú về thể loại. Không chỉ là nhà tiểu thuyết nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạnh Phúc Của Một Tang Gia (Trích Số đỏ) Vũ Trọng Phụng Tiết 45 + 46 VĂN HỌC LỚP 11 I / Tìm hiểu chung 1/ Tác giả- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền” (theo cách nói của Ngô Tất Tố). - Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, viết báo và khác xa với phần đông thế giới nhân vật của mình, nhà văn “là một con người bình dị, người của khuôn phép, của nền nếp” (Lưu Trọng Lư). Ông luôn căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đương thời - Vũ Trọng phụng là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy 10 năm, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú về thể loại. Không chỉ là nhà tiểu thuyết nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. 2/ Tác Phẩm?- Thông qua quá trình tự tìm hiểu về tác phẩm số đỏ. Em hãy trình bày hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung giá trị nghệ thuật của tác phẩm ? - Số đỏ được viết năm 1936 - Qua tác phẩm này, “nhà văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời” - Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỡi nhân vật là một chân dung biếm họa xuất sắc. II/ Đọc – hiểu văn bản- 1/ Đọc2/ Phân tích văn bảna/ Mâu thuẫn trào phúng của chương truyện qua nhan đềEm hãy phân tích nhan đề của chương XV để chỉ ra mâu thuẫn trào phúng cơ bản mà nhà văn đã dàn dựng trong chương truyện này? ?Tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia vừa gây chú ý cho người đọc vừa phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn. b/ Nguyên cớ của tấn bi hài kịch - Cụ cố tổ chết cũng đồng nghĩa với việc tờ di chúc của cụ đã tới lúc được thực thi c/ Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyếnHãy phân tích niềm vui của từng thành viên trong gia đình cụ cố tổ. Chỉ rõ yếu tố bi hài, tiếng cười phê phán, châm biếm của tác giả. ?- Cụ cố Hồng được dịp diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người. - Ông Văn Minh “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc” làm thế nào để cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành và xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao bức hí họa về một kẻ ngu dốt háo danh. thái độ, vẻ mặt của Văn Minh vô tình “lại hợp thời trang”. Nhà văn đã vạch trần bản chất giả dối, bất nhân của hắn. - Bà Văn Minh, Cô Tuyết cái chết của cụ cố tổ đúng là cơ hội, là “sàn diễn thời trang” để bà Văn Minh và Tuyết thể hiện, trưng diện phô bày sự lố bịch, thiếu văn hóa, vô đạo đức của hai con người này - Phan mọc sừng bị vợ “ cắm sừng” – tức là vợ đi ngoại tình, không biết nhục, không thấy xấu hổ, trái lại còn tự hào về “giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu” . là một kẻ trục lợi, vô lương tâm, không biết liêm sỉ. - Cậu tú Tân thì sướng điên cả người vì được dùng cái máy ảnh mới mua. - Xuân Tóc Đỏ thì danh giá và uy tín càng cao thêm chính nhờ hắn mà cụ cố Tổ chết. Cảnh sát mà lại sung sướng khi được thuê giữ trật tự cho đám ma mong ông chết để được thực hiện cái thú chơi, sở thích chụp ảnh của mình. Là kẻ vô tâm đáng lên án. - Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp thi được thuê giữ trật tự cho đám tang, đã “sung sướng đến cực điểm” . - Những ông bạn cụ cố Hồng thì vui sướng vì được dịp khoe đủ mọi thứ huân chương; khoe đủ mọi kiểu râu và nhất là khi được trông thấy sự ăn mặc hở hang của Tuyết . Sự phô trương không đúng lúc, đúng chỗ và cái vẻ uy nghi, trưởng giả chỉ là cái vỏ để dấu bên trong bản chất “dê cụ”. - Sư cụ Tăng Phú “thì sung sướng và vênh váo” vì thế nào cũng có người nhận ra chiến thắng đánh đổ được hội phật giáo của mình - Hàng phố thì được xem một đám ma to tát chưa từng có “đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy”. Sư mà lại vui, đắc thắng vì đánh đổ hội phật giáo!? Qua những gì chúng ta vừa tìm hiểu, em hãy rút ra nhận xét, đánh giá về cái gia đình tư sản đang “Aâu hóa” này nói riêng và xã hội thượng lưu, trưởng giả ở thành thị nói chung? ?=> Đó là cái gia đình đại bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Những kẻ được coi là “Aâu hóa”, “văn minh” thực chất chỉ là một lũ đồi bại về đạo đức. Cả xã hội thượng lưu ấy đều giả dối, lố lăng, vô đạo đức.Đám ma hổ lốn, tạp pí lù, đám ma mà như đám rước. Em hãy nhận xét về quy mô của đám ma, người đưa đám, phản ứng của hàng phố? Chỉ ra tiếng cười trào phúng,châm biếm sâu cay của nhà văn??- Một “đám ma to” - Người đi đưa đủ mọi thành phần, họ biến đám ma thành nơi khoe khoang, trình diễn, “hò hẹn” để “ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau” với những lời lẽ thô tục. với những chi tiết này nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa, bỉ ổi của đám người tự xem mình là “Aâu hóa”, “văn minh”. d) Cảnh đám ma gương mẫu- Hàng phố “ nhốn nháo cả lên khen đám ma to” Em hãy nhận xét dụng ý của nhà văn khi lặp lại hai lần trong đoạn văn miêu ta đám ma chi tiết “ Đám cứ đi” ? - Nhà văn đã chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, giữa cái bên ngoài và cái bên trong. Nhìn bề ngoài thì là một đám ma nhưng bên trong lại là một đám rước. Giữa cái có và cái không, một đám ma lớn, không thiếu thứ gì nhưng lại không có tình cảm yêu thương chân thành dành cho người quá cố. Đây là sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của cả cái xã hội “ thượng lưu” thành thị lúc bấy giờ. Cũng bát nháo, không biết phân biệt được đúng – sai, phải – trái, thật – giả, văn hóa và vô văn hóa ?Hãy xem đoạn tríchTrong cảnh cuối – thời điểm hạ huyệt, em hãy phát hiện chi tiết nào đã tạo cho cảnh này đạt tới đỉnh điểm của sự giả dối, bất lương? ?Hành động diễn xuất đại tài của phán mọc sừng. Đây chính là đỉnh điểm của sự trào lộng trong màn hài kịch “ đám ma gương mẫu” bởi đằng sau tiếng cười là sự lừa lọc, thô bỉ lên tới mức vô liêm sỉ của bọn “thượng lưu” trong xa õ hội tư sản thành thị thực dân nửa phong kiến trước cách mạng. III/ Tổng kếtEm hãy chỉ ra chủ đề, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của chương truyện? ?IV/ Luyện tập.Bài học kết thúc tại đâyThân ái chào các thầy cô và học sinh

File đính kèm:

  • pptsodo vu Trong Phung.ppt