Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (Tiết 2)

CÂU HỎI: Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã đề cập đến một vấn đề rất sâu sắc, theo em đó là vấn đề gì?

ĐÁP ÁN: Đó là vấn đề truyền thống của một gia đình cách mạng. “Truyền thống của gia đình nó cũng dài như một dòng sông ". Muốn hiểu rõ những người con phải biết được gốc gác của họ. Từ vấn đề truyền thống gia đình, Nguyễn Thi muốn đề cập tới tư tuởng: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mỹ là cả một truyền thống lớn của dân tộc mà mỗi người Việt Nam đều trân trọng và tiếp nối.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (Tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuùc söùc khoeûcaùc quyù Thaày Coâ giaùo vaø caùc em hoïc sinh thaân meán!CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI Chiếc thuyền ngoài xaNguyễn Minh ChâuĐỌC VĂNCÂU HỎI: Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã đề cập đến một vấn đề rất sâu sắc, theo em đó là vấn đề gì?ĐÁP ÁN: Đó là vấn đề truyền thống của một gia đình cách mạng. “Truyền thống của gia đình nó cũng dài như một dòng sông". Muốn hiểu rõ những người con phải biết được gốc gác của họ. Từ vấn đề truyền thống gia đình, Nguyễn Thi muốn đề cập tới tư tuởng: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mỹ là cả một truyền thống lớn của dân tộc mà mỗi người Việt Nam đều trân trọng và tiếp nối. KIỂM TRA BÀI CŨBÀI CŨGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI VÀO BÀI MỚI Sau Đại thắng Mùa Xuân 1975, cả dân tộc phấn khởi, náo nức bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Nếu chỉ nghĩ suy một cách xuôi chiều đơn giản, cuộc sống khi có ánh sáng cách mạng sẽ đổi đời cho số phận người lao động, sẽ xoá tan những bi kịch đè nặng lên kiếp người. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu đã chỉ rõ cho chúng ta: cách mạng không thể giải quyết bi kịch trong một sớm một chiều, con người vẫn phải đối diện với những bi kịch đời mình, dung hoà với nó. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tiếng nói trĩu nặng, ray rứt về hiện thực đó.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.Nguyễn Minh Châu (1930-1989)quê Quỳnh Lưu - Nghệ An.1950: tham gia quân đội;1952-1958: chiến đấu tại sư đoàn 320;1962: công tác Văn nghệ quân đội.I. TÁC GIẢI. TÁC GIẢGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI Cho biết vài nét về tác giả? Suốt cuộc đời cầm bút ông luôn trăn trở về số phận của nhân dân và trách nhiệm của nhà văn đối với đất nước trong thời đại mới. Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn (trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX) và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh (từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở đi).  Tác phẩm chính: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977);Truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa; Cỏ lau  Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong thời đổi mới. Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. I. TÁC GIẢI. TÁC GIẢGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Nghĩa tường minh:+Chiếc thuyền ngoài xa–cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.+Chiếc thuyền ngoài xa–hiện thực nhọc nhằn cay đắng của người dân chài. Cho biết ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?“Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác nào? Nghĩa hàm ẩn:Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật nói chung phải là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người (Đặt trong thời điểm 8-1983, ta mới thấy hết được ý nghĩa của vấn đề Nguyễn Minh Châu nêu ra đối với văn nghệ nước ta lúc đó). 1. Xuất xứ văn bản.Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai, in đậm phong cách tự sự – triết lý. II. 3. Cái đẹp tuyệt vời của ngoại cảnh.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Nghịch lý (bên ngoài - bên trong).+ Trong bức ảnh mà Phùng chụp thì chiếc thuyền ngoài xa là tâm cảnh, cùng với bối cảnh của nó là bình minh trên biển. chân lý của sự hoàn thiện, hoàn mĩ.+ Nhưng khi vài bóng người lớn lẫn trẻ con trên chiếc mui khum khum ấy lần lượt hiện lên bờ và cảnh bạo hành diễn ra cùng nỗi đau đớn, nhức nhối của các nhân vật đã khiến Phùng có cái nhìn gần cuộc đời hơn. Đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh được tác giả miêu tả như thế nào? Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.+ Phóng viên Phùng gặp một cảnh đắt trời cho: một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích...+ Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang đến khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn anh - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo. II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNa) Người đàn ông (chồng). Vừa rời thuyền đã quay lại quát đứa con ở trên thuyền: cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ. hăm doạ, giận dữ.  