Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu vốn, thị trường , công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng và phát triển kinh tế.
47 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài – xu hướng quan trọng đối với các nước đang phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu..Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu vốn, thị trường , công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng và phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) là một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển giao về vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển, đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báu để xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần vào tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu.Nước ta đã và đang tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương về các mặt thương mại, đầu tư và trao đổi trên nhiều lĩnh vực khác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá , từng bước đảm bảo thực hiện quyền tự do hợp tác kinh doanh với nước ngoài đối với mọi doanh nghiệp , nước ta tham gia đầy đủ hơn vào cơ chế đa phương nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển, thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế thị trường.
Vì thế, trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển.Để có thể tận dụng được các cơ hội, chúng ta phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược cơ cấu thích ứng vào nền kinh tế thế giới để nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn,dần trở thành một thực thể hữu cơ của kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
Chương 1
Lý luận xuất khẩu tư bản
Bản chất của xuất khẩu tư bản :
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài ( đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Lênin khẳng định rằng , xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là quá trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:
Một là , trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “ tư bản thừa ” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước.
Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ , tiền lương thấp , nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao.
Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt. Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản :
Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, nếu xét cách thức đầu tư thì có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài
Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.
Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân
Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân.
Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.
Về quân sự , viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần để bán vũ khí.
Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực hiện . Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản, có xu hướng tăng nhanh , chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu . Nếu những năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ này nó đã đạt tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất khẩu.
Nếu xét về cách thức hoạt động , có các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia , hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và chuyển giao công nghệ, trong đó, hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nhân dân lao động thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột gía trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa. Từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế – xã hội gia tăng.
Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản
Ngày nay , trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn .
Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển ( chiếm tỷ trọng trên 70% ). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển giảm mạnh, thậm chí chỉ còn 16,8%(1996) và hiện nay khoảng 30%.
Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bản không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế.Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Như đã biết , cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như : ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương...Những ngành này có thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít nguyên , nhiên vật liệu. Trong nền kinh tế giữa các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Sự xuất hiện những ngành nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất cao. Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì các nước đang phát triển có hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu , không phù hợp, tình chính trị kém ổn định, sức mua kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước ( còn với nước đang phát triển nhưng đã trở thành Nics thì tỷ trọng của luồng tư bản xuất khẩu vẫn lớn: chiếm 80% tổng tư bản xuất khẩu của các nước đang phát triển). Mặt khác thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh. Hệ qủa của hoạt động này bao giờ cũng hình thành các khối kinh tế với những đaọ luật bảo hộ rất khắt khe. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các doanh nghiệp chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó.
Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển không làm cho bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi , mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và phức tạp hơn. Sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng khoa học- công nghệ cao ở các nước tư bản phát triển bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị quy trình công nghệ mới đã dẫn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ lạc hậu ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp ( do bị hao mòn hữu hình và vô hình ). Đối với nền kinh tế thế giới đang phát triển, những tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị đó sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định , có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực nào đó của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn của quy mô thế giới cho thấy: xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu á, Phi , Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên.
Thứ hai là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn , trong đó vai trò các công ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là trong FDI . Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật là các Nics châu á.
Thứ ba là hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan quyện giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT,BT...sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.
Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.
Ngày nay , xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước; là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng . Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quá nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản , nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo,linh hoạt , nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.
Chương 2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài – Xu hướng quan trọng đối với các nước đang phát triển
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) là hình thức đầu tư nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế và phân công lao động quốc tế .
Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư nước ngoài.Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) “ Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội ”. Theo luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ sung hoàn thiện sau ba lần sửa đổi “ Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”
Qua xem xét các định nghĩa về đầu tư nước ngoài có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của đầu tư nước ngoài như sau:
Một là , sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác .
Hai là , vốn được huy động vào các mục đích thực hiện các hoạt động kinh tế và kinh doanh.
Mặc dù có nhiều khác biệt về quan niệm nhưng nhìn chung FDI được xem xét như một hoạt động kinh doanh, ở đó có các yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo nó bao gồm các yếu tố khác . Các yếu tố đó không chỉ bao gồm sự khác biệt về quốc tịch của các đối tác tham gia vào quá trình kinh doanh,sự khác biệt văn hoá , luật pháp mà còn là sự chuyển giao công nghệ , thị trường tiêu thụ...
Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, FDI có thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam .Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu FDI là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty ( cá nhân) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
Thứ nhất , các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
Thứ hai , sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu đóng góp 10% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
Thứ ba , lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần.
