Nội dung bài thi 20 năm thành lập tỉnh

Câu 1: Một trong những Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Trà Vinh và Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Nêu họ và tên đồng chí Bí thư chi bộ đầu tiên?

Trả lời:

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) thì Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập (cuối tháng 2/1930). Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập sau đó đã cử đồng chí Ung Văn Khiêm (Ủy viên Xứ ủy) và đồng chí Dương Quang Đông đến Trà Vinh, xúc tiến việc thành lập các Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trên địa bàn Trà Vinh. Đồng chí Ung Văn Khiêm về Càng Long chỉ đạo đồng chí Nguyễn Phát Đạt và các Hội viên Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở An Trường thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Chi bộ An Trường (quận Càng Long), lúc mới thành lập có các đồng chí: Nguyễn Phát Đạt, Đoàn Văn Quý, Lê Quang Lộc, Dương Háo Học, Mai Đăng Khóa. Bí thư Chi bộ đầu tiên là đồng chí Nguyễn Phát Đạt. Cùng lúc đó đồng chí Dương Quang Đông đến địa bàn quận Cầu Ngang và tỉnh lỵ Trà Vinh tiến hành tổ chức các Chi bộ Đảng Cộng sản ở các địa bàn này. Bí thư Chi bộ tỉnh lỵ Trà Vinh là đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng, Chi bộ Mỹ Long (quận Cầu Ngang) là đồng chí Dương Quang Đông.

Mùa thu năm 1930 Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập tại nhà số 09, đường Công Xi rượu nếp (nay là đường Lê Lợi, phường 1, thành phố Trà Vinh). Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Trà Vinh là đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng (đồng chí Vinh), đồng chí Nguyễn Văn Lẹ - Ủy viên Thường vụ phụ trách huyện Càng

Long, đồng chí Nanh Phó Bí thư, đồng chí Dương Quang Đông - Ủy viên Thường vụ phụ trách huyện Cầu Ngang, đồng chí Dương Háo Học - Tỉnh ủy viên.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung bài thi 20 năm thành lập tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NéI DUNG Câu 1: Một trong những Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Trà Vinh và Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Nêu họ và tên đồng chí Bí thư chi bộ đầu tiên? Trả lời: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) thì Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập (cuối tháng 2/1930). Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập sau đó đã cử đồng chí Ung Văn Khiêm (Ủy viên Xứ ủy) và đồng chí Dương Quang Đông đến Trà Vinh, xúc tiến việc thành lập các Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trên địa bàn Trà Vinh. Đồng chí Ung Văn Khiêm về Càng Long chỉ đạo đồng chí Nguyễn Phát Đạt và các Hội viên Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở An Trường thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Chi bộ An Trường (quận Càng Long), lúc mới thành lập có các đồng chí: Nguyễn Phát Đạt, Đoàn Văn Quý, Lê Quang Lộc, Dương Háo Học, Mai Đăng Khóa. Bí thư Chi bộ đầu tiên là đồng chí Nguyễn Phát Đạt. Cùng lúc đó đồng chí Dương Quang Đông đến địa bàn quận Cầu Ngang và tỉnh lỵ Trà Vinh tiến hành tổ chức các Chi bộ Đảng Cộng sản ở các địa bàn này. Bí thư Chi bộ tỉnh lỵ Trà Vinh là đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng, Chi bộ Mỹ Long (quận Cầu Ngang) là đồng chí Dương Quang Đông. Mùa thu năm 1930 Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập tại nhà số 09, đường Công Xi rượu nếp (nay là đường Lê Lợi, phường 1, thành phố Trà Vinh). Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Trà Vinh là đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng (đồng chí Vinh), đồng chí Nguyễn Văn Lẹ - Ủy viên Thường vụ phụ trách huyện Càng Long, đồng chí Nanh Phó Bí thư, đồng chí Dương Quang Đông - Ủy viên Thường vụ phụ trách huyện Cầu Ngang, đồng chí Dương Háo Học - Tỉnh ủy viên. Câu 2: Từ khi được thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh trải qua mấy kỳ Đại hội? Ở đâu? Nêu họ và tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy qua từng thời kỳ từ khi thành lập Tỉnh ủy đến nay? Trả lời: Mùa thu năm 1930 thành lập Tỉnh ủy tại nhà số 09, đường Công Xi rượu nếp, nay là đường Lê Lợi , Phường 1, thành phố Trà Vinh. Giữa quí IV năm 1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ I được tổ chức tại ấp Cồn Trứng (xã Trường Long Hòa). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Tỉnh ủy mới, gồm 15 đồng chí: đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh - Bí thư. Sau giải phóng, ngày 06/01/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định số 08 về việc thành lập Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh Đảng bộ Vĩnh - Trà (do yêu cầu sáp nhập 02 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, sau đó đổi tên là tỉnh Cửu Long) gồm 40 đồng chí, đồng chí Hồ Lộc (Hồ Nam) được giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. - Đại hội Tỉnh Đảng bộ Cửu Long lần thứ I nhiệm kỳ 1977 - 1980. Đồng chí Nguyễn Đáng (Năm Trung) - Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Vĩnh Long - tỉnh Cửu Long. - Đại hội Tỉnh Đảng bộ Cửu Long lần thứ II nhiệm kỳ 1980-1983. Đồng chí Nguyễn Đáng (Năm Trung) - Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Vĩnh Long - tỉnh Cửu Long. - Đại hội Tỉnh Đảng bộ Cửu Long lần thứ III nhiệm kỳ 1983 - 1986. Đồng chí Nguyễn Đáng (Năm Trung) - Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Vĩnh Long - tỉnh Cửu Long - Đại hội Tỉnh Đảng bộ Cửu Long lần thứ IV nhiệm kỳ 1986 - 1990. Đồng chí Nguyễn Ký Ức (Sáu Ức) - Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Vĩnh Long - tỉnh Cửu Long. - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ V, nhiệm kỳ 1992 - 1995. đồng chí Bùi Quang Huy giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh. - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VI, nhiệm kỳ 1996 - 2000. đồng chí Bùi Quang Huy giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh. - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2001 - 2005. Diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 01 năm 2001 - đồng chí Nguyễn Thái Bình giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010. đồng chí Nguyễn Thái Bình giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh. - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. đồng chí Trần Trí Dũng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, diễn ra tại Thị xã Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh. * Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy qua các thời kỳ. - Đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng. - Đồng chí Nguyễn Văn Trung. - Đồng chí Trương Văn Nhâm. - Đồng chí Nguyễn Văn Trung. - Đồng chí Trần Chí Nam. - Đồng chí Võ Hoàng. - Đồng chí Nguyễn Văn Hai. - Đồng chí Phan Văn Bảy. - Đồng chí Dương Quang Đông. - Đồng chí Phạm Thái Bường. - Đồng chí Dương Văn Hạnh. - Đồng chí Nguyễn Văn Nhữ. - Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh. - Đồng chí Trần Thành Đại. - Đồng chí