Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 11, 12: Đọc văn Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc.

 I. Tiểu dẫn :

 1. Đặc trưng của truyền thuyết:

 Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thẫm đẫm cảm xúc đời thường.

 2. Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết :

 _ Bằng những hình tượng nghệ thuật dân gian biểu lộ niềm tự hào, ước mơ và sức mạnh chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên.

 _ Ghi chép lịch sử, thể hiện tình cảm của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 11, 12: Đọc văn Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11- -12 Đọc vănTRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦYTRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY I. Tiểu dẫn : 1. Đặc trưng của truyền thuyết: Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thẫm đẫm cảm xúc đời thường. 2. Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết : _ Bằng những hình tượng nghệ thuật dân gian biểu lộ niềm tự hào, ước mơ và sức mạnh chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên. _ Ghi chép lịch sử, thể hiện tình cảm của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.Truyền thuyết là gì ?Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc.Truyền thuyết có những đặc trưng nào ?Nêu giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết ?TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY I. Tiểu dẫn : 3. Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết : _ Truyền thuyết tồn tại trong các lễ hội, tưởng niệm các nhân vật, các sự kiện lịch sử. _ Lễ hội là môi trường nuôi dưỡng cho truyền thuyết sống mãi. II. Đọc – hiểu : Truyền thuyết được sinh thành biến đổi và diễn xướng như thế nào ?Tóm tắt nội dung câu chuyện ? Tượng Mị Châu Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa Đền Cổ Loa Sa bàn thành Cổ Loa Thành Cổ LoaTRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 1. Về nhân vật An Dương Vương: _ ADV được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. _ ADV mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược, kết thông gia với giặc mở đường cho Trọng Thủy lọt vào làm nội gián. Chủ quan, giặc đến còn có thái độ ỷ lại vào nỏ thần mà không đề phòng.Do đâu mà ADV được thần linh giúp đỡ ? _ Đoạn 1 : Quá trình xây thành, chế nỏ, từ thất bại đến thành công của ADV nhờ sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng. _ Đoạn 2 : Hành vi lấy cắp lẫy nỏ thần của T Thủy. _ Đoạn 3 : Diễn biến cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước và bi kịch đối với cha con ADV. _ Đoạn 4 : Kết cục đầy cay đắng nhục nhã đối với T Thủy cùng chi tiết “ ngọc trai – nước giếng” có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu. Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, d gian muốn biểu hiện cách đánh giá như thế nào về nhà Vua?Sự mất cảnh giác của nhà Vua biểu hiện như thế nào ?Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà Vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xâm của dtộc.Triệu Đà cầu hôn, ADV vô tình gả con gái cho con trai Đà, T Thủy lấy nỏ thần về nước, Tr Đà cất quân sang xâm lược, ADV vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói “ Đà không sợ nỏ thần sao”TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 1. Về nhân vật An Dương Vương: Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự mất cảnh giác đó? Chi tiết gả MC cho TT, nhà thơ Tố Hữu cho đó là nguyên nhân dẫn đến tình huống MC “ trái tim lầm chỗ để trên đầu”. ADV không phân biệt được đâu là bạn, là thù, sự mất cảnh giác đó là nguyên nhân gây nước mất nhà tan.Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, MC, nhà Vua tự tay chém đầu con gái ndân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử ADV và việc mất nước Âu Lạc ?Rùa Vàng là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông “ kẻ ngồi sau ngực chính là giặc”. ADV rút gươm chém MC, thể hiện rõ thái độ, tình cảm của nhdân đối với nhà vua, Vua là người đứng đầu đnước, đã vì quyền lợi của dtộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội, dù đó là con gái mình. Đây là sự lựa chọn một cách quyết liệt giữa nghĩa nước và tình nhà. ADV đã để cái chung lên trên cái riêng. TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 1. Về nhân vật An Dương Vương: _ Những hư cấu nghệ thuật được sáng tạo là để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của MC, là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.ADV theo Rùa Vàng về thủy phủ, anh (chị) nghĩ gì về chi tiết này ? So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời anh (chị) thấy thế nào ? Người có công dựng nước và trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước trên tình nhà. Vì vậy trong lòng nhdân ADV không chết, cầm sừng tê 7 tấc theo Rùa Vàng rẽ nước về thủy phủ, bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh. Song so với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì ADV không rực rỡ, hoành tráng bằng, bởi lẽ ADV đã để mất nước. Một người phải ngước lên trời mới thấy, một người phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy.TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 2. Về nhân vật Mị Châu : _ MC ngây thơ, cả tin trong tình yêu, tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng. Đánh dấu đường cho TT lần theo, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mà không lường được hậu quả