Thứ tư , FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
Thứ năm , FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
Thứ sáu , FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Nếu căn cứ tính chất pháp lý của đầu tư nước ngoài trực tiếp có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các loại hợp đồng và hợp tác kinh doanh , doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có thêm hình thức đầu tư khác đó là hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT). Trong các hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn là hình thức pháp nhân mới và luật Việt Nam gọi chung là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia FDI thành hai loại đầu tư tập trung trong khu chế xuất và đầu tư phân tán. Mỗi loại đầu tư trên đều có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở từng quốc gia.
Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm..
Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia FDI thành các loại như đầu tư công nghiệp, nông nghiệp , dịch vụ ..
Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm 3 hình thức như sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
. Hàng đổi hàng – Phương thức đầu tư thu hút nước ngoài quan trọng đối với các nước đang phát triển.
Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mà giá trị của trang thiết bị cung cấp được hoàn trả bằng chính sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quan tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá trị.Trong một hợp đồng, nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ của nhà máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác, nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm mà công nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với gía trị thiết bị mà nhà máy đã đầu tư.
Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển đặc biệt là các nước đang chuyển đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản góp phần ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở các nước đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mới của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển
Trong ba thập kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể về luồng vốn FDI. Tổng FDI trung bình hàng năm theo giá trị thị trường hiện nay tăng lên 10 lần, từ 104 tỷ USD trong những năm của thập kỷ 60 lên đến 1173 tỷ USD vào cuối những năm của thập kỷ 80. FDI đã tiếp tục tăng và đạt 1940 tỷ USD năm 1992. Các nước phát triển chiếm từ 68% trong những năm 60 lên đến 80% vào cuối những năm 90 trong tổng số của phần tăng lên của FDI.
Xét về khuynh hướng chung, một trong những nét nổi bật nhất của FDI là việc tăng nhanh lên nhanh chóng và vững bền của những luồng FDI tới các nước đang phát triển. Sau một giai đoạn tương đối đình trệ diễn ra sau các cuộc khủng hoảng nợ và một cuộc suy thoái cho tới giữa những năm 80 (từ năm 1981 - 1985 FDI đến các nước đang phát triển thực tế giảm 4%/ năm), đầu tư vào các nước đang phát triển đã khôi phục mạnh mẽ. Trong những năm cuối thập kỷ 80, FDI tăng 17% một năm và tiếp tục trong những năm 90.Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc và Đầu tư thế giới năm 1994, tổng đầu tư FDI vào các nước đang phát triển đạt số kỷ lục là 70 tỷ USD năm 1993, tăng 125% trong ba năm đầu của thập kỷ này. Ngược lại FDI vào các nước phát triển lại giảm mạnh trong những năm 90. Trong năm 1991 , FDI vào các nước OECD giảm 31% và tiếp tục giảm thêm 16% năm 1992. Kết quả là năm 1992 các nước đang phát triển chiếm 32% tổng FDI, trong khi tỷ trọng trung bình là 24% trong những năm 70. Tỷ trọng này tiếp tục tăng, đạt 40% vào năm 1993. Nếu xu hướng này tiếp tục, khối lượng FDI hàng năm vào các nước đang phát triển có thể vượt các nước phát triển trong thời gian không xa. Điều này cho thấy có một sự thay đổi cơ cấu rất lớn không chỉ về hình thức của đầu tư mà còn của sản xuất và thương mại sinh ra từ kết quả đầu tư này.
Xét về mặt cơ cấu, dòng FDI có xu hướng tăng vào khu vực sản xuất và dịch vụ. Trong đó khu vực dịch vụ chiếm ưu thế so với khu vực sản xuất. Ví dụ 51% đầu tư nước ngoài vào Mỹ năm 92 là vào khu vực dịch vụ, so sánh với năm 1981 là 4%. Con số này ở Anh là 40% năm 1992 và 35% năm 1981. Nước Nhật là 56% và 53%. Trong khi phần lớn các hoạt động dịch vụ tập trung ở các nước phát triển, cũng có những dấu hiệu chỉ ra rằng chính sách tự do hoá cũng đã dẫn đến việc tăng đáng kể mức đâù tư FDI vào ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển.
Dòng FDI bình quân hàng năm 1970 – 1992.
70 – 80
81- 85
86 - 90
1991
1992
Tất cả các nước (tỷ USD)
Các nước phát triển ( tỷ USD )
Các nước đang phát triển(tỷ USD)
Châu Phi (%)
Châu á (%)
Châu Mỹ-Latinh (%)
21
16
5
13.0
60.9
26.1
50
36
14
15.3
46.2
38.5
155
129
26
12.0
36.0
52.0
149
110
39
7.9
39.5
52.6
126
86
40
5.1
41.0
53.9
Nguồn : Transnational Corporations in World Development : Third survey , United Nations .
