Thuyết trình Chủ nghĩa tượng trưng siêu thực

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở phương Tây xuất hiện một trào lưu văn học mới, trào lưu văn học theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực với những tác phẩm có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở phương Tây mà trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam

 

ppt45 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thuyết trình Chủ nghĩa tượng trưng siêu thực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG SIÊU THỰCNHÓM : THÚY DUY & PHI YẾNVào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở phương Tây xuất hiện một trào lưu văn học mới, trào lưu văn học theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực với những tác phẩm có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở phương Tây mà trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tư duy phân tích và tư duy duy lý bộc lộ nhiều bất cập. Chúng không thể giải thích, thể hiện được phần tiềm thức, vô thức, bí ẩn của những giấc mơ và thế giới tâm linh ẩn sâu trong tâm hồn con người. Điều này, dẫn con người đến sự khủng hoảng tinh thần cực độ. Những bí ẩn của tạo vật, của con người và cuộc sống mà những tư duy trên không thể giải thích đều được khám phá và thể hiện bằng một chủ nghĩa hoàn toàn mới- chủ nghĩa tượng trưng . Chủ nghĩa này bắt đầu từ những thứ đã biết rất rõ ràng dần dần đi vào khám phá một thế giới hoàn toàn bí ẩn mơ hồ nằm sâu bên trong bằng một phương pháp tư duy mới. Có thể nói , chủ nghĩa tượng trưng hình thành cuối thế kỷ XIX và sau này còn gọi là chủ nghĩa siêu thực đều được hình thành vào đầu thế kỷ XX bắt nguồn từ những cơ sở tư tưởng này.I - KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG SIÊU THỰC1.Chủ nghĩa tượng trưng: * Khái niệm- Hiện nay chưa có định nghĩa chính thức nào trên thế giới về “chủ nghĩa tượng trưng”,  tuy nhiên có một số tổng hợp về cách hiểu khái quát về chủ nghĩa tượng trưng như sau:      +  Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật và là một quan điểm triết học - mỹ học xuất hiện ở phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nó biểu hiện trước hết là những “tư tưởng nguyên ủy”, nó là kẻ thù của sự mô tả khách quan. Hình tượng tượng trưng là đa nghĩa bất định, nó ghi nhận sự tồn tại của “khu vực bí ẩn” (Mallame), của “những cái vô hình và những thế lực định mệnh” (Maeterlick). Họ quan niệm tượng trưng như là hình tượng có khả năng không chỉ biểu đạt những sự tương hợp của các khách thể và hiện tượng mà trước hết có khả năng truyền đạt “ nội dung thể nghiệm của ý thức”.+ Chủ nghĩa tượng trưng bao gồm nhiều hiện tượng văn học - nghệ thuật như: thơ, kịch, tiểu thuyết, hội hoạ +Hiểu theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa tượng trưng nảy sinh như một khuynh hướng văn học ở Pháp chủ trương thể hiện thế giới và sự vật bằng những hình ảnh gián tiếp, các biểu tượng và sự ám gợi liên tưởng thay cho phát ngôn trực tiếp.      + Chủ nghĩa tượng trưng quan niệm nghệ thuật không phải phản ánh thế giới thực tại, thế giới của hiện tượng mà là một thế giới siêu tưởng, một thế giới mơ hồ của sự tương hợp giữa ánh sáng, sắc màu, âm thanh, mùi hương và nhạc điệu.+ Trong cái nhìn của các nhà thơ tượng trưng, thế giới là một thể thống nhất , xung quanh con người là những vật, biểu tượng, giữa chúng và con người có mối liên hệ huyền bí, mơ hồ   + Chủ nghĩa tượng trưng cho biểu hiện nội tâm là “chân thực cao nhất”. S. Mallarmeù cho rằng: “thơ ở chổ sáng tạo, phải từ tâm linh của nhân loại lấy ra hàng loạt trạng thái, nhiều loại ánh sáng thuần khiết, tính thuần khiết này hoàn mỹ đến mức, chỉ cần ca hát rất hay những trạng thái và ánh sáng tâm linh,khiến cho nó lóe sáng, tất cả những điều đó quả thật là kho báu của con người: ở đó nó tượng trưng, có sáng tạo và cái từ thơ ca mới thật sự có ý nghĩa của nó. Tóm lại, đó là tính sáng tạo duy nhất có thể có được của loài người” . Đặc điểm ( nguyên tác sáng tác)+ Chủ trương tập trung biểu hiện nội tâm đã có ở chủ nghĩa lãng mạn.nhưng cái mới là hai chữ tượng trưng. Phản đối trực tiếp tái hiện đối tượng, thơ không trực tiếp mô tả đối tượng, mà chỉ ám thị mộng tưởng mới kì diệu. “thơ phải mãi mãi là một câu đố, đó chính là mục đích của thơ văn” (về sự phát triển của văn học – Mallarme).