• Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu tối thiểu và cơ bản về KT-KN, đảm bảo không quá tải và lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Mức độ khai thác sâu kiến thức kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khảnăng tiếp thu của học sinh.
b) Trong dạy học giáo viên cần sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.
c )Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.
d)Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động,, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.YÊU CẦU ĐỔI MỚI PPDH
A .Yêu cầu chung
Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu tối thiểu và cơ bản về KT-KN, đảm bảo không quá tải và lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Mức độ khai thác sâu kiến thức kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khảnăng tiếp thu của học sinh.
b) Trong dạy học giáo viên cần sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.
c )Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.
d)Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động,, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
B .Yêu cầu đối với giáo viên:
Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng.
Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập của HS với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho học sinh được tham gia 1 cách tích cực; chủ động sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức và kĩ năng đã có, giúp các em phát triển tối đa tiềm năng, năng lực của học sinh.
-Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH; tổ chức có hiệu quả các bài học thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng các bài học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
-Tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị học tập; thực hành thí nghiệm, thực hành để vận dụng kiến thức đã học để phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
Hướng dẫn học sinh học độc lập
HS có được tạo điều kiện để sáng tạo không?
HS có thể hoạt động độc lập tách khỏi GV không?
HS có được đưa ra những giải pháp của mình không?
HS có thể xây dựng con đường/quá trình học tập cho mình không?
HS có thể tự học không?
HS có thể lựa chọn các chủ đề, bài tập/nhiệm vụ khác nhau không?
HS có thể tự đánh giá không?
HS có được tự chủ không?
Kết luận về vai trò của GV
Kết quả nghiên cứu cho thấy GV là yếu tố quan trọng trong chất lượng giáo dục
Nhận thức được việc ‘tiên đoán theo cảm tính’
(Trách nhiệm và lương tâm của người thầy – Có cảm nhận sư phạm)
Có thái độ tích cực đối với HS
Nhạy cảm
Giáo dục theo khả năng/năng khiếu của HS
Cần đáp ứng sự đa dạng theo phương pháp mới
Hiểu biết về các phương pháp này
Khả năng áp dụng các phương pháp này
Luôn có thái độ coi trọng sự khác biệt
C . Học sinh Học tích cực là gì ?
HS có thể làm được gì?
HS tích cực như thế nào?
Học sinh cần có những hoạt động :Tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm…So sánh, phân tích, kiểm tra,Thực hành, xây dựng…Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn…Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc…Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ…Tính toán…
Học sâu
Điều kiện:- Cảm giác thoải mái - Tham gia tích cực
Cảm giác thoải mái
Cảm giác tự tin
Cảm giác vừa sức
Cảm thấy dễ chịu
Cảm giác được tôn trọng
Sự tham gia tích cực và cảm giác thoải mái là những điều kiện cơ bản của học tập
Lợi ích của việc áp dụng D&HTC
Học có hiệu quả hơn – bài học sinh động hơn
Quan hệ với HS tốt hơn
Hoạt động học tập phong phú hơn; HS hoạt động nhiều hơn
GV có nhiều cơ hội giúp đỡ HS hơn
Phát triển tính độc lập, sáng tạo của HS
...
5 yếu tố thúc đẩy D &H TC
Không khí và các mối quan hệ trong nhóm
Sự phù hợp với mức độ phát triển
Sự gần gũi với thực tế
Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
Phạm vi tự do sáng tạo
1. Không khí và các mối quan hệ trong nhóm
Xây dựng môi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học…)
Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần
Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực
Tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm,.. và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập
Tạo ra môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu
Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, hài hước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
2. Sự phù hợp với trình độ phát triển
Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các đối tượng HS khác nhau
Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của HS
Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thày ở trò (nhất trí thoả thuận)
Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa
Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với HS là những nhiệm vụ vận dụng môn học
Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của các môn học riêng.
3. Sự gần gũi với thực tế
Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của HS với thế giới thực tại xung quanh.
* Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực.
* Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để “mang” HS lại gần đời sống thực tế.
4. Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi
Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực
Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò chơi giáo dục
Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập
Tăng cường các trải nghiệm thành công.
Tăng cường sự tham gia tích cực.
Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (HS hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ GV).
Đảm bảo đủ thời gian thực hành.
5. Phạm vi tự do sáng tạo
HS có thường xuyên được lựa chọn hoạt động hay không?
HS có được lên kế hoạch/đánh giá bài học, thực hiện nhiệm vụ và hoạt động hay không?
Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, HS có được tự do xác định quá trình thực hiện và xác định sản phẩm hay không?
HS có được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn của nhà trường và thực tế của nhóm hay không?
Động viên khuyến khích HS tự giải quyết vấn đề.
Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận- thay vì các câu hỏi đóng mang tính nhắc lại (cho phép HS đào sâu suy nghĩ, sáng tạo).
Tạo điều kiện và cơ hội để HS tham gia.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần 9 Thứ....... ngày ..... tháng ..... năm ....
Môn : Tiếng Việt (Tiết: 38)
Đề bài : EO - AO
A. Mục tiêu
Sau bài học, hs :
- Đọc và viết được : eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- Đọc được đoạn thơ ứng dụng : Suối chảy ........ thổi sáo
- Nhận ra được vần eo, ao trong sách báo hoặc văn bản bất kì.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Gió, mưa, mây, bão, lũ
B. Chuẩn bị :
- GV : Tranh minh hoạ các từ khoá, đoạn thơ ứng dụng và phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng Việt, bảng con, sgk.
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ: Ôn tập
- Hs viết từ theo hình ảnh :1. cây gậy, 2 .đôi đũa, 3 .mây bay ,4. nhảy dây
- Gọi Hs đọc vần , tiếng , từ ( Đánh vần , phân tích tiếng theo yêu cầu của giáo viên )
- Gv nhận xét bài cũ.
- Hs viết theo mã số cá nhân
(Từ chọn ở bảng con hs viết đẹp nhất)
- Hs đọc từ , câu ứng dụng ...
- Hs nhận xét
II- Bài mới :
1- Giới thiệu và ghi đề : eo, ao
GV đọc đề bài : eo, ao
- Hs đọc ...
2- Dạy vần :
a- Nhận diện vần : eo - mèo
- Gv viết lên bảng : eo
- Gv : Vần eo được tạo nên từ những âm nào ?
- Cho hs phân tích vần eo.
- Hs : âm e và o
- Hs : e đứng trước, o đứng sau.
b- Đánh vần :
- Gv : Em nào đánh vần được vần eo ?
- Hs : e-o-eo (cá nhân, tổ, lớp)
+ Ghép vần, tiếng :
- Gv : Cho hs ghép vần eo, tiếng “mèo”.
- Hs ghép : eo - mèo
- Cho hs đọc tiếng “mèo” mình vừa ghép.
- Hs đọc ...
+ Viết tiếng :
- Gv : Muốn viết tiếng “mèo” cô viết như thế nào ?
- Hs : Viết âm m trước, eo sau, thanh huyền trên e.
- Gv viết bảng : mèo
+ Đánh vần :
- Yêu cầu hs đánh vần, đọc :
mờ-eo-meo-huyền-mèo
- Hs đánh vần, đọc :
(cá nhân, nhóm)
+ Giới thiệu từ khoá “chú mèo” qua tranh.
- Hs quan sát và lắng nghe ...
- Gv ghi bảng : “chú mèo” và cho hs đọc.
- Hs đọc ...
- Cho hs đọc lại ở bảng
- Hs đọc (cá nhân, nhóm)
b- Dạy vần :
- Quy trình như dạy vần eo.
- Lưu ý :
+ Vần ao tạo nên từ a và o.
+ So sánh eo và ao
vần.
GN : Kết thúc bằng âm o
KN : Vần eo có e đứng đầu vần, vần ao có a đứng đầu
+ Sau khi hình thành tiếng “sao” ,từ “ngôi sao”.
- Cho hs đọc lại toàn bài ở bảng.
- Hs đọc ...
3- Luyện viết bảng con :
eo - chú mèo
ao - ngôi sao
- Gv viết mẫu, vừa viết vừa h/d hs viết liền mạch các chữ trong một tiếng.
- Hs quan sát, lắng nghe.
- Cho hs viết bảng con.
- Hs viết b/con...
- Gv hướng dẫn hs chỉnh sửa.
Giải lao
4- Đọc từ ứng dụng :
- Gv giới thiệu lần lượt các từ :
cái kéo trái đào
leo trèo chào cờ
- Gọi hs đọc lần lượt từng từ, phát hiện tiếng có vần vừa học, gv gạch chân và cho hs phân tích tiếng đó.
- Hs đọc và phân tích tiếng : kéo, leo, trèo, đào, chào.
- Gv đọc lại các từ ứng dụng và kết hợp giải nghĩa từ.
+ Leo trèo : Leo lên cây cao hoặc trèo lên cây cao.
- Hs lắng nghe.
Yêu cầu hs đọc lại toàn bài ở bảng.
- Hs đọc (cá nhân, lớp)
PGD –ĐT QUẬN THANH KHÊ
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH
“ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
MÔN HỌC VẦN LỚP 1”
Giáo viên thực hiện :
Hoàng Thị Ni – TTCM tổ 1
File đính kèm:
- YÊU CẦU ĐỔI MỚI PPDH.doc