Tập bài giảng: Phương pháp dạy học ngữ văn

I. Một số vấn đề về phương pháp luận dạy học Ngữ văn:

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học:

Bất kỳ ngành khoa học nào ra đời với tư cách là một hệ thống tri thức khoa học độc lập riêng biệt phải hội đủ 3 điều kiện:

+Có đối tượng nghiên cứu riêng biệt mà không có ngành khoa học nào khác tiếp cận tới (Trả lời câu hỏi nghiên cứu cái gì? )

+Có vai trò nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra (Trả lời câu hỏi nghiên cứu nhằm mục đích gì?)

+Hình thành hệ thống nghiên cứu đặc thù (Nghiên cứu như thế nào?)

2. Phương pháp dạy học Ngữ văn là gì?

+Phương pháp dạy học ngữ văn là một khoa học mang tính nghiệp vụ sư phạm ở nhà trường sư phạm ( Môn học mang đặc trưng dạy nghề)

+Phương pháp dạy học ngữ văn nghiên cứu đặc trưng và quy luật của quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS (Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh), nghiên cứu các nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học ngữ văn.

Quá trình dạy học Ngữ văn diễn ra khá phong phú bao gồm nhiều hoạt động: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh, hoạt động tiếp nhận và cảm thụ văn học, quá trình tâm lý sư phạm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập bài giảng: Phương pháp dạy học ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM DAKLAK ™ & ˜ TẬP BÀI GIẢNG (DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CĐSP VĂN) —– DAKLAK 2007 HỌC PHẦN I Chương I - NHỮNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN ************* Bài 1 : ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ VĂN (3 Tiết) –— A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Giúp sinh viên nhận diện đối tượng nghiên cứu của môn phương pháp dạy học Ngữ văn 2- Giúp sinh viên hiểu rõ nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường sư phạm. B. NỘI DUNG BÀI DẠY: Hoạt động dạy học Nội dung dạy học I. Một số vấn đề về phương pháp luận dạy học Ngữ văn: 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bất kỳ ngành khoa học nào ra đời với tư cách là một hệ thống tri thức khoa học độc lập riêng biệt phải hội đủ 3 điều kiện: +Có đối tượng nghiên cứu riêng biệt mà không có ngành khoa học nào khác tiếp cận tới (Trả lời câu hỏi nghiên cứu cái gì? ) +Có vai trò nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra (Trả lời câu hỏi nghiên cứu nhằm mục đích gì?) +Hình thành hệ thống nghiên cứu đặc thù (Nghiên cứu như thế nào?) 2. Phương pháp dạy học Ngữ văn là gì? +Phương pháp dạy học ngữ văn là một khoa học mang tính nghiệp vụ sư phạm ở nhà trường sư phạm ( Môn học mang đặc trưng dạy nghề) +Phương pháp dạy học ngữ văn nghiên cứu đặc trưng và quy luật của quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS (Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh), nghiên cứu các nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học ngữ văn. Quá trình dạy học Ngữ văn diễn ra khá phong phú bao gồm nhiều hoạt động: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh, hoạt động tiếp nhận và cảm thụ văn học, quá trình tâm lý sư phạm. Hoạt động dạy Ngữ văn diễn ra do 3 tác nhân : Giáo viên – Học sinh – Bài dạy có mối quan hệ biện chứng mật thiết nhau trong tiến trình dạy học. Có thể mô tả theo sơ đồ sau: GIÁO VIÊN HỌC SINH BÀI DẠY II. Đối tượng của môn phương pháp dạy Ngữ văn: 1-Một số quan niệm về đối tượng môn phương pháp dạy học ngữ văn : Bàn về vấn đề phương pháp dạy học ngữ văn nghiên cứu cái gì có nhiều quan điểm khác nhau: 1.1-Phương pháp dạy học ngữ văn có đối tượng là nghiên cứu văn bản tác phẩm văn học. Quan niệm này vừa hẹp lại vừa rộng: -Hẹp: Dạy Ngữ văn đâu chỉ dạy văn bản tác phẩm văn học - Rộng: Đồng nhất với các ngành khoa học khác ( Lý luận văn học, phê bình văn học, thi pháp học, văn bản học) cũng lấy văn bản tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu. 