Trần Văn Long. - Đồng chí La Lâm Gia. - Đồng chí Phạm Văn Kiết. - Đồng chí Nguyễn Đáng. - Đồng chí Hồ Lộc. - Đồng chí Nguyễn Tấn Liềng. - Đồng chí Nguyễn Văn Chơi - Đồng chí Nguyễn Hoàng Oanh. - Đồng chí Hồ Minh Mẫn - Đồng chí Trịnh Văn Lâu. - Đồng chí Bùi Vĩnh Sanh (Bùi Quang Huy). - Đồng chí Nguyễn Thái Bình. - Đồng chí Trần Trí Dũng. Câu 3: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Trà Vinh? Trả lời: Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Trà Vinh thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. tinh thần đoàn kết của các dân tộc Kinh-Khmer-Hoa anh dũng đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm dưới ngọn cờ của Đảng. Câu 4: Ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến dịch Cầu kè (từ 07/12/1949-16/01/1950)? Trả lời: * Tầm quan trọng của chiến dịch: Tại đây nếu mở chiến dịch ta có nhiều thuận lợi, mà địch có nhiều bất lợi. Ta có chỗ dựa hậu phương vững chắc. Địch tiếp tế và viện trợ khó khăn, dễ bị ta chia cắt. Làm tan rã hầu hết lực lượng địa phương của địch, giải tán toàn bộ bọn tề, tước vũ khí thân binh dân phòng ở các sóc, phá hệ thống đồn cốt ngoại vi Cầu Kè. * Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch: - Thắng lợi đã góp phần to lớn đó là ta đã vận động quần chúng, tiến hành võ trang tuyên truyền giải giáp khoảng 2.000 thân binh phòng vệ, thu trên 200 súng, cơ bản làm thất bại âm mưu chia rẽ dân tộc của địch, hòng biến người thanh niên Khmer thành lực lượng dự trữ cho chúng, hậu phương kháng chiến được củng cố, từ cả trong lòng đồng bào các dân tộc trên quê hương Cầu Kè nói riêng và Trà Vinh nói chung. Câu 5: Nêu những phòng trào đấu tranh chính trị tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa trong cuộc đấu tranh chống Mỹ? Trả lời - Ngày 20/9/1960 hơn 20.000 đồng bào Khmer từ các xã kéo về hợp với 5.000 đồng bào thị xã chống bắt lính, chống bắt dân làm khu trù mật, đòi tôn trọng và bảo đảm an toàn cho chùa chiền. Đây là cuộc biểu tình có tính chất phô trương lực lượng, tạo thế đấu tranh cho lực lượng chính trị sau này. - Ngày 9/7/1965 quận trưởng huyện Trà Cú lệnh cho bảy trung đội bảo an kết hợp dân vệ càn vào xã Hàm Giang. Chúng kéo đến chùa Vàm Rây bắt 02 vị sư mổ bụng, bắt 04 người Khmer dọa bắn, đổ dầu đốt nhà những người này, bà con ta giằng co kéo níu không cho chúng đốt nhà và vạch mặt mấy tên ác ôn. Bọn địch rút khỏi chùa liền gọi máy bay đến ném bom. Làm bà con chết 6 người, bị thương 15 người, sau khi địch ngừng ném bom thì sư sãi và đồng bào tổ chức ngay cuộc đấu tranh kéo thẳng vào huyện lỵ đòi bồi thường thiệt hại về nhân mạng, tài sản của nhân dân và của chùa. Tên quận trưởng Trà Cú đến chùa lừa mị dụ dỗ, lập tức các chùa xung quanh kéo đến 500 sư sãi và 3.500 đồng bào vay bọn này. Ngày 25/11/1965, đồng bào và sư sãi tiếp tục tổ chức đấu tranh chính trị ở huyện Trà Cú. Lực lượng đến 7.745 người (có 1.500 sư sãi, 2.000 người kinh, còn lại là người Khmer). Đồng bào, sư sãi mang theo hàng ngàn truyền đơn và khẩu hiệu với yêu sách: Bồi thường chùa Vàm Rây. Chấm dứt bắn pháo, dội bom vào xóm ấp. Chống bắt lính, thả ngay số thanh niên bị bắt ở chùa Tà Rưng. Đế quốc Mỹ cút đi, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày 7/12/1965 các nơi tập trung khoảng 8.000 người tiếp tục kéo vào thị xã biểu tình dài ngày. Đây là một cuộc đấu tranh kiên trì trong vòng 5 tháng, bằng nhiều đợt với hai cơ quan cao cấp nhất của quận, tỉnh đã giành thắng lợi. Qua cuộc đấu tranh chứng tỏ trình