Thiết kế bài dạy môn toán xmc lớp 1, 2, 3

Giúp cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên dạy xoá mù chữ (XMC) biết được một số yêu cầu chung cấu trúc của một bài dạy, học Toán 1, 2, 3 XMC và thiết kế được bài dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của người học, trên cơ sở đó thực hiện tốt quá trình dạy, học XMC ở địa phương.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn toán xmc lớp 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 thiết kế bài dạy môn toán XMC lớp 1, 2, 3 A. Mục tiêu. Giúp cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên dạy xoá mù chữ (XMC) biết được một số yêu cầu chung cấu trúc của một bài dạy, học Toán 1, 2, 3 XMC và thiết kế được bài dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của người học, trên cơ sở đó thực hiện tốt quá trình dạy, học XMC ở địa phương. B. Nội dung I. Cấu trúc một bài soạn (giáo án) 1. Yêu cầu chung Không nên đồng nhất SGK với bài giảng của giáo viên (GV). SGK chỉ là cơ sở về nội dung và yêu cầu kiến thức để giáo viên soạn giáo án. Thứ tự trình bày nội dung và cách tiếp cận trong bài dạy của giáo viên có thể khác với bài trong SGK. Giáo viên chủ động biên soạn, sắp xếp bài giảng của mình sao cho hợp lí, miễn là truyền tải đủ nội dung đã viết trong SGK. Tuy nhiên, việc soạn giáo án cũng có một số yêu cầu chung cần thống nhất. Khi tiến hành soạn giáo án giáo viên phải căn cứ vào: - Kế hoạch dạy học (phân phối chương trình), Chương trình, Chuẩn kiến thức – kĩ năng, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo cho bài học. - Điều kiện lớp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (bàn, ghế, bảng, ...). - Đặc điểm nội dung bài học, thực trạng nhận thức, kiến thức, kĩ năng của học viên (HV). - Trình độ tiếp thu của HV. Có nhiều cách trình bày giáo án, tuy nhiên một giáo án cần bao gồm các nội dung sau: a) Mục tiêu và yêu cầu của tiết học về kiến thức, kĩ năng, thái độ (nếu có). b) Nêu các phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập, các biểu mẫu, sơ đồ, mô hình, hình vẽ, tranh minh hoạ, máy tính, bàn tính, máy chiếu,..). c) Những điểm cần lưu ý khi dạy bài học, những điểm cần nhấn mạnh cho HV, những sai lầm thường mắc phải của HV mà GV cần khắc phục. d) Trình bày nội dung theo dàn bài chi tiết. - Trình bày phương pháp tiến hành và các hoạt động của GV, HV trên lớp, nêu dự kiến phân bổ thời gian tương ứng. - Củng cố và đánh giá sự tiếp thu của HV sau giờ học. e) Hướng dẫn bài tập về nhà, giao nhiệm vụ cho HV chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Các bước soạn giáo án 2.1. Xác định mục tiêu bài học Mục tiêu xác định cho người học: Sau khi học xong học viên phải đạt được kiến thức, kĩ năng, thái độ gì? Cần căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK, ... để xác định mục tiêu cụ thể của bài học. Tránh dùng những cụm từ chung chung, như “ nắm vững, biết, ...”. Cần nêu mục tiêu cụ thể, có tính định lượng, như : “ tính được, viết được, thực hiện được, giải được, ...” 2.2. Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học - Cần xác định các thiết bị dạy học cần thiết cho tiết học. Các thiết bị dạy học có thể là: bảng phụ, phiếu học tập, các bảng biểu mẫu có sẵn, sơ đồ, mô hình, hình vẽ, tranh minh hoạ, máy tính, bàn tính, máy chiếu,..). Cần phân biệt ở đây bảng có sẵn và bảng phụ. + Bảng có sẵn là các bảng biểu đã ghi sẵn các công thức, quy tắc, số liệu thống kê (như bảng nhân 2, bảng chia 2, bảng cộng trừ trong phạm vi 10, ...). Các bảng này là cố định, không được chỉnh sửa gì về nội dung. Thường dùng các bảng có sẵn trong các tiết luyện tập, ôn tập. + Bảng phụ thường được trình bày trên giấy khổ A0 hoặc các tấm bìa, bảng Fooc. Nội dung của bảng phụ thường là các câu hỏi trắc nghiệm, các bài tập nhỏ nhằm củng cố lí thuyết. Bảng phụ được sử dụng ngay trên lớp, HV có thể trình bày trực tiếp trên bảng phụ. Nên bố trí dùng bút màu khi cần thiết. + Phiếu học tập thường được dùng bằng giấy khổ A4. GV soạn sẵn câu hỏi và bài tập trên phiếu, phát cho HV khi cần kiểm tra kết quả lĩnh hội kiến thức của HV hoặc phát cho HV lúc cuối giờ để giao nhiệm vụ về nhà. - Tất cả các đồ vật xung quanh đời sống hàng ngày của HV cũng có thể được sử dụng để minh hoạ cho bài học. Đối tượng học của GDTX là người lao động, đã có vốn sống, vốn kinh nghiệm công tác, do đó cần tận dụng và phát huy thế mạnh này của HV, quán triệt tinh thần giảng dạy kiến thức văn hoá gắn liền với thực tiễn, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. - Đặc biệt khi dạy các bài về đại lượng, các bài có yếu tố hình học,... GV cần khai thác triệt để và chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học để giờ học đạt hiệu quả cao. 2.3. Các hoạt động dạy- học Cần xác định các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của bài học: Trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của giáo viên và hoạt động nào của học viên. GV là người tổ chức, điều khiển các hoạt động của HV. Cần ghi rõ những câu hỏi dẫn dắt, gợi ý, kích thích tư duy độc lập sáng tạo của học viên. Tránh những câu hỏi mang tính hình thức, tạo cơ hội cho HV “ nói đế, nói bồi” theo GV mà không có sự động não Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều. Xác định thời gian cho mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức hoặc kĩ năng mục tiêu đề ra. Trong từng hoạt động giáo viên nên ghi rõ các bước: * Mục tiêu của hoạt động: cụ thể hơn mục tiêu chung. * Cách tiến hành: - Giáo viên áp dụng phương pháp nào? - Học viên làm gì? * Hoạt động của giáo viên: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận... Tổng kết, đánh giá cuối bài * Tổng kết bài Có thể dưới hình thức: - Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính. - Có thể dùng ngay phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết. * Cải tiến cách đánh giá - Cải tiến cách đánh giá là một nét đặc trưng của quá trình dạy học tích cực. Đánh giá kiểu này không chỉ thực hiện dưới dạng một vài câu hỏi kiểm tra cuối bài mà bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp thông thường để kiểm tra - đánh giá HV là dùng phiếu học tập. Việc kiểm tra - đánh giá phải được tiến hành một cách thường xuyên và định kì. - Mục đích chính của đánh giá không phải chỉ để xem xét kết quả học tập của từng HV cụ thể, trong một tiết học cụ thể (bằng điểm số) mà còn để biết: + HV học được gì và làm được gì sau khi học xong bài. + Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa? + HV đã nắm được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học chưa ? + Thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp và hiệu quả. 2.3. Giao nhiệm vụ hoặc bài tập về nhà - Nói rõ bài tập cần làm ở nhà. - Gợi ý, hướng dẫn những bài khó. - Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác. 3. Khung một bài soạn Có hai cách bố trí khung bài soạn : - Bố trí theo cột : Phần tiến trình bài học được chia thành hai cột. Cột bên trái ghi các hoạt động của GV, cột bên phải ghi các hoạt động của HV. Mỗi cặp hoạt động có thể ghi thêm thời lượng để GV chủ động điều khiển tiết học cho cân đối giữa nội dung của các phần. - Bố trí tuần tự theo hàng ngang : Tiến trình bài học được trình bày tuần tự từ đầu tiết học đến hết tiết học. Trong một tiết bố trí trung bình 5 đến 6 cặp câu hỏi đặt vấn đề – chỉ dẫn - F Bố trí khung bài soạn theo cột Bài ….. Tên Bài …… i. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ (nếu có) II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bảng có sẵn - Bảng phụ - Phiếu học tập - Mô hình, hình vẽ, ... 2. Chuẩn bị của học viên - Đồ dùng học tập (thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi, ...) III - một số điều cần lưu ý - Nêu những điểm cần nhấn mạnh cho HV, những sai lầm thường mắc phải của HV mà GV cần khắc phục. - Căn cứ vào phân phối chương trình và tình hình cụ thể của địa phương, có thể giảm bớt một số vấn đề quá khó không phù hợp HV, hoặc bổ sung những vấn đề thiết thực, hữu ích cho HV. IV. Gợi ý dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học viên Mở bài: 1. * Hoạt động 1: - Mục tiêu hoạt động: - Cách tiến hành: - Kết luận 2. * Hoạt động 2: - Mục tiêu - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm + Giao bài tập cho các nhóm + Gợi ý dẫn dắt học sinh - Học viên tự nghiên cứu SGK - Làm việc với phiếu học tập - Làm việc theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả quan sát, thảo luận - Nhận xét đánh giá lẫn nhau - Tự đánh giá Iv. tổng kết, đánh giá cuối bài - Nhận xét, đánh giá giờ học - Giao nhiệm vụ về nhà. * Bố trí khung bài soạn theo hàng ngang (Xem các bài soạn mẫu dưới đây) II – một số bài soạn mẫu Bài soạn mẫu số 1 Bài 2. hình vuông. hình tròn. hình tam giác ( lớp 1) i. Mục tiêu 1. Nhận biết được các hình : Hình vuông, hình tròn, hình tam giác (qua hình vẽ). Nhận ra hình tam giác, hình vuông, hình tròn từ các đồ vật xung quanh. 2. Luyện tập đếm các số từ 1 đến 5. 3. Có thói quen liên hệ, so sánh các đồ vật xung quanh với những kiến thức học trên lớp. II - Thiết bị dạy học 1. Bảng, tranh vẽ Treo các tranh ảnh có hình chiếc xe đạp, chiếc đồng hồ treo tường (mặt tròn và mặt vuông), hình chiếc bánh trưng, hình chiếc khăn quàng đỏ, ... 2. Phiếu học tập Phiếu số 1 Quan sát các hình vẽ và đếm xem có mấy hình? Điền số vào ô trống : Có c hình tam giác Có c hình tròn Có c hình vuông III - một số điều cần lưu ý Khái niệm hình vuông, hình tròn, hình tam giác là rất quen thuộc đối với HV, HV đễ nhận ra hình dạng của chúng thông qua các đồ vật xung quanh. Tuy nhiên, để HV có được khái niệm và hình ảnh chính xác, cần cho HV quan sát và so sánh những hình vẽ gần giống hay tương tự các hình đã học. Đối với HV yếu kém, ở phiếu số 1 có thể đưa dòng lệnh vào ngay sát hình vẽ tương ứng. Có thể vẽ một số hình vào phiếu học tập hoặc bảng phụ để HV nhận dạng : Phiếu số 2 Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông tương ứng Hình tròn c Hình vuông c Hình tròn c Hình tam giác c Hình tam giác c IV- Gợi ý dạy học HĐ 1 Quan sát chiếc xe đạp, cái cốc uống nước và cho biết bánh xe đạp, miệng cái cốc có hình gì ? F ã Gọi vài HV trả lời ã Nhận xét, đánh giá kết quả. ã Phân tích : Các vật trên có một dạng chung là hình tròn. HĐ 2 Hãy tìm xem trong các đồ vật xung quanh, hình nào có dạng hình tròn ? F ã Gợi ý, nhận xét, đánh giá kết quả. HĐ 3 Quan sát các viên gạch lát nền nhà, chiếc bánh chưng