1.2-Phương pháp dạy học Ngữ văn có đối tượng là quá trình dạy học nói chung. Quan niệm này đồng nhất với hoạt động dạy và học ở nhà trường (Phương pháp dạy học nói chung) không thấy tính đặc thù của hoạt động dạy học Ngữ văn. 2- Đối tượng của phương pháp dạy học Ngữ văn : 2.1-Nghiên cứu hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS bao gồm hoạt động tổ chức dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Thuật ngữ PP dạy - học Ngữ văn được thay thế bằng thuật ngữ PP giảng dạy trước đây đã hàm nghĩa dạy học tích cực (Dạy việc học, dạy cách học). Người học vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động dạy học.Nếu người học khơng chủ động học, khơng cĩ cách học tốt thì việc dạy khĩ đạt kết quả. Quá trình dạy học cĩ 2 chủ thể: GV là chủ thể của hoạt động dạy, HS là chủ thể của hoạt động học. Hai chủ thể này phải hợp tác với nhau mới tạo ra hiệu quả của hoạt động dạy học. Trong quan hệ hợp tác ấy, GV giữ vai trị chủ đạo vì việc dạy học là quá trình cĩ mục đích, cĩ kế hoạch được tiến hành dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của GV. HS cĩ vai trị chủ động vì trong lao động học tập, người học phải tự cải biến mình, khơng ai làm thay cho mình được. * PPdạy học Ngữ văn tích cực là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp HS chủ động đạt các mục tiêu dạy học cĩ hiệu quả. 2.2-Những đối tượng cụ thể mà phương pháp dạy học Ngữ văn quan tâm khảo sát bao gồm nhiều vấn đề: +Nghiên cứu việc tổ chức dạy học của giáo viên bao gồm: Việc thiết kế bài dạy (Soạn giáo án), tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, sử dung trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập… +Nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh (Hoạt động học tập trên lớp và tự học), đặc điểm tâm lý học sinh với hoạt động tiếp nhận văn học III.Nhiệm vụ bộ môn phương pháp dạy học Ngữ văn : 1-Nhiệm vụ chung: Dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường THCS, bộ môn phương pháp dạy học Ngữ văn đúc rút những kinh nghiệm dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trong nước đồng thời nghiên cứu vận dụng sáng tạo những thành tựu mới của khoa học (Khoa học giáo dục và khoa học nghiên cứu văn học) của các nước tiên tiến trên thế giới. Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn. Vd:Vấn đề dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp có sự nghiên cứu vận dụng chương trình của một số nước tiên tiến 2-Nhiệm vụ cụ thể: 2.1- Nghiên cứu những cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình Ngữ văn THCS một cách nhất quán và hợp lý. Nắm vững mục tiêu, nguyên tắc và nội dung xây dựng chương trình theo hướng tích hợp trên cơ sở đó đề xuất những phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực. Vd: PP dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm hướng đến việc học tập hợp tác. Nghiên cứu tính đồng tâm và đồng quy trong cấu trúc chương trình để từ đó tìm ra dấu hiệu và phương pháp dạy học Ngữ văn pháp tích hợp thoả đáng. 2.2-Nghiên cứu lý giải cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên đặc trưng của môn học: dạy học văn gắn liền với hoạt động cảm thụ nghệ thuật, quy luật tiếp nhận văn học, gắn liền với những tình huống sư phạm . Đồng thời khái quát những kinh nghiệm trong thực tiễn dạy học góp phần hoàn thiện mục tiêu dạy học. 2.3- Thiết lập hệ thống lý luận về PP dạy học Ngữ văn bao gồm hệ thống các PP dạy học nói chung và PP dạy học đặc thù của phân môn nhằm thoát ra khỏi chủ nghĩa kinh viện. 2.4-Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, các thành tựu của bộ môn PP dạy học Ngữ văn trong nước và trên thế giới Tất cả những nhiệm vụ trên đều được cụ thể hóa trong nội dung chương trình học phần PP dạy học Ngữ văn ở nhà trường CĐSP. 3- Các phương pháp nghiên cứu của bộ môn PP dạy học Ngữ văn : Bất kỳ ngành khoa học nào khi tiến hành nghiên cứu cũng sử dụng 2 