+ Với chủ nghĩa tượng trưng, thơ được quan niệm như một bản hòa âm huyền ảo, âm nhạc trong thơ giữ một vai trò rất quan trọng, chính trong âm nhạc tâm hồn nhà thơ mới tiếp cận được cái đẹp thần thánh. Vì thế thơ tượng trưng rất giàu chất âm nhạc.Tuy nhiên, chất nhạc trong thơ tượng trưng còn mang tính mơ hồ, không xác định, đa nghĩa, kì diệu.+ Chủ  nghĩa tượng trưng đi vào nội tâm, nhưng nội tâm luôn được triển khai trong sự gắn bó với xã hội, với lịch sử, chứ không biến thành một thực thể cô lập+ Các nhà thơ tượng trưng sáng tác chủ yếu dựa trên trực giác, điều này tạo nên sự phân biệt với thơ lãng mạn dựa trên cảm xúc, và thơ cổ điển dựa trên sự thông minh.+ Khám phá thế giới bí ẩn trở thành mục đích và bản chất của thơ tượng trưng. Các nhà thơ tượng trưng tin tưởng vào thế giới tinh thần đầy bí ẩn, nằm sâu trong lòng sự vật, trong mỗi con người. Niềm tin này có cơ sở từ thuyết Thần học của Đức, một học thuyết chủ trương rằng: “Thế giới hữu hình là hình ảnh của một thế giới vô hình Ở hai thế giới đó có những điều tương ứng. Người thụ pháp là người nhận biết được sự tương ứng đó và nếu cần thì nhờ đó mà có những quyền lực thiêng liêng”.Đồng thời , họ lên án lối thơ chỉ mô tả sự vật một cách đơn giản, hời hợt bên ngoài của chủ nghĩa lãng mạn, hiện thực, đặc biệt là lối thơ to tiếng, lên gân dạy đời. Họ quan niệm thơ phải hướng tới một thế giới huyền diệu và nhiệm màu, phải khám phá và thể hiện được những gì nằm ẩn sâu dưới cái vỏ hiện thực và đem lại cho thế giới tâm hồn một sức mạnh đặc biệt do phát hiện ra những bản chất mới bằng những loại suy bất ngờ trong sự tương hợp của tất cả các cảm giác trong đó có vai trò quan trọng của trực giác. Mọi vật trong vũ trụ và con người có mối liên hệ huyền bí, mơ hồ. Thế giới là một thể thống nhất, thẳm sâu đầy huyền bí, thiêng liêng và vô cùng vô tận mà chỉ thi nhân mới có khả năng phát hiện ra những tương quan huyền nhiệm nằm sâu thẳm bên trong nó. + Đặc điểm thứ hai là tư duy tương hợp giữa các giác quan mà chính Baudelaire là người đầu tiên phát hiện ra sự tương hợp giữa các giác- quan. Thế giới không phải là những cái quan sát được bằng thị giác, thính giác, hay vị giác mà là phần linh diệu và huyền nhiệm mà con người nắm bắt được bằng sự tương hợp của tất cả các giác quan - những điều mà tư duy duy lý không bao giờ nắm bắt nổi. -> Khiến cho không gian trong thơ tượng trưng được mở rộng về mọi phía và chiếm lĩnh đến vô tận vô cùng của tâm thức, tiềm thức, vô thức, những bí ẩn, huyền nhiệm, vi tế của con người và thế giới. + Tạo ra nhiều biểu tượng ẩn ý. “Khác với sự tượng trưng truyền thống, theo đó một hình ảnh cụ thể gợi nên một ý nghĩa trừu tượng được xác định rõ ràng , đối với các nhà văn theo chủ nghĩa tượng trưng, ý tưởng được gợi nên bởi sự tượng trưng hoàn toàn không tồn tại trong chính ý tưởng đó; nó được nảy sinh từ sự xích lại gần nhau của những cảm giác và những thực tế cụ thể thường là tách biệt với nhau. 2. Chủ nghĩa siêu thực Khái niệm - Chủ nghĩa siêu thực là trào lưu văn nghệ xuất hiện vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp do Andre Breton và P.Soupault đề xướng với sự tham gia của L.Aragon và P.Eluard. - Năm 1924, Ăng-đrê Brơ-Tông cho ra đời Bản tuyên ngôn đầu tiên của chủ nghĩa siêu thực (Premier Manifeste du Surréalisme). Ông tuyên bố: “Sự tự động tâm thần thuần khiết qua đó người ta dự định diễn đạt hoặc bằng ngôn ngữ, hoặc bằng tác phẩm, hoặc bằng bất kỳ một cách nào khác, sự vận hành thực sự của tư duy”. Brơ-tông lên án lí trí và văn hóa, ca tụng sức mạnh trọn vẹn của thế giới tưởng tượng và mơ mộng như là một phương thức hiểu biết. Chủ nghĩa siêu thực dựa trên sự tin tưởng vào tính tự động hoàn toàn của ngôn ngữ được vô thức đọc cho và mục đích của nó là tạo ra hiệu lực.