Thảo luận Thương vợ_ Trần Tế Xương

1. Tác giả:

-Trần Tế Xương (1870 – 1907) người làng Vị Xuyên, TP.Nam Định. Ông sống vào cuối thế kỉ XVIII ở buổi đầu của chế độ thuộc địa nửa phong kiến

-Ông là người có cá tính góc cạnh, học vị tú tài, lận đận mãi trong con đường khoa cử

-Sáng tác của ông chủ yếu là thơ Nôm, hiện còn khoảng trên 100 bài (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát )

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thảo luận Thương vợ_ Trần Tế Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG VỢ Trần Tế Xương Thực hiện: Tổ 4 I> Đọc – hiểu chú thích: 1. Tác giả: -Trần Tế Xương (1870 – 1907) người làng Vị Xuyên, TP.Nam Định. Ông sống vào cuối thế kỉ XVIII ở buổi đầu của chế độ thuộc địa nửa phong kiến -Ông là người có cá tính góc cạnh, học vị tú tài, lận đận mãi trong con đường khoa cử -Sáng tác của ông chủ yếu là thơ Nôm, hiện còn khoảng trên 100 bài (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát…) -Ông sở trường về thơ trào phúng với sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc, có nền tảng trữ tình mang nội dung nhân đạo và lòng yêu nước thiết tha. --Tiếng cười trong thơ Tú Xương có nhiều cung bậc: khi châm biếm sâu cay, khi đả kích quyết liệt, khi là nụ cười tự trào mang sắc thái ân hận, ngậm ngùi pha giọng tâm tình tha thiết. Kìa ai chín suối Xương không nát Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn còn Mộ phần nhà thơ Trầøn Tế Xương (Tại TP. Nam Định) 2. Tác phẩm: -Nội dung : miêu tả sự quán xuyến, thương chồng thương con của bà Tú. Đồng thời thể hiện thái độ và tình cảm của Tú Xương đối với vợ *Bà Tú (tên là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương nhưg sống ở Nam Định) -Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật -Cấu trúc: đề – thực – luận – kết II> Tìm hiểu văn bản: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. 1.Hai câu đề: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.” -“Quanh năm” : thời gian khép kín diễn tả thời gian hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. -“Mom sông” : Mô đất nhô ra, nơi neo đậu của thuyền chài, thuyền buôn chuyến -> một khoảng không gian nhỏ hẹp mà bà Tú phải buôn bán Thời gian Không gian -Nhịp thơ đều đều của câu thơ thứ 2 diễn tả gánh nặng vủa bà Tú nhưng cũng chỉ “Nuôi đủ năm con với một chồng”: một bên là chồng, một bên là con. Tú Xương thấy mình như bất lực, là gánh nặng của vợ, ăn bám -> sự đảm đang của bà Tú. Tác giả lựa chọn chi tiết về thời gian không gian, Tú Xương cốt để ghi nhận công lao vất vả của bà Tú. Bài thơ mở đầu khá ấn tượng : “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” 2. Hai câu thực: - Hai câu đối nhau. Một bên là sự vắng vẻ côi cút, cô đơn của thân cò lặn lội. Một bên là đông người với tiếng eo sèo lời qua tiếng lại, tranh gìanh mua bán. -Với cách nói dân gian tác giả đã tạc nên bức chân dung vừa cụ thể vừa khái quát về bà Tú: sự hẩm hiu vất vả đơn chiếc.. - “Lặn lội thân cò” là hình ảnh đậm nét về nỗi vất vả của bà Tú phải trải qua để lo cho chồng con. => Ông Tú nhận thức nỗi vất vả và sự đảm đang quán xuyến của người vợ tảo tần  Đây là điều hiếm có trong thời đại của Tú Xương. -Bằng cách nói dân gian: “Một duyên hai nợ”, duyên có một mà nợ gấp đôi thành ra nợ nhiều, duyên ít 3. Hai câu luận: “Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công” => Hai câu luận như buông tiếng thở dài bất lực. Xã hội cũ đã “dành” riêng cho người phụ nữ sự vất vả ấy chăng? -“Âu đành phận” cúi đầu cam chịu số phận. Đã cam chịu thì thường chịu đựng nhẫn nhục tới mức “Năm nắng mười mưa dám quản công”  Đức hi sinh của bà Tú nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung đã được nâng lên ý nghĩa khái quát. -Nhận thức được sự bất công ấy, Tú Xương lại càng thương vợ và nhận ra sự vô tình đến đoảng của mình. 4. Hai câu kết: -Hai câu kết, Tú Xương bật nên tiếng chửi: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” +Thói đời : đời sống tự nó phô bày những gì xấu xa +Bạc : mỏng. Cả câu làm nổi bật thói đời bạc bẽo, ít chú ý tới nhau. Ăn ở bạc còn có ý nghĩa là ăn ở đối xử với nhau khơng có hậu, thiếu thuỷ chung Rằng Tú Xương chửi đời. Như thế tức là Tú Xương cũng tự chửi mình. Chửi mình tức là thương vợ sâu sắc. Nhận ra được sự đảm đang quán xuyến của vợ mình. Thấy được sự vô tình của mình và thói đời đen bạc. - Người có lỗi mà biết nhận ra lỗi lầm của mình chắc chắn không phải là người xấu  Chất nhân văn của tác phẩm III- Tổng kết: -Thơ Tú Xương cay độc mà chân thành, trào phúng mà trữ tình, phong lưu mà chung thủy, chửi đời mà chửi mình, cười mình mà khĩc mình -Giọng thơ Tú Xương trong “Thương vợ” trào dâng một niềm thương tha thiết đối với vợ. -Ngơn ngữ thơ giản dị, mang đậm chất ca dao, hình ảnh gợi trường liên tưởng khá rộng . -Thành cơng của bài thơ là xây dựng đuọc hình tượng nghệ thuật cĩ tính đột phá, bất ngờ và mới mẻ. Thành cơng đĩ cũng chính là việc: Đưa người phụ nữ vào thơ ca mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn.

File đính kèm:

  • pptThuong Vo Tu Xuong.ppt
Giáo án liên quan