loại hình Phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thực hành. Xuất pháp từ bộ môn phương pháp dạy học Ngữ văn là nghiên cứu quá trình dạy học văn ở nhà trường nên tất yếu phải vận dụng phương pháp thực nghiệm làm chủ đạo. Hơn nữa phương pháp dạy học Ngữ văn là khoa học ứng dụng rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ nên càng phải chú ý phương pháp này. Cụ thể có thể vận dụng một số phương pháp sau: 3.1-Phương pháp điều tra: Điều tra thực tiễn dạy học Ngữ văn trên cơ sở tập hợp số liệu thống kê từ đó đưa ra những chỉ số trong quá trình dạy học văn. Vd: Điều tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh bằng những chỉ số thống kê mức độ đọc hiểu. 3.2-Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: Dựa trên cơ sở những tiền đề lý luận, người nghiên cứu muốn kiểm chứng phương pháp bằng cách vận dụng hệ thống phương pháp ứng dụng vào thực tiễn hoạt động dạy học văn để rút ra kết luận. Vd: Dùng phương pháp so sánh để đối chiếu cách dạy văn theo lối thụ động và tích cực. Hoặc trong quá trình dạy học một bài cụ thể, giáo viên có thể ứng dụng nhiều phương pháp dạy học từ đó đối chiếu rút ra ưu thế của từng phương pháp. 3.3 - Phương pháp quan sát tự nhiên: Quan sát diễn biến nhận thức thái độ của học sinh khi tiếp cận môn học, hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học để rút ra kết luận. Phương pháp này có ưu thể ở chỗ đảm bảo tính khách quan hiện thực vốn có khi quan sát. Học sinh không thể biết mình là đối tượng được quan sát nên bộc lộ hết thảy hành vi nhận thức của mình một cách chân thực. Tuy vậy phương pháp này có hạn chế ở chỗ nó phụ thuộc vào đối tượng quan sát. 3.4 - Phương pháp khảo sát tiết dạy: Đây là phương pháp thực nghiệm tổng hợp nhằm khảo sát diễn biến nhiều quan hệ trong quá trình dạy: Tìm hiểu hoạt động của giáo viên và học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau tiết dạy. Khi khảo sát tiết dạy phải dựa trên những tiêu chí cụ thể để đánh giá, phải chú ý điều kiện sư phạm cụ thể để đánh giá ( đối tượng học sinh theo vùng miền, trang thiết bị phục vụ dạy học…) 3.4 - Phương pháp trưng cầu ý kiến: Phương pháp này sử dụng các phiếu điều tra trắc nghiệm ngắn (Text) để thăm dò ý kiến từ phía giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học văn. Phương pháp này có thể thực hiện trên giấy hoặc trực tiếp phỏng vấn. Khi thực hiện nhười nghiên cứu can xác định rõ yêu cầu điều tra, thiết lập hệ thống câu hỏi bám sát nội dung điều tra, tập hợp ý kiến điều tra trung thực. Phương pháp phỏng vấn nếu sử dụng hệ thống câu hỏi tốt có thể khám phá bản chất đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả điều tra, người nghiên cứu có thể đề xuất những vấn đề về phương pháp. 3.5 -Phương pháp thực nghiệm ở các trung tâm nghiên cứu: Đây là phương pháp lý tưởng khuôn mẫu chuẩn mực nhất bởi lẽ được thực nghiệm một cách khoa học thống nhất từ khâu thiết kế đến thi công phương pháp, từ việc định hướng chỉ đạo đến quá trình thực hiện. Phương pháp này đòi hỏi thời gian dài, dày công khảo sát nhưng đạt hiệu quả cao vì kết quả thu được vừa có ý nghĩa lý luận lẫn thực tiễn, vừa bổ sung lý luận về phương pháp, vừa vận dụng phương pháp vào thực tiễn dạy học *Chú ý: + Trong quá trình nghiên cứu không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sư phạm cụ thể. +Đối với người dạy việc nắm vững phương pháp nghiên cứu góp phần thiết thực trong việc làm đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm dạy học Ngữ văn. Bài 2: MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP (7 Tiết) –— A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Sinh viên nhận diện những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS 2. Sinh viên tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của dạy học tích hợp môn Ngữ văn 3. Tìm hiểu tích hợp trong phương pháp dạy Ngữ văn B- NỘI DUNG BÀI DẠY: Hoạt