Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Người. Những tư tưởng khoa học và cách mạng của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực mãi mãi là ngọn đèn soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.

Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định những di sản của lý luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt và trường tồn. Cho dù thế giới có đổi thay, diễn biến phức tạp thì tư tưởng về cách mạng Việt Nam, về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi không thay đổi.

Trong suốt 8 thập kỷ qua, với vai trò là đội tiên phong, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, sự khủng hoảng, đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân lao động mất niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa xã hội, hoài nghi vào con đường phát triển theo định hướng xã hội mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn.

Các thế lực thù địch và bọn cơ hội đủ màu sắc lợi dụng tình hình ấy, ra sức tiến công vào chủ nghĩa Mác – Lênin; vu cáo, xuyên tạc, hạ thấp ý nghĩa, giá trị của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam Trường Chính trị tỉnh Bình Phước Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam Thứ năm - 05/05/2011 19:13 |In ra |Đóng cửa sổ này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một kho tàng vô giá, đó là di sản tư tưởng của Người. Những tư tưởng khoa học và cách mạng của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực mãi mãi là ngọn đèn soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định những di sản của lý luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt và trường tồn. Cho dù thế giới có đổi thay, diễn biến phức tạp thì tư tưởng về cách mạng Việt Nam, về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi không thay đổi. Trong suốt 8 thập kỷ qua, với vai trò là đội tiên phong, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, sự khủng hoảng, đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân lao động mất niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa xã hội, hoài nghi vào con đường phát triển theo định hướng xã hội mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Các thế lực thù địch và bọn cơ hội đủ màu sắc lợi dụng tình hình ấy, ra sức tiến công vào chủ nghĩa Mác – Lênin; vu cáo, xuyên tạc, hạ thấp ý nghĩa, giá trị của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự giữ địa vị chỉ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của xã hội ta; để Đảng ta giữ vững vai trò là chiến sĩ tiên phong,chèo lái con thuyền cách mạng đi tới bến bờ vinh quang thì việc nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là rất quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng được thể hiện trên rất nhiều nội dung, song trong đó nổi bật lên là tư tưởng của Người về vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị. Đây là những quan điểm toàn diện và phong phú, thể hiện sự sáng tạo và phát triển học thuyết về xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng ở bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay. Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh không được Người trình bày riêng thành mục, nhưng thông qua việc nghiên cứu tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam có thể nhận thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau: Một là, sự cần thiết phải có Đảng lãnh đạo – nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Nguyễn Ái Quốc ngay từ khi về Quảng Châu  mở các lớp huấn luyện chính trị, đã đặt vấn đề “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?” và Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”(1). Bởi vì theo Người: cách mạng là sự nghiệp chung của toàn thể dân chúng. Song, sức mạnh đó chỉ có được khi dân chúng được thức tỉnh, giác ngộ và tổ chức, lãnh đạo. Đảng chính là người có nhiệm vụ thức tỉnh, lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng. Với hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, trình độ dân trí thấp, kẻ thù thực hiện chính sách thống trị hà khắc, dân chủ bị bóp nghẹt Do đó, yêu cầu nhiệm vụ giác ngộ, tổ chức dân chúng càng khó khăn và quan trọng hơn. Người nói: “Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên quyết cách mạng; làm cho quần chúng tin chắc cách mạng nhất định thắng lợi”(3). Người cho rằng: “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất phức tạp”, kinh nghiệm trên thế giới và ngay trong nước cũng đã chứng tỏ một điều rằng những cuộc đấu tranh “tự phát” của nhân dân thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch không đầy đủ, tổ chức chưa chắc chắn. Vì vậy mà lực lượng cách mạng rời rạc, nơi này lên thì nơi khác lại xẹp xuống. Kết quả là các cuộc đấu tranh diễn ra đều bị thất bại. Do đó, “muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”(4). Mặt khác, Người cho rằng: “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền”(5). Nhờ có Đảng tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân thành một lực lượng có sức mạnh tổng hợp mới có thể đánh đổ lực lượng kẻ địch mạnh hơn gấp ta nhiều lần. Song, theo Người vai trò của Đảng không chỉ dừng lại ở việc tập hợp, lãnh đạo quần chúng nhân dân giành lấy chính quyền mà sau khi có được chính quyền về tay nhân dân rồi thì vẫn cần có sự lãnh đạo của Đảng. Người nói: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”(6). Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”(7). Đây không phải là nhận định nhất thời hay nhận định có tính chất sách lược mà là một quan điểm rất quan trọng của Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1961, Hồ Chí Minh khẳng định lại: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không tiên thư, tiên vị” Quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết khẳng định bản chất của Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin - một học thuyết cách mạng và khoa học nhất, là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, tuy có số lượng ít so với dân số nhưng có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đứng ở trung tâm của thời đại, có trách nhiệm lãnh đạo đất nước thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Những nội dung quy định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta bao gồm: nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là là chủ nghĩa xã hội; Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt theo những nguyên lý về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của V.I.Lênin. Bản chất của Đảng ta là bản chất giai cấp công nhân nhưng Người quan niệm rằng, Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn của nhân dân lao động và của toàn dân tộc có ý nghĩa  lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc. Trong thành phần đảng viên, ngoài thành phần giai cấp công nhân còn có các thành phần khác, đó là những người ưu tú trong giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các thành phần khác. Đảng ta không tách rời giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh  của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác. Chính điều đó làm cho Đảng ta ngày càng lớn mạnh, Đảng ta được nhân dân coi là Đảng của mình. Đường lối chính trị của Đảng phản ánh lập trường của giai cấp công nhân, hướng tới thực hiện mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân. Song, vì sự thống nhất giữa lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác” Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc luôn gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau. Mọi hoạt động cách mạng của Đảng đều đồng thời giải quyết cả vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Vì vậy, Đảng không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh là một sự sáng tạo, phát triển học thuyết Mác – Lênin về Đảng và xây dựng Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Điều này không những không mâu thuẫn với lý luận của học thuyết Mác, mà nó còn giúp cho việc khẳng định lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội ta là hoàn toàn thống nhất với nhau, không tách rời nhau. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gánh vác sứ mệnh cao cả là lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cũng không vì mục đích nào khác ngoài mục đích vì lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, đặc biệt trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền, trong đó chứa đựng tư tưởng của Người về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Tư tưởng của Người về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong mọi thời kỳ. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ, sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng  xã hội, giải phóng con người ở Việt Nam cần có Đảng. Và vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam càng quan trọng hơn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Chọn lựa Đảng làm người tổ chức, lãnh đạo theo Hồ Chí Minh đó là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử. Vì vậy, trọng trách của Đảng hết sức nặng nề nhưng cũng rất vinh quang. Chú thích: (1): Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2002, t2, tr267. (2): Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.2, tr 280. (3): Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.7, tr 228.  (4): Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.7, tr229. (5): Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.7, tr229. (6): Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr303. (7): Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.6, tr.175. Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Khuyến Nguồn tin: Nội san 2010 - Trường Chính trị URL của bản tin này: © Trường Chính trị tỉnh Bình Phước trongtuan.tct@gmail.com

File đính kèm:

  • docTìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, VT của Đảng CS.doc
Giáo án liên quan