độ tập hợp quần chúng và tổ chức đấu tranh chính trị của ta đã phát triển khá cao. Câu 6: Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Trà Vinh (thời kỳ chống Mỹ) ra đời trong thời gian nào? Ở đâu? Nêu một số chiến công lớn của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Trả lời: * Sự hình thành lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh thời kỳ chống Mỹ: Ngày 14/5/1959 Đảng bộ tỉnh Trà Vinh quyết định đưa lực lượng vũ trang ngầm ra mắt đồng bào tại ấp Láng Cháo, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải. Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh mang tên “Tiểu đoàn Cửu Long” đây là lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh thời kỳ chống Mỹ công khai hoạt động. * Một số chiến công lớn của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: - Tháng 7 năm 1961 Đại đội 501, đại đội 503 và du kích phục kích đoạn lộ 35 trên ấp Lồ ồ xã Hiệp Mỹ - Cầu Ngang đánh tiểu đoàn biệt động địch. Quân địch đi trên đoàn xe tám chiếc từ Cầu Ngang đến Duyên Hải (Long Toàn) chuẩn bị địa bàn cho Ngô Đình Diệm xuống khánh thành sân bay Long Toàn. Ban chỉ huy trận đánh gồm các đồng chí: Bảy Núi, Mười Còn, Ba Cử dưới sự chỉ huy của đồng chí Sáu Hoàng. Đồng chí trinh sát dùng xe đạp để báo cáo về sở chỉ huy, nhưng khi phát hiện đoàn xe đồng chí lại ghé từng nhà có ém quân để thông báo, nên đến khi tới sở chỉ huy thì đã qua khỏi hai xe GMC. Sở chỉ huy là nhà anh Trọng cơ sở của ta làm trưởng ấp. Anh Trọng đã hứa cho tên Cao - thiếu úy một con dê, nên xe thứ ba có tên Cao, đã dừng lại chạy vô nhà. Anh Trọng nhanh ý bắt con dê đem ra xe, nên bọn lính lại ào lên xe đi không phát hiện Sở chỉ huy của ta. Ban chỉ huy nhận định chưa lộ nên cho toàn đơn vị bí mật sẵn sàng đánh địch trở về. Đến 16 giờ đoàn xe quay về, quân ta nổ sung xung phong diệt gần hai trung đội địch thu 35 súng các loại (có 07 trung liên và 03 thompson). Đây là trận thắng lớn hợp đồng nhiều quân (cả đại đội 501, 503, địa phương quân Trà Cú, địa phương quân Cầu Ngang và du kích nhiều xã, quân số hơn 200). - Tháng 10 năm 1972, huyện Tiểu Cần được tổ hỏa lực của tiểu đoàn 501 tăng cường pháo kích nặng xã Hiếu Tử để Tiểu đoàn 501 phục kích đánh viện. Trưởng ban II và quận trưởng Tiểu Cần trực tiếp thị sát một đại đội bảo an đi viện, Viện quân lọt vào đội hình phục kích của ta vào đoạn đập Bà Lãnh khoảng 21 giờ. Hai tên cầm đầu bị diệt, đội hình co cụm lại và rối loạn đại đội bị thiệt hại nặng, cháy 01 xe GMC, thu Tiểu đoàn 501 nhiều súng đạn. Câu 7: Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn Trà Vinh vào ngày 30/4/1975 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi 30/4/1975? Trả lời: * Tỉnh chọn 04 hướng tiến công và sử dụng lực lượng như sau: - Hướng chủ yếu: Tiểu đoàn 501, Tiểu đoàn 4, Đại đội 67 thị xã từ hướng bắc, tây bắc đánh thẳng vào mục tiêu chủ yếu là tòa hành chính, dinh tỉnh trưởng và sở chỉ huy hanh quân tiểu khu. - Hướng thứ yếu thứ I: sử dụng Tiểu đoàn 509, Đại đội trinh sát vũ trang, 01 trung đội công binh từ nam – tây nam đánh đối diện, sau khi lướt qua các lực lượng ngăn chặn bên ngoài phát triển kẹp vào mục tiêu chủ yếu. - Hướng thứ yếu thứ II: dùng Tiểu đoàn 5 đánh từ hướng đông vào kho xăng dầu, cầu Long Bình, đại đội thám sát đặc biệt, sau đó phát triển thẳng vào mục tiêu chủ yếu. - Hướng đánh vào mục tiêu then chốt: hai trận địa pháo ở sân bay và khu hành chánh tiếp cận từ hướng tây sử dụng Đại đội đặc công 513, Đại đội trinh sát và