Sự phân bổ về địa lý cho thấy 10 nước đứng đầu về nhận FDI chiếm 76% tổng số FDI vào thế giới thứ ba vào năm 1992, tăng lên so với 70% trong mười năm trước nhưng vẫn thấp hơn 81% đạt được của năm 1981. Điều này có thể giải thích bởi sự tăng lên nhanh chóng của FDI vào Trung Quốc.Nếu năm 1981 khối lượng FDI vào Trung Quốc là không đáng kể thì đến năm 1992 đã chiếm tới một phần tư tông FDI vào các nước đang phát triển.
Chính sách thu hút và quản lý FDI của các nước đang phát triển đã thay đổi mạnh mẽ trong thập kỷ trước.Hiện nay các chính phủ đều khuyến khích FDI theo một cách thức mới chưa tứng có trong lịch sử. Việc chuyển các chính sách kinh tế hướng về thị trường và các chính sách tự do kinh tế đã thu hút và hấp dẫn hơn các nhà đầu tư. Những cố gắng của chính phủ các nước nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các dự án vào cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi theo hình thức BOO hay BOT đang tăng nhanh. Việc thực hiện tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là môt phương thức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong xu hướng này các nước Châu Mỹ Latinh dẫn đầu các nước đang phát triển.Từ năm 1988 đến 1992 khối lượng FDI trị giá khoảng 8,1 tỷ USD đã được đưa vào các nước châu Mỹ Latinh bởi hình thức mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Khối lượng này chiếm 16% tổng FDI đầu tư vào quốc gia này. Các nước Đông Âu cũng đã thu hút khối lượng đầu tư lớn vào lĩnh vực này khoảng 5,2 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1992 tương ứng với 43% trong tổng khối lượng đầu tư vào khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn thế giới đạt 450 tỷ USD vào năm 1995. Trong đó hai phần ba tập trung vào các nước châu á. Tầm vóc ngày càng lớn và tính năng động của các nước châu á đã làm cho châu á trở thành thị trường đầu tư quan trọng đối với các công ty đa quốc gia.
Tình hình dòng vốn FDI trên thế giới và trong khu vực hiện nay
Có thể nói trong 10 năm trở lại đây, mặc dù có một số biến động song nhìn chung lượng FDI trên toàn thế giới có xu hướng tăng. Năm 1997, con số này vào khoảng 400 tỷ USD với khoảng 70% vào các nước công nghiệp phát triển.Theo cơ quan thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), năm 1998, tổng lượng FDI đạt 430 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 1997 nhưng luồng vốn vào các nước đang phát triển lại giảm xuống còn 111 tỷ USD so với 117 tỷ của năm 1997.
Trong khu vực châu á, mức độ cạnh tranh để thu hút trở nên rất gay gắt. Trong số các nước đang phát triển, Trung Quốc là nước thành công nhất với lượng đầu tư thu hút trung bình chiếm tới một nửa tổng số vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp dẫn của một thị trường rộng lớn và cải cách kinh tế đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong những năm qua.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á, năm 1998 là năm đầu tiên kể từ năm 1985 tổng vốn vào khu vực này tuy đã giảm nhưng không nhiều. Trong đó, khả năng ứng phó dẫn đến mức độ ảnh hưởng của từng nước là khác nhau. Indonesia và Philippines đứng đầu danh sách nhóm nước suy giảm nguồn vốn FDI, trong khi đó Hàn Quốc và Thái Lan , mặc dù chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng nhất, song vẫn duy trì được lượng vốn lớn. Trên thực tế hai quốc gia này đã tiến hành những cải cách sâu rộng, đã được đánh giá là thành công cả trên bình diện nền kinh tế vĩ mô nói chung và môi trường đầu tư nói riêng.Năm 1998, vốn FDI đăng ký của Thái Lan là 5,9 tỷ USD so với 3,6 tỷ năm 1997 và của Hàn Quốc lần lượt là 4,7 tỷ USD và 3,6 tỷ USD . Cuộc khủng hoảng này cũng làm giảm rõ rệt nguồn cung cấp FDI từ hai quốc gia cung cấp FDI lớn của châu á là Nhật Bản ,Hàn Quốc và một số nước Nics khác.
Kinh nghiệm của một s
File đính kèm:
- KC (58).doc