Lên bờ, lão đi sau người đàn bà, hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà. thấm thía cái nghèo khổ, cùng cực.  Khi đã khuất sau chiếc xe rà mìn của công binh Mĩ, lão lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. trút giận mù quáng.  Cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”  Bế tắc muốn được giải thoát.Người đàn ông bế tắc trong cuộc mưu sinh, tha hoá dần, từ chỗ là một “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành trở nên vũ phu, tàn bạo. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài hiện lên như thế nào?Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài hiện lên thông qua hình ảnh người đàn ông như thế nào? II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNb) Người đàn bà (vợ). Chị trạc 40 tuổi, thô kệch, mặt rỗ, mệt mỏi. Người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời lam lũ, nhiều cay đắng.  Đến chỗ khuất, đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ thuyền đậu một thoáng, rồi đưa cánh tay lênnhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.  Muốn giấu các con, chịu trận.  Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.  Chị dạn đòn, quen đòn hay tê liệt tinh thần nên không còn sự phản ứng, phản kháng? Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài hiện lên thông qua hình ảnh người đàn bà như thế nào? II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNb) Người đàn bà (vợ). Khi con trai phản ứng quyết liệt với gã đàn ông - bố nó, người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Chị gọi tên con, ôm chầm lấy nó. Chị đau đớn vì rút cuộc đã không tránh cho con khỏi bị tổn thương. Chị xấu hổ, nhục nhã vì phải giấu giếm con cái tình trạng khốn khổ của mình. Nỗi niềm ấy làm rỏ xuống những giọt nước mắt. Chị vái lấy vái để đứa con, van xin nó đừng căm thù bố, vì không muốn làm gia đình tan vỡ.  Sau đó người đàn bà buông đứa trẻ ra, đuổi theo gã đàn ông... Cả hai người trở về chiếc thuyền. chị không có lựa chọn nào khác đành cam chịu, chấp nhận. II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Hình ảnh cậu bé Phác khiến người đọc cảm động vì lòng thương mẹ dạt dào và cũng khiến người đọc thấy nhức nhối vì một tâm hồn trẻ thơ trong sáng bị tổn thương và bị đẩy một cách vô thức vào hành động trái với luân thường đạo lý. c) Chị em cậu bé Phác (con).Phác bị đẩy vào tình thế khó xử, giận dữ căng thẳng lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông. Nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của lão.  Đây là sự phản ứng tự nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu mẹ, muốn bảo vệ mẹ dẫn tới sự căm phẫn mù quáng. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài hiện lên thông qua hình ảnh chị em cậu bé Phác như thế nào? Cậu bé Phác lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.  xót xa cho mẹ. Nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng còn có mặt nó ở biển này thì mẹ nó sẽ không bị đánh. Chị của Phác, một cô bé yếu ớt và can đảm, đã phải vật lộn và tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em đừng hánh động sai trái. II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác... Theo em, qua hình ảnh bãi xe tăng hỏng tác giả muốn nói lên điều gì?II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNd) Nhân vật Đẩu và câu chuyện của người đàn bà ở toà án. Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí nhưng lại nông nổi. Anh hiểu luật pháp nhưng lại không hiểu đời sống.  Người đàn bà nói với Đẩu: Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc  Bà hiểu đời sống, hiểu con người. Bà hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của người chồng, bà hiểu thiên chức làm mẹ, bà chấp nhận tình trạng bị hành hạ để cũng có lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ, vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.  Bởi vậy khi Đẩu khuyên bà nên bỏ chồng nhưng bà kiên quyết từ chối. Thấp thoáng trong bóng dáng người đàn bà ấy là bóng dáng của bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha. Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận một sự việc, hiện tượng của đời sống. II. 4. Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNe) Tình trạng bạo lực gia đình - Hậu quả nặng nề. Người mẹ bị hành hạ về thể xác, bị giày vò về tinh thần, bà luôn luôn nơm nớp con cái bị tổn thương.  Cậu bé Phác vì thương mẹ mà căm ghét bố.  tình máu mủ bị rạn vỡ. Người cha trước sự phản ứng của đứa con trai liệu có thể thay đổi cách hành xử với vợ con, hay những bế tắc của cuộc mưu sinh càng khiến người cha thô bạo hơn?  