động dạy học Nội dung dạy học I. Những điểm mới của chương trình - sách giáo khoa Ngữ văn THCS: 1-Mục tiêu môn học Ngữ văn: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường THCS góp phần hình thành nhân cách học sinh một cách toàn diện. Đó là những con người có lòng yêu nước, yêu CNXH, có tư tưởng tình cảm cao đẹp (lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, ác. Đó là con người có bản lĩnh tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành, năng lực sử dụng tiếng việt như một công cụ giao tiếp. Đó là con người ham muốn thiết tha đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa nước nhà. Mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn được cụ thể hóa như sau: 1.1-Mục tiêu về kiến thức: + Nắm được đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của các đơn vị tiêu biểu cấu thành tiếng Việt ( từ, cụm từ, câu). Nắm vững những quy tắc sử dụng tiếng Việt như một công cụ tư duy và giao tiếp chủ yếu là tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích giao tiếp. + Nắm vững tri thức về các kiểu văn bản thường dùng trong giao tiếp và sáng tác văn học (Tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận, điều hành). rèn luyện kỹ năng tạo lập các kiểu văn bản đó. + Nắm vững một số tác phẩm văn học ưu tú Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thểû loại quen thuộc. Nắm vững một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, nắm vững tri thức sơ giản về thi pháp, lịch sử văn học, một số tác giả lớn của VHVN. 1.2-Mục tiêu về kỹ năng: Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là: Nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt, kỹ năng cảm thụ và phẩm bình văn học. Cụ thể là: + Có năng lực nghe đọc hiểu các loại văn bản nhật dụng, văn học. Bước đấu có ý thức phân tích nhận xét tư tưởng tình cảm và giá trị nghệ thuật đắc sắc của văn bản. + Có kỹ năng nói và viết tiếng Việt đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp hướng tới tính chuẩn mực và nghệ thuật khi tạo lập văn bản. 1.3-Mục tiêu về thái độ: + Biết trân trọng yêu quý các thành tựu của VHVN, có ý thức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng việt. + Có hứng thú nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, ý thức tìm hiểu mặt nghệ thuật của ngôn ngữ trong các văn bản + Có thái độ tình cảm đúng đắn yêu những cái chân thực, tốt đẹp và ghét cái xấu xa độc ác giả dối diễn ra ở ngoài đời và được phản ánh trong tác phẩm. 2-Nguyên tắc xây dựng chương trình: 2.1-Chương trình ngữ văn tạo điều kiện để học sinh hòa nhập với xã hội môi trường các em đang học tập và xã hội tương lai khi các em ra trường. Cụ thể là: + Hình thành cho học sinh phẩm chất đạo đức, tư tưởng tình cảm làm nền tảng để hình thành ý thức trách nhiệm công dân. + Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh theo hướng nhận thức và phân tích lý giải những tình huống có vấn đề trong học tập và dời sống + Cung cấp cho học sinh những tri thức văn học, tiếng Việt và làm văn thuộc các lĩnh vực văn hóa xã hội. từ đó biết cách ứng xử thích hợp với hoàn cảnh xã hội mà các em đang sống. + Rèn luyện các em thành những người có năng lực thực hành sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp. Năng lực đó được hiện thực hóa qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt; kỹ năng cảm thụ văn học. 2.2-Chương trình Ngữ văn THCS một mặt kế thừa những thành tựu mà ba phân môn trước nay: Văn học, tiếng Việt, làm văn trong chương trình- SGK chỉnh lý năm 1995, kế thừa và phát huy có hiệu qua ûkiến thức ở bậc tiểu học, vừa chuẩn bị tiếp nối chương trình Ngữ văn PTTH cũng đổi mới. 2.3-Môn Ngữ văn lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp dạy học. Tính chất tích hợp được thể hiện như sau: +Không gọi tên tách bạch từng môn Văn học, tiếng Việt, làm văn như trước nay nữa mà gọi là môn Ngữ văn. Chỉ còn một cuốn sách giáo khoa duy nhất