Đại đội 517 cộng với 01 trung đội địa phương quân Càng Long. - Chỉ huy trưởng chiến dịch là đồng chí Nguyễn Nam (Năm Ròm) Thường vụ Tỉnh ủy - Chính trị Tỉnh đội. Chỉ huy phó khởi nghĩa là đồng chí Nguyễn Thành Triệu (Hai Tiến) Tỉnh ủy viên và đồng chí Nguyễn Phước Dợt (Hai Trị) - Chỉ huy phó. * Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn Trà Vinh vào ngày 30/4/1975 Đúng 0 giờ 5 phút ngày 30/4/1975, đại đội đặc công dùng bộc phá tấn công mục tiêu then chốt trận địa pháo ở Sân bay. Sự phát hỏa này đồng thời là hiệu lệnh cho toàn mặt trận. Sau đó đại đội đặc công triển khai lực lượng nhanh chóng nổ súng tiến công đánh chiếm hai lô cốt rồi tổ chức mũi thọc sâu vào trung tâm trận địa đánh trúng kho đạn cháy nổ làm quân ta bị thương vong. Sở chỉ huy tiền phương lệnh cho đồng chí Chín Hải tập trung binh hỏa lực quyết đánh diệt và chiếm cho được trận địa pháo trong đêm. Trận chiến giằng co quyết liệt, hai bên giành giật từng tấc đất trên trận địa pháo, quân địch ở đây sa sút tinh thần tìm đường tháo chạy. Tại khu vực sân bay, Đại đội trinh sát nhanh chóng đánh chiếm đồn bảo an và chuyển sang tấn công kho đạn hỏa tiễn. Một số binh sỹ địch ở đây bị thương vong, số còn lại tìm đường thoát thân. Kho đạn hỏa tiễn nổ tung, toàn bộ lính trong hệ thống lô cốt bảo vệ sân bay tháo chạy. Đại đội trinh sát làm chủ mục tiêu sân bay. Trên hướng chủ yếu, đội xung kích của Tiểu đoàn 501 đã diệt gọn 02 lô cốt tiền tiêu của địch trong những phút đầu tiên, mở cửa cho đội hình toàn Tiểu đoàn tiến sâu vào các mục tiêu gần Dinh Tỉnh trưởng. Trên đường tiến vào Tiểu đoàn giao chiến với Tiểu đoàn bảo an 470 của địch, đánh thiệt hại nặng 01 đại đội của tiểu đoàn và tiêu diệt 6 lô cốt. Cũng trên hướng chủ yếu, lực lượng Tiểu đoàn 4 dùng hỏa lực kiềm chế các lô cốt địch để bộ binh nhanh chóng tiến công các cứ điểm. Quân ta tiếp tục tiến thẳng khu vực Ty thuế vụ và Ty Công chánh các Dinh Tỉnh trưởng. Trong khi đó, Đại đội 67 bộ đội thị xã băng qua cầu Tiệm Tương tiến về mục tiêu Nhà Đèn và cầu Long Bình. Trên đường tiến quân, lực lượng này đọ súng quyết liệt với 01 đơn vị thám báo của địch. Hai bên giành giật nhau từng đoạn đường, góc phố trên đường Calmette, quân ta làm chủ khu vự garare. Trên hướng thứ yếu, Tiểu đoàn 509 chia thành 02 mũi tiến quân từ tri Tân xuyên vào nội ô thị xã trong đêm. Trên đường tiến quân, một mũi gặp 02 đại đội thuộc Tiểu đoàn bảo an 404 của địch tại ngã tư Chùa Phướng, phải chiến đấu với địch đến 5 giờ sáng rồi bám trụ lại, tổ chức đội hình để án ngữ, kiềm chế Tiểu đoàn 404 và đơn vị hành chính tiếp vận của địch. Một mũi khác phối hợp với đại đội công an vũ trang kết hợp nội tuyến bức hàng đồn Tri Tân B, diệt 01 lô cốt và đánh tan 01 đại đội thuộc Tiểu đoàn 40 của địch trên đường Tri Tân A, sau đó phối hợp với đại đội Công an võ trang đánh vào lô cốt số 01 tại ngã ba Rạp Hát. Đến 04 giờ sáng, toàn bộ khu vực Tri Tân A, Tri Tân B và Tầm Phương được giải phóng, quân ta tiếp cận bao vây ổ đề kháng của địch trên cao điểm Rạp Hát, đến 10 giờ 30 phút dùng 03 mũi giáp công bức hàng, bức rút lực lượng này. Như vậy, trong đêm 29/4/1975 quân ta đã chiếm lĩnh một số vị trí nội ô tỉnh lỵ, diệt và bức rút 25 đồn, bót gác và lô cốt địch, thu trên 100 súng. Đến 5 giờ sáng ngày 30/4 ta làm chủ đại bộ phận vùng ven như Tri Tân, Mỹ Cẩm, Mã Tiền, Long Bình A, B. Taijkhu vực trường tiểu học và trại lính bảo an bình định, cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra ác liệt. Đến 6 