Nhà văn lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực, ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương của trẻ em. tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu. Em có suy nghĩ gì về hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình?GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. 5. TÌNH HUỐNG NHẬN THỨC CỦA TRUYỆNII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII. 5. TÌNH HUỐNG NHẬN THỨC CỦA TRUYỆNII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Tình huống truyện: là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.  Các loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức. Tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ của nhân vật: Với Đẩu, kết thúc sự kiện người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết bi kịch gia đình lại là một cái gì mới vừa vỡ ra trong cái đầu của vị Bao công của cái phố huyện vùng biển. Anh vừa “ngộ” ra những nghịch lý của đời sống: trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo  Đây cũng là sự vỡ ra của Phùng: về “độ chênh” giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của gia đình dân chài trên con thuyền mà anh lấy làm tâm điểm cho bức ảnh nghệ thuật. Điều này cũng giống sự “vỡ ra” của nhân vật Điền trong “Trăng sáng” của Nam Cao. Phùng hiểu rõ trước khi là một người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một người biết yêu, ghét, vui, buồn trước mọi lẽ đời bình thường, biết hành động để có cuộc sống xứng đáng với con người. Hãy nêu ý kiến về cách xây dựng tình huống truyện cuả tác giả?GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI II. 6. Vẻ đẹp văn xuôi của Nguyễn Minh ChâuII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết, khát vọng kiếm tìm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp còn tiềm ẩn và những khắc khoải lo âu trước cái xấu, cái ác. Vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc. Nguyễn Minh Châu kể chuyện bằng giọng thủ thỉ, trầm tĩnh, thấp thoáng nụ cười khoan hòa, lời văn của ông giản dị, mộc mạc nhiều dư vị.Hãy nhận xét về vẻ đẹp văn xuôi của Nguyễn Minh Châu?GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI III. KẾT LUẬNIII. KẾT LUẬN Nội dung:Từ câu chuyện một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn mang đến bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng. Nghệ thuật:- Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện sinh động, hấp dẫn.- Cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI BÀI TẬP – CŨNG CỐBÀI TẬP CŨNG CỐ Hãy miêu tả bức tranh con thuyền trước và sau khi nghệ sĩ chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh. Ý nghĩa sâu sắc từ sự so sánh hai hình ảnh trên là gì?+ Trước:Vài bóng người im phăng phắc trên một chiếc thuyền rẻ sóng thẳng hướng vào bờ; bầu sương mù trắng như sữa; màu hồng của ánh mặt trời. Một vẻ đẹp toàn bích, tuyệt đỉnh như trong bức tranh mực tầu của một danh họa cổ.+ Sau:Một người đàn ông tàn bạo, man rợ; một thằng bé giận dữ, căm hận; một người đàn bà mặt rỗ, thô kệnh, đau đớn; biển mênh mông, bãi cát hoang vắng; sóng dội vào cõi im lặng. Chiếc thuyền ọp ẹp biến mất như trong một câu chuyện cổ quái đản.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI BÀI TẬP – CŨNG CỐBÀI TẬP CŨNG CỐ Ý nghĩa sâu sắc từ sự so sánh hai hình ảnh trên: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống:+ Nghệ thuật phải gắn bó với mồ hôi, nước mắt của cuộc đời.+ Người nghệ sĩ không chỉ miêu tả bề ngoài mà phải đi sâu khám phá bản chất bên trong. Cần có cái Tâm, cài nhìn sâu sắc trước cuộc đời.+ Trước:+ Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng;+ Biểu tượng cho sự hoàn mỹ;+ Cách nhìn cuộc đời chỉ ở bề nổi, bề ngoài, nông cạn, hời hợt.+ Sau:+ Hình ảnh đau xót, thương tâm;+Biểu tuợng của sự cơ cực, lam lũ;+Cách nhìn cuộc đời ở bề sâu, những nơi bị che khuất.GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI NHIỆM VỤ VỀ NHÀNHIỆM VỤ VỀ NHÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ:1. Nêu ngắn gọn những đặc sắc nghệ thụât của truyện ngắn?2. Phân tích nét đặc sắc và ý nghĩa của tên truyện? Trong truyện nhân vật nào là nhân vật biểu tượng cho “chiếc thuyền ngoài xa”? Vì sao? 3. Nhà văn đã chọn ngôi kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật nào? Chọn hình thức đó có giá trị gì? SOẠN BÀI: “Mùa lá rụng trong vườn”.Traân troïng caûm ôn vaø Chuùc söùc khoeûcaùc quyù Thaày Coâ giaùo cuøng caùc em hoïc sinh thaân meán!CHIẾC THUYỀN NGOÀI XACHIẾC THUYỀN NGOÀI XAGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI GV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAGV: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – THPT HOÀI ĐỨC B, HÀ NỘI

File đính kèm:

  • pptCHIEC THUYEN NGOAI XA(14).ppt