cho cả 3 phân môn. Đơn vị bài học trong sách giáo khoa cấu trúc gồm 3 phần: Văn học, tiếng Việt và làm văn có tính liên thông nhau thành chỉnh thể bài học. Tên bộ môn và cấu trúc bài học đã thể hiện nội hàm tích hợp. Ta có thể biểu thị bằng sơ đồ sau: VĂN HỌC TIẾNG VIỆT LÀM VĂN NGỮ VĂN +Ba phân môn dù có khác nhau nhưng đều hình thành cho học sinh năng lực phân tích bình giá và cảm thụ văn học, hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. +Các tri thức, kỹ năng đưa vào chương trình lựa chọn phù hợp với sự phát triển của khoa học xã hội (tiếp nhận văn học, ngữ dụng học, thi pháp học), đáp ứng yêu cầu tích hợp. 3-Kết cấu chương trình: 3.1-Chương trình vẫn giữ 3 phân môn nhưng không trình bày mục tiêu từng phân môn cụ thể mà cố gắng tìm ra sự đồng quy giữa 3 phân môn để thực hiện quan điểm tích hợp , phối hợp kiến thức, kỹ năng giữa các phân môn thật nhuẫn nhuyễn. 3.2-Chương trình lấy 6 kiểu văn bản : tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận, điều hành làm trục chính để thực hiện tích hợp có nghĩa là dù dạy cái gì đi nữa cũng hướng tới việc rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và năng lực tiếp nhận 5 kiểu văn bản nói trên. Phân môn văn học sẽ lựa chọn các văn bản theo thể loại sao cho phù hợp nhất với 5 kiểu văn bản. Chương trình không đặt ra nguyên tắc xây dựng theo lịch sử văn học như trước đây 3.3-Việc đưa các văn bản nhật dụng là điểm mới của chương trình lần này, tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc hòa nhập học sinh với xã hội (Trong đó dành một tỉ lệ nhất định cho văn bản địa phương). Cần nên hiểu khái niệm văn bản nhật dụng không chỉ thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản mà nói đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. 3.4-Việc lấy các kiểu văn bản để định trục động quy của chương trình Ngữ văn theo quan điểm tích hợp đồi hỏi phải tổ chức lại kết cấu chương trình theo hai nguyên tắc hàng ngang và đồng tâm +Theo nguyên tắc hàng ngang thì khi dạy một kiểu văn bản thì tất cả các phân môn đều lựa chọn nội dung sao cho ứng với kiểu văn bản đó. Văn bản văn học là ngữ liệu để dạy các vấn đề tiếng Việt và làm văn. Vd: Chương trình Ngữ văn 6 Bài Văn học Tiếng việt Làm văn 2 Thánh Gióng Từ mượn Tìm hiểu chung về văn tự sự 3 Sơn Tinh – Thuỷ Tinh Nghĩa của từ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự +Theo nguyên tắc đồng tâm thì chương trình Ngữ văn được chia thành 2 vòng: Vòng 1 (lớp 6, 7), vòng 2 (lớp 8, 9). Mỗi vòng các kiểu văn bản đều được dạy vòng 2 có trở lại nhưng nâng cao hơn STT Kiểu bài Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1 Tự sự X X X 2 Miêu tả X X 3 Biểu cảm X X X 4 Thuyết minh X X 5 Lập luận X X X 6 Điều hành X X X X 3.5-Chương trình được cấu tạo tương ứng với số tiết giảng dạy trên lớp theo đơn vị bài học mỗi bài tương ứng với 4 tiết / Tuần. 4-Kết cấu sách giáo khoa: 4.1-So sánh sách giáo khoa cũ và mới: Sách giáo khoa mới chỉ còn một cuốn (trước đây 3 cuốn độc lập cho 3 phân môn). Sách cấu trúc theo đơn vị bài là chỉnh thể tích hợp gồm 3 phần: Văn học -Tiếng Việt - Làm văn, tuy mỗi phần trong bài tách bạch cụ thể nhưng có liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau, nội dung phần này làm ngữ liệu phục vụ phần kia. Điểm mới về phương pháp biên soạn ở chỗ sách không thuần tuý là thông tin về nội dung bài học mà còn chú ý hướng dẫn định hướng mục tiêu cần đạt trong bài học, hoạt động dạy học, khâu kiểm tra đánh gía thông qua hệ thống bài tập phần luyện tập, tăng cường kênh hình, sử dụng mô hình sơ đồ biểu bảng minh họa nội dung kiến thức. 4.2-Mô tả và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa: +Phần kết quả cần đạt được đóng khung như điểm nhấn định hướng nội dung kiến thức cần truyền thụ, đích kiến thức cần đạt cả ba phân môn. Phần này giúp cho GV và HS chuẩn bị kiến thức cho hoạt động dạy học. +Phần văn bản: sách cũ quan niệm là tác phẩm hoặc đoạn trích (chỉ phục vụ cho giảng văn). Sách mới dụng thuật ngữ văn bản nhằm chỉ rỗ đây là tài liệu dùng khai thác trong toàn bài học. Cấu trúc văn bản bao gồm tên bài (nếu là đoạn trích thì do người biên soạn đặt trên cơ sở thâu tóm nội dung đoạn trích. Phần chính văn là ngữ liệu dùng cho cả môn khai thác, phần chú thích (trước đây gọi là chú giải) gồm 2 dạng chú thích: ( ) : Thông tin ngắn gọn về tác giả tác phẩm, đoạn trích (1), (2)…: Chú giải những từ ngữ khó +Phần đọc hiểu văn bản: Giới thiệu hệ thống câu hỏi định hướng khai thác, phân tích văn bản. Đây được xem là những thông tin cung cấp cho học sinh định hướng học tập, giáo viên tổ chức thiết kế bài dạy. Số lượng câu hỏi nhiều và đa dạng hơn so với sách cũ phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh. +Phần ghi nhớ: được đóng khung và in nghiêng thâu tóm nội dung chính, điểm nhấn của bài học. Đây là phần cốt lõi để giáo viên củng cố bài học, hoạc sinh phải học thuộc ở nhà. +Phần luyện tập dưới dạng những bài tập thực hành giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để luyện tập, giúp giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Hệ thống bài tập phong phú với nhiều hình thức luyện tập linh hoạt như: cho học sinh làm bài tập, tổ chức thảo luận nhóm học tập. *Chú ý: Phân tiếng Việt và làm văn cũng có cấu trúc tương tự bao gồm phần bài tập nhận diện tìm hiểu lý thuyết tiếng Việt, làm văn. Phần ghi nhớ và phần luyện tập. Có thể khái quát mô hình bài học trong sách ngữ văn như sau: BÀI: Kết quả cần đạt (Nêu chung cho cả bài học) VĂN BẢN: Tên văn bản Chú thích: ( ) (1), (2)… ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ghi nhớ LUYỆN TẬP Đọc thêm (có thể có hoặc không) NỘI DUNG TIẾNG VIỆT Ghi nhớ LUYỆN TẬP Đọc thêm (có thể có hoặc không) NỘI DUNG LÀM VĂN Ghi nhớ LUYỆN TẬP Đọc thêm (có hoặc không) 4-Sách giáo viên: có nhiều điểm mới so với sách hướng dẫn trước đây. Sách chú ý đến tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Đặc biệt sách có cấu trúc tương đồng với sách giáo khoa về cả nội dung lẫn hệ thống câu hỏi phục vụ viêïc đọc hiểu văn bản. Có thể coi đây là tài liệu thiết thực phục vụ giáo viên thiết kế bài từng dạy cụ thể. Tóm lại chương trình – sách giáo khoa Ngữ văn tích hợp đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Chương trình đã khắc phục được tính hàn lâm nặng về lý thuyết trong chương trình cũ, tong cường tính thực hành phục vụ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Chương trình gắn với hoạt động giao tiếp và tạo ra cơ chế đồng bộ trong hoạt động dạy học. II-Những tư tưởng cơ bản của dạy học tích hợp môn Ngữ văn: 1-Bản chất việc dạy học tích hợp: 1.1- Vấn đề thuật ngữ “Tích hợp”: Đây là thuật ngữ sử dụng trong khoa học trong những năm gần đây. Nội hàm thuật ngữ “Tích hợp” (Integration) được hiểu là phương thức phối kết hợp các yếu tố có liên hệ với nhau tạo thành chỉnh thể đảm bảo tính hệ thống hoàn thiện, tạo thành cơ chế hoạt động đồng bộ. Tuy nhiên không nên hiểu tích hợp là sự ghép nối, sáp nhập như phép cộng đơn giản hoặc là sự tổ hợp khép kín (Combination) 1.2-Tích hợp là quan điểm trong nghiên cứu khoa học và hoạt động dạy học: +Với cách hiểu tích hợp là sự phối kết hợp các yếu tố liên hệ với nhau thành chỉnh thể thì quan điểm hệ thống nguyên tắc cơ bản trong tích hợp. Trong nghiên cứu khoa học, lý thuyết hệ thống được vận dụng khá triệt để. Hêghen đã từng khẳng định: “Hình thức chân chính trong đó chân lý tồn tại chỉ có thể là hệ thống khoa học”. Hệ thống là sự tập hợp phong phú những yếu tố có quan hệ hữu cơ tác doing và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy một đối tượng nghiên cứu văn học mang tính hệ thống phải đảm bảo những điều kiện sau: -Về số lượng: phải là sự tập hợp 2 yếu tố trở lên (nhưng không phải là phép cộ

File đính kèm:

  • docBAI GIANG PPDH NGU VAN I.doc
Giáo án liên quan