Đ Bài Kì diệu rừng xanh (TV5, T1) : HS LĐ, THB để cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của TG đối với rừng, từ đó yêu vẻ đẹp của TN, có ý thức BVMT.
Đ Bài Đất Cà Mau (TV5, T1) : HS hiểu biết về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau / Bài Tiếng vọng (TV5, T1) : HS cảm nhận nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, khiến những con chim non từ những quả trứng “mãi mãi chẳng ra đời” .
Đ Bài Người gác rừng tí hon (TV5, T1) : HS thấy những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng, nâng cao ý thức BVMT / Bài Trồng rừng ngập mặn (TV5, T1) : HS biết những nguyên nhân, hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ; thấy được phong trào trồng RNM đang sôi nổi khắp đất nước và tác dụng của RNM khi được phục hồi / Bài Lập làng giữ biển (TV5, T2) : HS thấy việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ MT biển trên đất nước ta.
14 trang |
Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 5137 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt lớp 5 I. nội dung tích hợp Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục ý lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. II. phương thức tích hợp cụ thể trong giảng dạy Tiếng Việt 5 Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT : GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ, và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức BVMT. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt. a) Phân môn Tập đọc Bài Kì diệu rừng xanh (TV5, T1) : HS LĐ, THB để cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của TG đối với rừng, từ đó yêu vẻ đẹp của TN, có ý thức BVMT. Bài Đất Cà Mau (TV5, T1) : HS hiểu biết về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau / Bài Tiếng vọng (TV5, T1) : HS cảm nhận nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, khiến những con chim non từ những quả trứng “mãi mãi chẳng ra đời” . Bài Người gác rừng tí hon (TV5, T1) : HS thấy những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng, nâng cao ý thức BVMT / Bài Trồng rừng ngập mặn (TV5, T1) : HS biết những nguyên nhân, hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ; thấy được phong trào trồng RNM đang sôi nổi khắp đất nước và tác dụng của RNM khi được phục hồi / Bài Lập làng giữ biển (TV5, T2) : HS thấy việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ MT biển trên đất nước ta. b) Phân môn Kể chuyện KC Tuần 7 : Cây cỏ nước Nam (TV5, T1) – GD thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong MT thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT / Tuần 11 : Người đi săn và con nai – GD ý thức BVMT, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của MT thiên nhiên / Tuần 8 : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên – Mở rộng vốn hiểu biết về mối QH giữa con người với MT thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. KC Tuần 12 : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. Kiểu bài kể chuyện được chứng kiến : Tuần 13 – Chọn 1 trong 2 đề : (1) Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường. (2) Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. c) Phân môn Chính tả GV khai thác những ý liên quan đến BVMT nhằm giúp HS nâng cao ý thức giữ gìn, BVMT và tài nguyên, có hành vi cư xử đúng đắn với MT xung quanh . VD : CT Tuần 7 : Dòng kinh quê hương – GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh. CT Tuần 10 (Ôn tập - Tiết 2) : Nỗi niềm giữ nước giữ rừng – Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại MT thiên nhiên và tài nguyên đất nước. CT Tuần 11 : Luật bảo vệ môi trường – Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT. CT Tuần 26 : Cánh cam lạc mẹ – GD tình cảm yêu quý các loài vật trong MT thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. d) Phân môn Luyện từ và câu Trong SGK Tiếng Việt 5, một số bài Luyện từ và câu có ngữ liệu mang nội dung gắn với ý thức BVMT cần được GV chú ý khai thác. VD : LT&C Tuần 12 và Tuần 13 : Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường – GD lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với MT xung quanh. LT&C Tuần 12 : Luyện tập về quan hệ từ - Bài tập 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng GDBVMT. LT&C Tuần 13 : Luyện tập về quan hệ từ – Cả 3 bài tập đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao nhận thức về BVMT cho HS. e) Phân môn Tập làm văn Một số đề bài luyện nói – viết về tả cảnh, làm đơn, thuyết trình, tranh luận,... có tác dụng giáo dục ý thức BVMT. VD : TLV Tuần 1 : Cấu tạo của bài văn tả cảnh. Ngữ liệu để Nhận xét (bài Hoàng hôn trên sông Hương) và Luyện tập (bài Nắng trưa) đều có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MT thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT. Các ngữ liệu dạy HS Luyện tập tả cảnh : Buổi sớm trên cánh đồng (tr 14) ; Rừng trưa, Chiều tối (tr 21, 22) ; Mưa rào (tr 31) ; Vịnh Hạ Long (tr 71),... TLV Tuần 11 : Luyện tập làm đơn có 2 đề bài để HS lựa chọn đều có tác dụng trực tiếp về GDBVMT : (1) Phố em có một hàng cây to, nhiều cành vướng vào đường dây điện, một số cành sà xuống thấp, mùa mưa bão đến dễ gây nguy hiểm. Em hãy giúp bác tổ trưởng dân phố làm đơn gửi công ti cây xanh hoặc uỷ ban nhân dân địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn,...) đề nghị cho tỉa cành để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. (2) Nơi em ở có một con suối hoặc một dòng sông chảy qua. Gần đây, có một số người dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hãy giúp bác trưởng thôn (hoặc tổ trưởng dân phố) làm đơn gửi uỷ ban nhân dân hoặc công an địa phương (xã, phường, thị trấn,...) đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo vệ đàn cá và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc BVMT nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng GDBVMT. Tuy nhiên, GV cần xác định rõ : Đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà, có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp đặc trưng môn học. Căn cứ vào chương trình, SGK Tiếng Việt 5, GV có thể thực hiện phương thức khai thác gián tiếp để thực hiện yêu cầu GDBVMT ở khá nhiều bài học của các phân môn khác nhau. Tập đọc Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tuần 1) : Chú ý khai thác ý “thời tiết” ở câu hỏi 3. Qua đó, giúp HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. Bài Sắc màu em yêu (Tuần 2) : Chú ý kết hợp GDBVMT qua các khổ thơ có nhắc đến MT thiên nhiên. Từ đó, GD HS ý thức yêu quý vẻ đẹp của MT thiên nhiên đất nước . Bài Ngu Công xã Trịnh Tường (Tuần 17) : Có thể liên hệ : Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn MT sống tốt đẹp. Bài Cửa sông (Tuần 25) : GV giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên. Kể chuyện Quá trình hướng dẫn HS thực hành luyện tập KC trên lớp, GV có thể liên hệ, gợi mở để “tích hợp” nội dung GDBVMT thông qua các câu hỏi, lời giảng. VD : KC Tuần 4 : Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai – GV có thể liên hệ : Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,...). KC Tuần 17 : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác – GV có thể gợi ý HS chọn những câu chuyện nói về tấm gương con người biết BVMT (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố,...), chống lại những hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác. Chính tả - Luyện từ và câu Phương thức “tích hợp” gián tiếp có thể được vận dụng khá linh hoạt thông qua các ngữ liệu được sử dụng trong SGK. VD : Dạy bài CT (nghe – viết) : Hà Nội (TV5, T2, tr 37) – GV có thể liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và BV cảnh quan MT để giữ mãi vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội. Dạy bài CT (nghe – viết) : Cao Bằng (TV5, T2, tr 48) – GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng, của Cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ ở BT 3), từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. Dạy bài LT&C Tuần 8, Tuần 9 - Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên, GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về MT thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với MT sống. Dạy bài LT&C Tuần 11, GV hướng dẫn HS làm BT2 với ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên hệ về ý thức BVMT cho HS. Tập làm văn ND dạy học TLV ở lớp 5 tiếp tục rèn các kĩ năng nói, viết, nghe nhằm phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày. CT TLV tập trung dạy HS cách nói, viết theo thể loại miêu tả (tả cảnh, tả người) và một số loại văn bản khác (làm đơn, làm biên bản, thuyết trình, tranh luận,...) Căn cứ vào từng loại bài học (Hình thành kiến thức, Luyện tập thực hành), từng BT cụ thể, GV có thể kết hợp liên hệ về ý thức BVMT thông qua nội dung nói, viết, nghe. VD : TLV Tuần 9 (Luyện tập thuyết trình, tranh luận) có BT1 yêu cầu HS mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện nói về Đất, Nước, Không Khí và ánh Sáng. GV kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của MT thiên nhiên đối với cuộc sống con người. III. thực hành vận dụng * Lưu ý các địa chỉ : 1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu ; 2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm ; 3. Các nguồn nước ; Hoạt động của học viên1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) giáo dục BVMT và nêu nội dụng và phương thức tích hợp của các bài đó (như ví dụ sau).
File đính kèm:
- tichhopGDMT5.ppt