cho dân tộc. MC lén đưa cho TT xem nỏ thần. Chi tiết này được đánh giá như thế nào ? Theo anh (chị) ý kiến nào đúng ? Hãy đưa ra ý kiến riêng của mình ? Ý kiến 1 đúng. Nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, bí mật quân sự. MC đã vi phạm vào nguyên tắc bề tôi đối với Vua cha, với đất nước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó nhưng cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc.TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 2. Về nhân vật Mị Châu : _ MC ngây thơ, cả tin trong tình yêu, tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng. Đánh dấu đường cho TT lần theo, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mà không lường được hậu quả cho dân tộc. _ Nhân dân thấu hiểu rằng MC mắc tội là do vô tình không chủ ý, ngây thơ, nhẹ dạ. Truyền thống cư xử thấu tình đạt lí của nhân dân ta.Chi tiết máu MC trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hóa ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của người đời xưa đối với MC như thế nào ? Nhdân trong khi phê phán MC bằng án tử hình một cách thích đáng, lại cũng thấu hiểu rằng MC mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ. Bởi thế họ đã khuôn xếp cho máu nàng biến thành ngọc trai như đúng lời nguyền của nàng để nói lên rằng người VN không ai chịu bán nước, cùng lắm họ chỉ có thể bị mắc lừa kẻ địch, bị chúng lợi dụng mà thôi. Điều này nói lên truyền thống cư xử thấu tình đạt lí của nhân dân ta.Nhân dân muốn nhắn gửi điều gì với thế hệ trẻ?Qua đây cha ông ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau trong quan hệ tình cảm, nhất là tình riêng phải luôn đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung. Có những cái chung đòi hỏi con người phải biết hi sinh tình cảm riêng để giữ trọn vẹn và trách nhiệm của mình. Tình yêu nào cũng đòi hỏi sự hi sinh.TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 2. Về nhân vật Mị Châu : _ Lời nhắn nhủ thế hệ trẻ mai sau nhìn quá khứ lịch sử để rút ra kinh nghiệm, giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng lòng ý thức công dân, đặt việc nước cao hơn tình nhà. TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 3. Hình ảnh ngọc trai – nước giếng: _ “Ngọc trai – nước giếng” không phải là hình ảnh ca ngợi mối tình chung thủy MC – TT. _ “Ngọc trai – nước giếng” vừa là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là tình tiết đắt gía xét về phương diện tổ chức cốt truyện. Tình tiết này gồm 3 chi tiết : + Chi tiết “ngọc trai” chứng thực tấm lòng trong sáng của MC. + Chi tiết “nước giếng” có hồn TT hòa cùng nỗi ân hận. Chi tiết “ngọc trai – nước giếng” có phải khẳng định lòng chung thủy của TT không ?Không. Bởi lẽ TT trong con mắt của nhdân Âu Lạc là tên gián điệp đội lốt con rể. Hắn có thể có tình cảm thật sự với MC nhưng lại không quên nhiệm vụ gián điệp với tư cách là bề tôi, là đứa con trung thành với Vua cha. Có lúc hắn đã lừa dối MC, đánh cắp nỏ thần. Mưu đồ bành trướng xâm lược đã lộ rõ. Hắn đã gây ra cái chết của ADV và MC, hắn phải tự tìm đến cái chết với nỗi xót thương, ân hận giày vò.TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 3. Hình ảnh “ ngọc trai – nước giếng”: + Chi tiết “ ngọc trai đem rửa trong nước giếng lại càng sáng đẹp hơn” _ TT đã tìm được sự hóa giải trong tình cảm của MC. Hình tượng nghệ thuật được cấu tạo hoàn mĩ.TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY II. Đọc - hiểu : 4. Cốt lõi lịch sử: _ ADV xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước. _ ADV để mất nước. Từ cái lõi ấy, nhân dân đã thần kì hóa qua hình ảnh Rùa Vàng. Bi tình sử MC – TT và truyền thuyết “ngọc trai – nước giếng” đều là thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật có liên quan tới lịch sử. III. Ghi nhớ :Từ sự phân tích trên, anh (chị ) hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử ? Cốt lõi đó đã được dgian thần kì hoá như thế nào ? Nước Âu Lạc do ADV thành lập và lãnh đạo chỉ tồn tại trong lịch sử khoảng 50 năm (229 -179 TCN ) đây là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp giữa hai thời kì lịch sử dài là Văn Lang và Bắc thuộc. Từ khi ADV thành lập nước cho đến khi NQuyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông BĐằng (938)nhdân ta thường xuyên chiến đấu chống quân xlược để tồn tại và phát triển. Đây là thời kì dtộc ta bị uy hiếp và được thử thách lâu dài, nặng nề, gay go, quyết liệt. Truyện ADV và MC – TT là truyền thuyết tiêu biểu cho thời kì này. Cốt lõi lịch sử là nước Âu Lạc và thời ADV đã được kiến tạo nên với thành cao, hào sâu, với vũ khí lợi hại đủ sức để chiến thắng cuộc xlược từ phương Bắc của Triệu Đà nhưng về sau đã lại rơi vào tay kẻ thù xlược ấy.Nhân vật Rùa Vàng xuất hiện là để thần kì hóa chiến công xây thành, chế nỏ của dtộc ta. Những chi tiết mang vẻ ngoài rất hiện thực về mối tình MC – TT, về sự hóa thân kì diệu của nhân vật MC nhằm giải thích việc mất nước Âu Lạc. Một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy: Mị Châu Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn Những chiếc lông ngỗng không biết tự giấu mình Nước mắt thành mặt trái của lòng tin Tình yêu đến cùng đường cái chết Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu.Giá như trên đời còn có một Mị Châu Vừa say đắm yêu đương vừa luôn luôn cảnh giác Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ.

File đính kèm:

  • pptTIET 11 - 12 TRUYEN ADV VA MC - TT.ppt