- Sau là các bản tuyên ngôn khác vào năm 1938 và 1942, được nhiều nghệ sĩ ký, làm cho định nghĩa đó trở nên tinh tế hơn theo cùng sự phát triển văn học của trào lưu này.Đặc điểm :+ Quan điểm và thi pháp : Chống lại sự sùng bái các trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn thế kỷ 19, đưa ra một phương pháp sáng tác mà họ gọi là “lối viết tự động”, tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên”... nói tóm lại, là theo chủ quan của người nghệ sĩ thoát ly mọi liên hệ với thực tế xã hội. + Họ chủ trương “giải phóng” thơ khỏi những qui cách, lề lối gò bó trước đó mà họ cho là khuôn sáo, hàn lâm, chủ trương dùng những từ ngữ kiểu cách, kỳ lạ, âm luật và cú pháp thất thường. + Đề tài của họ là những mơ tưởng huyền ảo quái dị, là sự đau khổ nhớ nhung quá khứ, là tình yêu. Họ cho rằng chỉ với lối sáng tác ấy người ta mới đạt đến một hiện thực cao hơn hiện thực tầm thường hằng ngày, một “siêu hiện thực”, chữ mà A.Breton đặt ra. (Bách khoa toàn thư Việt Nam).-> Với những đặc điểm nổi bật như trên, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở Pháp, ở phương Tây mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Nó cũng có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam.TRÒ CHƠIII- TIẾP THU Luồng gió này đã thổi đến Việt Nam vào những năm 1935 đến 1945. Mỗi nhà thơ mới Việt nam đầu thế kỷ đã có một cách tiếp biến thi ca Pháp khác nhau, đầy cá tính sáng tạo. Hiện tượng đan xen giữa các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực như trong nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu , Huy Cận là điển hình. III- TÁC GIA TIÊU BIỂU Huy Cận ( 1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận , sinh ra trong một nhà nho nghèo, quê ở làng Ân Phú , tỉnh Hà Tĩnh .Là một nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.Ông đã từng giữ nhiều chức vủ trong chính phủ và được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh văn học và nghệ thuật năm 1996. - Sự nghiệp văn chương : Sáng tác theo hai giai đoạn + Trước cách mạng tháng tám: Lag một cái tôi buồn , thể hiện sự bơ vơ trước dòng đời ( Lửa Thiêng )+ Sau cách mạng tháng Tám: Là sự hòa điệu giữa hồn người với tạo vật, cá thể và nhân dân.( Trời mỗi ngày lại tối, Đất nở hoa, Hai bàn tay em ..) Trong "Lửa thiêng" , Huy Cận xoay quanh những vấn đề: Tình yêu, cuộc sống, vũ trụ... Ẩn chứa trong những nội dung đó là một nỗi sầu thiên cổ, mang sắc thái cô liêu:Đêm mưa làm nhớ không gianLòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la... (Buồn đêm mưa)có những bài thơ triết lý, mà nhà thơ đã cố gắng định nghĩa về sự sống, hay xem xét mối liên quan giữa con người và vũ trụ, theo kiểu các nhà thơ Tây phương:Hỡi thượng đế !Người nhìn xem, người đã cho thân thểBình thịt xương để chứa đựng linh hồn... (Thân thể)Hỡi thượng đế, người công phu biết mấy!-Nhưng mọt sâu nương núp giữa lâu đài (Thân thể)Tôi đâu biết thịt xương là sông núiChia biệt người ra từng xứ cô đơn (Trình bày)Tràng giang Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tôi cô đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới.“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Trời rộng gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ. Sông dài tạo ấn tượng về cái vô cùng của không gian. Trời rộng và sông dài mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của con người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang, bất tận của trời đất.  Có dòng “Tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và ( cũng có ) dòng “Tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường Thi. Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai hệ thống hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của kiếp người: thuyền, củi, bến, bèo, cánh chimvà một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên tưởng về cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi bạc Mạch cảm xúc diễn tả nỗi ám ảnh về cái hờ hững, mất liên lạc giữa con người và tạo vật cùng cảm giác trống trải của tâm hồn con người trước cái thế giới hoang vắng với hình ảnh bóng cây “lơ thơ” trên những cù lao nhỏ trơ trọi và ngọn gió hiu hắt buồn như thổi về từ nghìn năm trước. Cảm giác trống trải trước một không gian hoang sơ, vắng lặng càng được tô đậm khi tác giả sử dụng nghệ thuật diễn tả cái động để làm nổi bật cái tĩnh: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Câu thơ gợi ra hai cách hiểu. Một âm thanh vẳng tới mơ hồ như có như không của phiên chợ vãn ở làng xa khiến nhân vật trữ tình thấm thía hơn nỗi cô đơn trước một không gian tĩnh lặng gần như tuyệt đối. Hai, đây chỉ là một ý nghĩ bất chợt, gần như một ảo giác do những mong mỏi thầm kín trong thẳm sâu hồn người vào khi chiều xế trong thời điểm tâm hồn rơi vào một nỗi cô đơn mang tính muôn thuở.Khổ thơ cuối diễn tả một sự đối lập cao độ giữa con người với vũ trụ. Cái mênh mông của không gian: “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tương phản gay gắt với hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Rõ ràng, không còn là cánh chim mang tính nghệ thuật thuần tuý duy mĩ như trong Đường Thi: “ Chiếc cò bay với ráng pha/ Sông xanh cùng với trời xa một màu – Vương Bột ” hay: “Bạch lộ song song phi hạ điền” ( Đôi cò trắng song song bay xuống cánh đồng - Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông). => Cánh chim ở đây chứa đựng cái tôi rợn ngợp trước hoàng hôn, gợi ám ảnh về cái hữu hạn của kiếp người trước cái vô hạn của tạo hoá.+ Sự tương ứng các giác quan - đặc trưng rõ nét trong thơ tượng trưng:Điều này được hể hiện rất rõ nét trong một số bài thơ của Huy Cận. Thế giới thơ ông là một thế giới ngát mùi hương với âm thanh, sắc màu xen lẫn, cùng các giác quan giao hòa, cảm ứng, phức hợp hơn là cụ thể; mỗi câu thơ luôn mở ra nhiều tầng cảm xúc, khơi gợi, dẫn dắt bước chân người thơ dập dìu đi giữa đường thơm:“Đường trong làng: hoa dại với mùi rơmNgười cùng tôi đi dạo giữa đường thơm Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng Lần lượt buông màn vướng nhẹ chân lâu Lên bề cao hay đi xuống bề sâu Không biết nữa.– Có chút gì làm ngợpTrong không khíhương với màu hoà hợp”. ( Huy Cận - Đi giữa đường thơm).   + Chủ nghĩa tượng trưng quan niệm nghệ thuật không phải phản ánh thế giới thực tại, thế giới của hiện tượng mà là một thế giới siêu tưởng, một thế giới mơ hồ của sự tương hợp giữa ánh sáng, sắc màu, âm thanh, mùi hương và nhạc điệu. Chủ thể tiếp nhận thơ tượng trưng cùng một lúc có thể cảm ứng tổng hòa thế giới âm thanh, sắc màu, mùi hương bằng tất cả các giác quan tương ứng như trường hợp các bài thơ: “Đi giữa đường thơm” (Huy Cận)+ Ngoài quan niệm tương ứng các giác quan, chủ nghĩa tượng trưng rất chú trọng tiết điệu, âm nhạc trong thơ. Verlaine đã từng viết: Trước hết cần phải có âm. Thực vậy, âm nhạc trong thơ tượng trưng được khai thác triệt để, âm nhạc được chú trọng đến mức nhiều khi từng chữ thơ chỉ cần vang mà không cần nghĩa như: “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” của Nguyễn Xuân Sanh, “Miệng lưỡi không khen” của Hàn Mặc Tử, “Đồng trăng lục nhạt” của Huy Cận..vv.=> Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào Thơ Mới 1932-1945 nói chung và trong thơ của Bích Khê nói riêng . Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu, các nhà thơ Việt Nam đã có những sáng tạo đáng kể, mang màu sắc mới, và có những yếu tố mới.  Chúng ta có thể thấy được những cách tân về nghệ thuật của các nhà thơ mới Việt Nam góp phần xây dựng những thành tựu về thơ trong nền văn học Việt Nam .THE ENDGOODBYE SEE YOU AGAIN !

File đính kèm:

  • pptmịt we.ppt
  • pptjjj.ppt