giờ sáng, bộ binh địch với 03 xe bọc thép phản kích điên cuồng. Trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Tỉnh ủy viên Trần Văn Tư (Tư Tranh), Võ Thị Đào (Ba Đào), Thạch Nhân (Tư Nhân), lực lượng quần chúng và gia đình binh sỹ ở khu vực Tri Tân, chùa Mới nổi dậy bao vây, bức hàng và tước vũ khí của binh sỹ ngụy bỏ chạy. Đồng chí Thạch Minh Mẫn ở thị xã kịp thời vận động sư sãi, quần chúng nổi dậy bao vây bức hàng 02 đồn địch, thu toàn bộ vũ khí. Ở Long Đức du kích và quần chúng bao vây hậu cứ tiểu đoàn 472 tại Vàm Trà Vinh và một số đồn bót. Ở ven sông Long Bình, quân dân ta chặt cây cắm 500 cọc dưới sông, ngăn không cho tàu địch tiến vào chi viện. Trên hướng tiến quân của lực lượng tiểu đoàn 512 tiến đánh vào khu vực hậu cần hành chánh tiếp vận và trận địa pháo tiểu khu nhưng bị địch ở trường huấn luyện và hậu cứ pháo binh địch chống cự, chiến sự diễn ra giằng co quyết liệt, quân ta không tiến được vào mục tiêu. Tiểu đoàn 512 trụ lại khu vực Mã Tiền tổ chức lực lượng truy quét địch, đuổi quân địch chạy khỏi các đồn Mã Tiền, Chùa Chim, Sóc Thác ta giải phóng khu vực này. Đại đội 67 tiến quân cập sông Long Bình đánh vào mục tiêu thám báo ở Nhà Đèn, địch chống trả quyết liệt. Quân ta triển khai đội hình làm chủ khu vực garare. Tiểu đoàn 5 tiến đánh bức rút các đồn tuyến sông Long Bình chiếm lĩnh tuyến cầu long Bình, bị bọn thám báo án ngữ, quân ta không vượt được qua cầu. Tên tỉnh trưởng Nguyễn Văn Sơn đã hoang mang, liên tục kêu gọi vùng 4 chiến thuật chi viện. Bộ Tư lệnh vùng 4 chiến thuật ra lệnh tỉnh trưởng Vĩnh Bình phải tử thủ. Đến 6 giờ sáng, địch kết hợp bộ binh và 03 xe bọc thép phản kích, tiểu đoàn 501 chặn đánh, buộc chúng phải dừng án ngữ tại ngã ba đường Cây Me – trại giam. Thế trận giằng co giữa ta và địch trên các mục tiêu trong nội ô. Đến 9 giờ 30 phút Sở Chỉ huy tiền phương nhận được tin Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách mạng. Chỉ huy trưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa kịp thời điện báo cho đồng chí Hai Trị chỉ huy trực tiếp mặt trận và dùng máy thông tin kêu gọi tỉnh trưởng Nguyễn Văn Sơn đầu hàng và yêu cầu tiên này ra lệnh cho các đơn vị ngụy quân, các quận trưởng đầu hàng cách mạng. Chỉ huy trưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa ra lệnh cho đồng chí Năm Thanh đang chỉ huy cánh quân tiểu đoàn 509 và bộ phận chỉ đạo mũi khởi nghĩa phát động lực lượng quần chúng xuống đường tiến công làm tan rã địch; đồng thời chỉ đạo cho đồng chí Võ Văn Triệu (Hai Tiến) nhanh chóng đưa lực lượng vào tiếp quản thị xã. Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được tung bay trước tòa hành chính và dinh tỉnh trưởng. Thị xã Trà Vinh được giải phóng cùng lúc với giải phóng Sài Gòn. * Ý nghĩa của thắng lợi 30/4/1975: Đây là thắng lợi to lớn, toàn diện và trọn vẹn, đạt được bằng sức mạnh tổng hợp từ đỉnh cao của tinh thần tiến công cách mạng của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Trà Vinh, đã huy động được mọi nguồn lực từ trong quá khứ và hiện tại để thực hiện một trận quyết chiến chiến lược đi đến thắng lợi giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà. Câu 8: Anh (chị) cho biết tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu liệt sỹ? Bao nhiêu mẹ Việt Nam anh hùng? Bao nhiêu địa phương, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang? (tính thờ gian cuối năm 2011). Hãy kể tên 10 đơn vị và 10 cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà anh (chị) biết? Trả lời: Tổ quốc và quê hương Trà Vinh đời đời ghi nhớ công ơn của 19.374 liệt sĩ; 8.266 thương binh; hàng chục ngàn gia đình có công với nước; 950 bà mẹ Việt Nam anh hùng; 66 đơn vị tập thể; 36 cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang không tiếc máu xương, công sức vì độc lập tự do thống nhất của Tổ quốc. * Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 1. Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Trà Vinh. (tuyên dương năm 1976) 2. Tiểu đoàn 501 tỉnh Trà Vinh. (tuyên dương năm 1976) 3. Dân quân du kích xã An Trường, huyện Càng Long. (tuyên dương năm 1976) 4. Dân quân du kích xã Huyền Hội, huyện Càng Long. (tuyên dương năm 1976) 5. Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè. (tuyên dương năm 1994) * Cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 1. Liệt sỹ Kiên Thị Nhẫn, xã đội phó xã Lương Hòa, huyện Châu Thành. 2. Liệt sỹ Đoàn Công Chánh, đại đội phó 513 (đặc công), Bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh. 3. Liệt sỹ Tô Thị Huỳnh, du kích xã Lương Hòa, huyện Châu Thành. 4. Liệt sỹ Ngô Quốc Trị, tỉnh đội trưởng BCH Quân sự tỉnh Trà Vinh. 5. Liệt sỹ Nguyễn Thị Út (Út Tịch), du kích xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè. Câu 9: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2010? Trả lời: * Giai đoạn 1992 - 1995 - Tổng sản phẩm nội địa GDP bình quân đạt mức tăng trưởng 8,45%, 1995 đạt trên 10%. + Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng năm tăng 23,15%. + Sản lượng lúa đạt 732.000 tấn. + Giá trị dịch vụ tăng bình quân 12,45% /năm. + Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa bình quân tăng 13,65%. + Có 16 xã có điện lưới quốc gia, 13% số hộ dân được sử dụng điện. 100% xã, phường, thị trấn được trang bị hệ thống điện thoại. + 50% số hộ dân sử dụng nước sạch. + Giải quyết việc làm cho trên 100.000 lao động không có và thiếu việc làm. + Trong 4 năm 1992 -1995 phát triển thêm 2.749 đảng viên nâng số đảng viên toàn tỉnh lên 11.486 đảng viên. + Có 59,26% tổ chức cơ sở Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh. * Giai đoạn 1996 - 2005 + Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm đều tăng, đạt 8,87%/năm. + Thực hiện xóa đói giảm nghèo, đã giải quyết việc làm cho khoảng 60 ngàn lao động không có việc làm và hơn 100.000 lao động thiếu việc làm. Thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh tăng lên 4.514.000đ/năm. + Diện tích sản xuất nông nghiệp và sản lượng lúa từ 732.000 tấn năm 1995 lên 1 triệu tấn năm 2000. + Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khá mạnh 5.630 cơ sở năm 1999. 50% hộ dân sử dụng điện, 70% hộ dân sử dụng nước sạch. + Có 06 trường dân tộc tộc nội trú năm 2000. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 01 tỷ đồng, xây dựng 884 căn nhà tình nghĩa. + Thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân được cùng cố và tăng cường, luôn chủ chủ động phát hiện và đấu tranh vô hiệu hóa những hoạt động phá hoại, phá rối an ninh trật tự và an toàn xã hội. Lực lượng Công an - Quân sự - Bộ đội Biên phòng tỉnh được xây dựng theo hướng trong sạch, từng bước chính quy hiện đại. + Nâng cao và xây dựng theo hướng trong sạch vững mạnh. Tỉnh ủy chỉ đạo thí điểm thực hiện cải cách hành chính “một cửa” tiến tới “một cửa, một dấu”. Số cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh từ 59,26% 1995 lên 78,10% năm 1999, phát triển mới 5.722 đảng viên (nâng tổng số đảng viên hơn 17.000 đồng chí). * Giai