“ Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực cổ có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu , triệu người từ xa xưa đến nay và đc ươm mầm từ chính những hạt thóc căng tròn vàng óng. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết minh về cây lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyeát minh veà caây luùa nöôùc
Baøi laøm
“ Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực cổ có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu , triệu người từ xa xưa đến nay và đc ươm mầm từ chính những hạt thóc căng tròn vàng óng. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. và chúng được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa nếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm , bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc nên để trở thành cây lúa phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là mạ. Các bác nông dân chọn nhữg hạt to, chắc đem ngâm vào nước nóng rồi ủ trong môi trường ấm áp. Vài ngày sau, hạt giống nảy mầm và được các bác các chị đem gieo xuống ruộng. Cây mạ như những đứa trẻ nhỏ run rẩy trước cái rét của vụ mùa đông xuân. Thương cho cây mạ, người đa dùng túi ni-lông dạy kín làm ấm chân mạ. Đây là giai đoạn quan trọng nên người dân phải có nhiều kinh nghiệm biết chăm sóc đủ nước đủ phân nên cây mạ lớn nhanh như thổi, ra dáng những cây mạ trưởng thành. Khi đã đủ lớn, những cây mạ được người dân nhổ lên và bó thành từng bó. Những bó mạ được ví như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm máu xanh quyến rũ. Những cây mạ sau khi được nhổ lên sẽ được cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân, phải sâm sấp nước. Trải qua bao tháng, cây mạ non mới cấy ngày nào đã lớn nhanh như thổi, đã bước sang 1 giai đoạn mới- giai đoạn lúa thời con gái. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như 1 tấm thảm xanh khổng lồ. Lại gần những chiếc lá lúa nhọn như những chiếc lưỡi lê nhưng mềm mại hơn, uyển chuyển và duyên dáng hơn . Những cơn gió làm cho những cô lúa lúc đùa giỡn, lúc thì thào kể chuyện ngày xưa Lang Liêu cấy lúa lấy gạo làm bánh chưng bánh giày trong ngày lễ tiên vương. Những lúc như vậy, tám thảm xanh khổng lồ lại nhấp nhô như dải lụa đang uốn lượn 1 cách mềm mại. Và rồi, qua thời gian ,dưới sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ và đôi bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát ngày 1 phát triển hơn: lúa làm đòng, vào sữa, trổ bông và chín vàng. Và cuối cùng thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. Phải chăng, đó chính là thành quả của người nông dân gặt hái được sau mấy tháng trời khổ công, vất vả.
Lúa đem lại cho ta nguồn lợi lớn về mặt vật chất: là nguồn cung cấp lương thực quan trọng(40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo là “hạt của sự sống” bởi lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, prôtêin, lipit, xenlulôzơ, nước,…), là nguồn hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao đưa nước ta từ 1 nước nghèo nàn vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu lúa gạo. Ko những vậy, lúa gạo còn dùng để chăn nuôi và chế biến ra nhiều sản phẩm như: bánh, cốm, rượu,…Hơn thế, sản phẩm phụ từ lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: hạt tấm tuy nhỏ bé vậy thôi nhưng nó đc dùng để sản xuất tinh bột, rượu, cồn, a-xê-tôn, phấn mịn,thuốc chữa bệnh,…Còn cám thì làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong công nghiệp dược (sản xuất B1, chữa tê phù., làm mỹ phẩm, dầu cám,…). Riêng Trấu lại dùng để sản xuất men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng, độn chuồng, làm phân bón, chất đốt,…Và sp cuối cùng từ lúa gạo là rơm rạ - một trog các loại thức ăn cho gia súc, là nguyên liệu sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng nấm rơm và làm chất đốt. Không những đem lại nguồn lợi lớn về vật chất, cây lúa nước còn có giá trị lớn về mặt tinh thần. Từ hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm người Việt ta tạo ra biết bao món ăn ngon và đầy ý nghĩa mà chỉ riêng đất Việt mới có. Trước tiên ta phải kể đến món bánh chưng bánh giầy gắn với câu chuyện truyền về Lang Liêu. Mỗi độ Tết đến xuân về nhà nhà quây quần bên nồi bánh chưng. Thiếu babhs chưng là thiếu đi hương vị của ngày tết. Ngoài ra còn có nhiều các món ăn khác được chế biến từ gạo như xôi, che,… Và có lẽ, người Việt Nam ta khi đi qua cánh đồng xanh với những ruộng lúa nếp thân còn tươi, trĩu bông, phảng phất trong gió mùi thơm của lúa non, ta lại không khỏi nghĩ đến 1 thức quà đắc biệt: Cốm. Tất cả đã tạo nên 1 nền văn hoá ẩm thực của đất Việt mà chỉ có những hạt gạo dẻo thơm mới tạo nên được. Ko chỉ mag đến bao hg vị ms lạ cho thế giới ẩm thực phong phú, Nhánh lúa vàng đã được thể hiện trên quốc huy nước Việt Nam dân chủ công hoà và Bó lúa còn là biểu trưng cho tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á trên lá cờ Asian. Hơn thế, ngc dòng l/s , Đất nước Việt Nam ta gắn liền với nghề trồng lúa nước và có tinh thần chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, hình ảnh cây lúa mềm mại nhưng cứng cỏi, hiên ngang giữa đất trời đã được ví như tinh thần bất khuất của con người Việt Nam. Chính vì vậy mà ngưòi dân Việt Nam rất coi trọng lúa gạo và coi đó là “ ngọc thực”. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình cây lúa: “ Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần”
Hay :
“ Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Có vai trò và tác dụng to lớn như thế nên lúa được loài người chăm sóc rất cẩn thận. Từ nhận thức giá trị và lòng yêu mến cây lúa, con người đã gắn sự sống của mình với những hạt gạo trắng ngần, nâng chúng lên thành một biểu tượng cao đẹp, coi cư dân nhà lúa như con người. Có lẽ vì thế mà các bác nông dân đi làm đồng thường nói là đi thăm đồng, thăm lúa. Vì đc gieo trồng trên những ruộng lúa nước nên các bác ấy chăm sóc cây lúa vô cùng cẩn thận với nhiều công việc ko quản ngại sự khắc nghiệt của thờj tiết cũng như những khó khăn trong công việc như làm cỏ, sục bùn, diệt cỏ dại, kích thích ra rễ mới, tưới nước, bón phân… mong gặt hái đc 1 vụ mùa bội thu từ chính đôi bàn tay lam lũ và sự khổ cực mà họ vất vả bao ngày. Đúng thật vậy, cây lúa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người dân chúng ta. Cây lúa đã trở thành 1 người bạn gần gũi, thân thuộc với mọi người dân Việt Nam. Không chỉ đem lại cuộc sống no đủ ma còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của Việt Nam. Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước trong hiện tại và tg lai.
File đính kèm:
- Thuyết minh về cây lúa.doc