ngày Tết và cho biết viên gạch lát nhà, chiếc bánh chưng có hình gì ? F ã Gọi vài HV trả lời ã Nhận xét, đánh giá kết quả. ã Phân tích : Các vật trên có một dạng chung là hình vuông. HĐ 4 : Tương tự các HĐ 1, 2, 3. Giới thiệu hình tam giác. HĐ 5 Làm bài tập trên phiếu học tập số 1. F ã Gợi ý : Tìm xem đâu là nhóm các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, sau đó đếm số các hình và điền vào ô vuông. ã Gọi một HV trả lời. ã Nhận xét, hoàn thiện lời giải : Có 3 hình tròn, 4 hình vuông, 5 hình tam giác. V- hướng dẫn bài tập 1. Làm các bài tập : Bài 2, 3 trang 6 SGK. 2. Gợi ý : Bài 2. Sau khi điền các số tương ứng vào các hình, hãy đếm xem trong hình vẽ có bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình tròn, bao nhiêu hình tam giác. Bài 3. Quan sát các đồ dùng xung quanh hoặc tìm trong các quyển tranh vẽ cho thiếu nhi, các ảnh chụp phong cảnh, đồ vật trên sách báo. * Bài soạn mẫu số 2 Bài 9 ôn tập về đại lượng, đo đại lượng (lớp 2) I - Mục tiêu 1. Đổi được đơn vị đo độ dài từ mét sang xăng-ti-mét. Thực hiện được các phép tính cộng, trừ đại lượng đo độ dài. 2. Nhớ được 1 tuần lễ có bảy ngày và tên gọi các ngày, thứ tự các ngày trong tuần lễ. 3. Đọc được thời gian trên đồng hồ (chẵn giờ). Chỉnh được kim đồng hồ theo thời gian định trước. II - Thiết bị dạy học 1. Bảng phụ a) Liệt kê một số ngày liên tục theo hàng dọc, bắt đầu từ thứ sáu, ngày 18, tháng 5 : Thứ sáu, ngày 18, tháng 5 Thứ bảy, ngày ….., tháng 5 ………….., ngày ……, tháng ….. ……………, ngày……, tháng ….. ……………, ngày……, tháng ….. ……………, ngày……, tháng ….. b) Bảng vẽ sẵn một số mặt đồng hồ không có kim hoặc kim dài chỉ vào số 12. 2. Phiếu học tập a) Đúng ghi Đ; sai ghi S : Cây nến hồng dài 9 cm. Cây nến trắng dài hơn cây nến hồng là 7 cm. Hỏi cây nến trắng dài bao nhiêu xăng-ti-mét ? a) 16 cm c b) 2 cm c b) Điền số thích hợp vào chỗ chấm (…) 2m + 20cm = …………… cm ; 350cm – 50cm = ……. m b) Mảnh vải xanh dài 57 cm. Mảnh vải đỏ ngắn hơn mảnh vải xanh là 20 cm. Tính chiều dài mảnh vải đỏ. Bài giải ................................................................................................................................................... .......................................................................... .......................................................................... III - một số điều cần lưu ý - Đại lượng đo độ dài và đại lượng đo thời gian là khái niệm quen thuộc và gần gũi với HV. Tuy nhiên cần lưu ý HV khi thực hiện các phép tính có đại lượng đo độ dài cần đưa về cùng đơn vị đo. - Khi cần tính thời gian diễn ra một hành động cần có đồng hồ minh hoạ để phân biệt thời gian buổi sáng và thời gian buổi chiều. IV- Gợi ý dạy học HĐ 1 Làm bài tập số 1, trang 11 SGK. F ã Gợi ý : Cộng các số đo rồi thêm đơn vị đo. ã Lưu ý HV các đại lượng trong mỗi phép tính đều có cùng đơn vị đo. ã Mời một vài HV lên bảng trình bày lời giải, nhận xét kết quả. HĐ 2 Giải bài tập a), b) trên phiếu học tập. F ã Gợi ý : a) Chọn phép tính thích hợp (cộng hay trừ ?) b) Đổi về cùng đơn vị đo rồi thực hiện phép tính. ã Yêu cầu HV chấm bài, nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá và trình bày lời giải trên bảng : S Đ a) 16 cm b) 2 cm b) 2m + 20cm = 200cm + 20cm = 220cm 350cm – 50cm = 300 cm = 3 m HĐ 3 Giải bài tập số 3, trang …..SGK F ã Gợi ý : Sử dụng bảng phụ (treo lên tường), đếm cho đủ 7 ngày, điền thêm dòng nếu cần thiết ã Mời một số HV lên bảng điền vào chỗ chấm. Mời một HV nhận xét và bổ sung dòng cần thiết. ã Nhận xét kết quả, nêu câu trả lời : Gia đình bác An kết thúc kì nghỉ vào ngày thứ năm, ngày 24, tháng 5. HĐ 4 Giải bài tập số 5, trang …..SGK F ã Gợi ý : Hãy vẽ thêm kim chỉ giờ và đếm giờ trên đồng hồ. ã Yêu cầu HV dùng bút chì vẽ thêm kim giờ vào đồng hồ. ã Mời một HV trả lời câu hỏi. Nhận xét và nêu kết luận : Thời gian chị Mai đi từ thành phố về quê là 3 giờ, hoặc : Chị Mai đi từ thành phố về quê hết 3 giờ. HĐ 5 Hãy vẽ thêm kim giờ và kim phút vào mỗi đồng hồ trên bảng phụ để các đồng hồ chỉ lần lượt 7 giờ, 11 giờ, 2 giờ, 4 giờ. F ã Mời 2 HV lên bảng. ã Mời các HV khác nhận xét kết quả. ã Lưu ý : Có thể dùng bảng phụ để nêu thêm các câu hỏi tương tự bài tập 5, chẳng hạn ghi ở dưới đồng hồ chỉ 2 giờ : Cuộc họp bắt đầu, ghi dưới đồng hồ chỉ 4 giờ : Cuộc họp kết thúc. Sau đó hỏi HV : Cuộc họp diễn ra trong bao lâu ? ã Tóm tắt, tổng kết giờ học tuỳ theo thời gian. V- hướng dẫn bài tập 1. Làm các bài tập : bài 2, 4 trang .... SGK. 2. Giải câu b) ở phiếu học tập. III - một số phiếu học tập (để tham khảo) Phiếu số 3, Lớp 1, bài So sánh các số 1. Viết số và dấu , = vào ô trống (theo mẫu): 4 > 2 2. Nối hai tranh vẽ có số con vật bằng nhau 3. Vẽ đủ số chấm tròn vào mỗi hình vuông theo số đã cho : 4 > 2 2 < 3 4 = 4 3 < 5 Phiếu số 4, lớp 1, luyện về hình vuông, hình tròn, hình tam giác – Cộng trừ các số 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm : Có ... hình vuông Có ... hình tam giác Có ... hình tròn 2. Điền số thích hợp vào ô trống : Phiếu số 5, lớp 2, phối hợp các phép tính 1. Đúng ghi Đ ; sai ghi S : a) 2 7 + 3 = 2 10 c) 4 7 – 2 = 4 5 = 20 c = 20 c b) 2 7 + 3 = 14 + 3 d) 4 7 – 2 = 28 – 2 =17 c = 26 c 2. Tô màu mỗi hình : 3. Tô màu số ô vuông ở mỗi hình : Phiếu số 6, lớp 2 1. Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống : 2. Vẽ thêm kim phút vào mỗi đồng hồ ứng với đồng hồ điện tử : Phiếu số 7, lớp 2 1. Đúng ghi Đ ; sai ghi S : a) 1m + 9dm = 10dm c b) 1m + 9dm = 19dm c c) 1m + 5cm = 15cm c d) 1m + 5cm = 6cm c e) 1m + 5cm = 105cm c 2. Viết số thích hợp vào ô trống : Số bị trừ 956 956 956 147 147 147 Số trừ 210 24 Hiệu 746 210 24 123 3. Viết tổng số tiền vào ô trống : Phiếu số 8, lớp 3 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S Tìm x a) x ´ 8 = 45 + 27. Giá trị của x là : 8 c 9 c 10 c b) x ´ 8 = 162 - 90. Giá trị của x là : 10 c 9 c 12 c 2. Điền số thích hợp vào ô trống Tích Thừa số Thừa số 64 72 ........... 40 80 8 ............ 12 8 8 ............ 8 8 ............ ............ 3. a) Tô màu các hình chữ nhật : b) Tô màu các hình vuông : Phiếu số 9, lớp 3 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 7m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó. 42m c 56m c 60m c 2. Viết (theo mẫu) Hàng Viết số Đọc số Nghìn Trăm Chục Đơn vị 2 3 4 7 2347 Hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy 4 5 6 8 3782 Năm nghìn sáu trăm mười hai 3. Viết tên các bán kính, đường kính trong mỗi hình tròn sau : a) Hình tròn tâm O có : -Các đường kính là : - Các bán kính là : b) Hình tròn tâm I có : - Các đường kính là : -Các bán kính là : C. Hướng dẫn thảo luận Câu hỏi thảo luận: 1. Cấu trúc, nội dung một bài soạn/giáo án toán XMC nên như thế nào? Hãy nêu các bước tiến hành thiết kế một bài soạn/giáo án. 2. Soạn thử một bài soạn/giáo án toán theo phương pháp phát huy tính tích cực của người học.

File đính kèm:

  • docBai 3.T hiet ke bai day XMC sua.doc
Giáo án liên quan