đoạn 2006 - 2011 + Tăng trưởng GDP ước đạt 12,3%, trong đó các ngành lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng trưởng khá cao; thu ngân sách nhà nước và huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch đề ra. + Tăng trưởng kinh tế đạt 13,4%, trong đó công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ tăng khá, thu ngân sách tăng 19,7%, huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,6%. + Triển khai áp dụng 11 mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn các huyện + Cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới; 17 xã xây dựng nông thôn mới trong kế hoạch 2011 - 2015 cơ bản hoàn thành. + Kim ngạch xuất khẩu 173,3 triệu USD, tăng 23%. Chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 10 tỷ USD. + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,1%. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, không bổ sung ngân sách để chi các khoản phát sinh ngoài dự toán, tiết kiệm được hơn 30 tỷ đồng. + Đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 1.062 phòng học, 274 nhà công vụ cho giáo viên; toàn tỉnh có 41 trường đạt chuẩn quốc gia. + Xây dựng và bàn giao 1.000 căn nhà tình nghĩa; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo xây dựng và bàn giao 7.655 căn, đạt 93% kế hoạch. Tạo việc làm mới cho khoảng 46.700 lao động, xuất khẩu 180 lao động. + Tập trung chỉ đạo đảm bảo tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội địa phương; tăng cường tuần tra, bảo vệ chủ quyền biên giới, bảo vệ an ninh chính trị, chủ động phòng ngừa, đấu tranh vô hiệu hoá hoạt động xâm nhập, phá hoại của các thế lực thù địch, nhất là hoạt động phát tán tài liệu tuyên truyền phản động từ bên ngoài vào địa bàn. Thực hiện tốt công tác tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu đề ra. + Công tác chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo; tập trung chỉ đạo quyết liệt các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, chủ động phòng ngừa, phá hoại của các thế lực thù địch, nhất là hoạt động phát tán tài liệu tuyên truyền phản động từ bên ngoài vào địa bàn, các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động gây rối an ninh trật tự địa phương. Tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Câu 10: Nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, anh (chị) cho biết điều tâm huyết nhất của mình muốn góp ý kiến với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh để xây dựng Trà Vinh phát triển nhanh và bền vững? Trả lời: Trong nh÷ng n¨m qua mÆc dï gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n thö th¸ch, nh­ng sù nghiÖp ®æi míi cña n­íc ta tiÕp tôc giµnh ®­îc nhiÒu thµnh tùu quan träng; t×nh h×nh kinh tÕ x· héi tiÕp tôc ph¸t triÓn; ®êi sèng nh©n d©n ®­îc c¶i thiÖn; chÝnh trÞ ®­îc gi÷ v÷ng; quèc phßng-an ninh ®­îc b¶o ®¶m, chóng ta cã thªm thÕ vµ lùc, kh¶ n¨ng vµ c¬ héi ®Ó tiÕp tôc ph¸t triÓn trong nh÷ng n¨m tíi. Tõ khi t¸ch tØnh ®Õn nay ®· 20 n¨m qua, §¶ng bé vµ qu©n d©n trong tØnh ®· ®oµn kÕt phÊn ®Êu v­ît qua nhiÒu khã kh¨n, thö th¸ch, thùc hiÖn c¸c chØ tiªu kinh tÕ-x· héi ®Òu ®¹t vµ v­ît kÕ ho¹ch, NghÞ quyÕt hµng n¨m ®Ò ra. §Çu t­ ph¸t triÓn toµn x· héi mçi n¨m ®Òu t¨ng; nhiÒu c«ng tr×nh, kÕt cÊu h¹ tÇng ®­îc c¶i t¹o, n©ng cÊp vµ x©y dùng míi, nhÊt lµ hÖ thèng thñy lîi, giao th«ng ®iÖn n­íc, tr­êng häcThùc hiÖn nhiÖm vô c«ng nghiÖp hãa n«ng nghiÖp vµ ph¸t tri

File đính kèm:

  • docnoi_dung_bai_thi_20_nam_thanh_lap_tinh.doc
Giáo án liên quan