Bài giảng môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (4)

1. Tác giả:

a. Cuộc đời:

- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.

- Ông sinh ra ở làng Lệ Mĩ, thuộc huyện Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Ông đã từng sống ở Huế rồi vào Sài Gòn, sau đó về Quy Nhơn chữa bệnh.

- Năm 1940, ông mất tại trại phong Quy Hoà.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào quí thầy cô cùng các em thân mến!ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả:a. Cuộc đời:- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.- Ông sinh ra ở làng Lệ Mĩ, thuộc huyện Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Ông đã từng sống ở Huế rồi vào Sài Gòn, sau đó về Quy Nhơn chữa bệnh.- Năm 1940, ông mất tại trại phong Quy Hoà. b. Sự nghiệp sáng tác- Ông làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh - Diện mạo thơ phức tạp, đầy bí ẩn và chứa đựng một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. - Thơ Hàn Mặc Tử có nhiều sáng tạo về hình tượng, ngôn từ. - Tác phẩm chính: + Thơ: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Chơi giữa mùa trăng.+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội. 2. Về bài thơ: - Cảm hứng sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ một mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương. - Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử đang nằm trên giường bệnh, lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, được in trong tập Thơ Điên (1938).Đây thôn Vĩ DạSao anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?Sao anh không về chơi thôn Vỹ ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền II. Đọc - hiểu văn bản  1. Khổ một: - Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? + Câu hỏi tu từ: >Vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ, vừa như một lời tự vấn lòng mình của tác giả. > Hàm ý tiếc nuối, xót xa, thương nhớ. + Từ chơi thể hiện quan hệ gần gũi, thân tình. - Cảnh đẹp Thôn Vĩ Dạ:+ Nắng hàng cau - nắng mới lên: Hình ảnh gợi tả.+ Vườn: xanh mướt > Cách so sánh lạ, gợi ấn tượng về một vườn cây lá tươi non, tràn đầy sức sống. + Lá trúc che ngang mặt chữ điền: >Con người thôn Vĩ: đẹp dịu dàng, kín đáo >Lá trúc: thanh mảnh, mềm mại - Âm điệu tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng. => Khổ thơ thể hiện nỗi niềm hoài niệm, thương nhớ tha thiết về cảnh và người thôn Vĩ.Gió theo lối gió, mây đườn mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay? 2/. Khổ 2- Hình ảnh thơ:+ Gió, mây: đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên, chìa lìa, phân li.+ Dòng nước: buồn thiu: Dòng sông lặng lờ như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất đi sự sống của mình.+ Hoa bắp lay: Sự lay động khẽ khàng.→ Không chỉ là cái buồn của cảnh mà còn là cái buồn của lòng người. + Sông trăng, con tuyền: lunh linh, kì ảo - Bút pháp tượng trưng thể hiện sự khao khát hạnh phúc. - Câu hỏi thể hiện sự mong ngóng, hy vọng và cả nỗi niềm đau thương, tuyệt vọng. => Câu thơ đẹp, gợi cảm, gợi cảm giác bâng khuâng xót xa. Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? 3/. Khổ 3. - Hình ảnh như là ảo ảnh, hình bóng trong mơ. - Màu trắng gợi vẻ đẹp thanh khiết nhưng đầy ám ảnh. - Sương khói làm mờ nhân ảnh: biểu tượng cho sự ngăn trở => Người và cảnh đều chìm vào cõi mộng. - Câu hỏi tu từ với hai đại từ phiếm chỉ ai: Nỗi niềm day dứt, hy vọng, xót xa. => Xét đến cùng, đau thương là biểu hiện của khát vọng tình yêu không thành hiện thực.III. Tổng kết.- Bài thơ là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.- Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ để lại ấn tượng đằm thắm mà sâu sắc trong lòng người đọc.Cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh đã tham dự để bài giảng thành công.

File đính kèm:

  • pptĐÂY THÔN VĨ DẠ. ppoint.ppt