Sổ bồi dưỡng chuyên môn

Đây là một truyện ngắn rất khó có thể tóm tắt. Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đ¬ường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối l¬ượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom ch¬o nổ. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Họ phải đối mặt với thần chết trong khi phá bom. Nhưng cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng.

“Những ngôi Sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tiên trong sự nghệp cầm bút của nhà văn Lê Minh Khuê. Bà kể lại: “Ngày đó tôi là phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường để viết báo. Năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh viên đi tham gia kháng chiến. Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và bởi vẻ đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này”.

 

doc122 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ bồi dưỡng chuyên môn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà văn Lê Minh Khuê với “Những ngôi sao xa xôi”                        YÊN KHƯƠNG    “Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ - nhà văn Lê Minh Khuê tâm sự về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của mình (được đưa vào SGK lớp 9, và có tên  trong tuyển tập “The art of the short story” (Nghệ thuật truyện ngắn thế giới)- Những ngày ấy tôi thấy nhớ Hà Nội vô cùng và tất cả đã được gửi gắm vào trong tác phẩm. Nói đến tác phẩm đó là đã chạm vào sợi dây kỷ niềm đằm sâu trong trái tim nhưng tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy…” * Viết bằng kỷ niệm, kí ức và tình yêu Hà nội.…  Đây là một truyện ngắn rất khó có thể tóm tắt. Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đ¬ường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối l¬ượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom ch¬o nổ... Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Họ phải đối mặt với thần chết trong khi phá bom... Nhưng cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng... “Những ngôi Sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tiên trong sự nghệp cầm bút của nhà văn Lê Minh Khuê. Bà kể lại: “Ngày đó tôi là phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường để viết báo. Năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh viên… đi tham gia kháng chiến. Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và bởi vẻ đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này”. Tôi không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội  nhưng thời còn nhỏ, hè nào tôi cũng ra Hà Nội vì họ hàng  ở ngoài này nhiều. Khi lớn lên tôi làm việc tại Hà Nội. Vào những ngày cuối tuần tôi thường cùng bạn bè cùng lứa trong đó có cả Lưu Quang Vũ đạp xe đi dọc các con đường, những phố phường Hà Nội…Rồi đến khi vào chiến trường, dù trong hoàn cảnh ác liệt nhưng những cảnh núi rừng Trường Sơn tuyệt đẹp cũng không khỏi khiến người ta xao xuyến. Những cây cổ thụ cao vút dễ làm người ta liên tưởng đến những rừng bạch dương trong nhạc Nga, rồi những ngày mưa mù mịt khiến những người sống bên nhau như xích  lại gần nhau hơn…để từ đó trong tôi nảy sinh những cảm xúc mãnh liệt để đến khi trở về Hà Nội tôi đã chắp bút viết rất nhanh bằng kỷ niệm, bằng kí ức và một tình yêu tha thiết với Hà Nội.    Mọi người hỏi tôi: “Tại sao chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong mà nhà văn lại cảm thấy nhớ Hà Nội?”. Tôi trả lời rằng: “Tôi cũng giống như bao nhiêu cô gái khác đã trở thành một thanh niên xung phong để góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc chiến tranh giữ nước thần kỳ của dân tộc. Cuộc chiến tranh ấy để bảo vệ  vẻ đẹp, vẻ thanh bình cho những  làng quê  Việt mà trong đó, Hà Nội là trái tim, là biểu  tượng cao nhất của đất Mẹ Việt Nam. Bằng truyện ngắn này tôi muốn phân tích cuộc sống, tình cảm của những cô gái thanh niên xung phong qua cái nỗi nhớ 'tượng trưng" đó. Tất cả họ đều không ngại gian nguy để giữ cho đất nước được yên bình. Những hình ảnh thành phố trong nỗi nhớ không đối lập với cuộc sống gian khổ của  các cô gái thanh niên xung phong mà đó là cái đích tượng trưng mà mỗi ngưòi trong số họ đều sẵn sàng huy sinh”. * “Tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy” Trong tác phẩm, cảm xúc về chiến tranh và Hà Nội đều rất thật dù câu chuyện không hoàn toàn là sự thật. Tên tác phẩm là một câu nói của một nhân vật và cũng là một cái gì đó xa xôi hư ảo… Thời của chúng tôi, mọi thứ cứ mông lung nhưng trong sáng. Có lẽ trong thời đại bây giờ khó có được những điều đó. Dường như mọi thứ giờ đây rõ ràng quá làm cho co người mất đi sự bí ẩn về nhau. Trong cái thời đại mà chúng tôi ra đi không hẹn ngày về, gặp nhau nơi chiến trường lửa đạn, gặp đấy, quen đấy, có khi thân ngay đấy nhưng chẳng bao giờ dám nghĩ đến ngày gặp lại. Nhiều khi những con người ấy lướt qua mình như cổ tích như huyền thoại làm nên sự bí ẩn về nhau của những con người. Mấy chục năm đã trôi qua, tôi đã không còn gặp lại những người lính năm xưa, mà có gặp có lẽ bây giờ cũng khác. Cái thời của chúng tôi đã không còn nữa. Dù giờ đây đất nước đã hòa bình và cũng chẳng ai mong đất nước gặp chiến tranh nhưng với tôi, tôi thực sự hạnh phúc vì đã được sống một thời tuổi trẻ với những người lính, với những điều mông lung và đầy bí ẩn… Có một điều khá lạ lùng mà chính tôi đã cảm nhận trong thời gian tôi ở chiến trường. Đó là giữa bom đạn như vậy, giữa rừng núi bạt ngàn như vậy, con người lại cảm thấy rất được tự do. Sau này khi đi thực tế,  gặp gỡ các cô gái thanniên  xung phong tôi mới hiểu ra rằng khi con người được lao động, được sống và được huy sinh cho cái lý tưởng lớn lao trong tâm hồn mình thì con người đó sẽ cảm thấy rất tự do, vui vẻ. Nhân vật  trong câu chuyện quả thật rất thảnh thơi  và vô tư lự nữa. Họ có lý tưởng  bảo vệ cuộc sống bình yên của đất nước và đang hàng ngày hàng giờ thực hiện lý tưởng đó. Thế cho nên trong  những giây phút nghỉ ngơi, họ sống hoàn toàn thoả mái. Bom đạn không thể làm nguôi đi niềm vui sống trong tâm hồn họ”.  * * * * * * * * Tác phẩm này được in lần đầu tiên trong tạp chí “Tác phẩm mới” và cả trong tuyển tập “The art of the short story” (Nghệ thuật truyện ngắn thế giới). Sau này, tôi rất vui khi biết tác phẩm này được đưa vào giảng dạy trong SGK lớp 9. Tôi cũng mong những thế hệ trẻ giờ đây sẽ hiểu được phần nào cuộc sống của một thế trẻ trong chiến tranh. Cho dù các bạn không phải trải qua những tháng ngày như thế, thậm chí cả những thầy cô giáo giảng dạy về những tác phẩm chiến tranh cũng không có cuộc sống trải nghiệm. Những quả thực, điều đó là rất khó. Bởi lẽ có sống mới thực hiểu được tất cả những gì mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong đã trải qua. Cũng chỉ có thế mới hiểu hết được giá trị thực sự của cuốc sống này. Và như đã nói ban đầu, tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy…” ************************************** Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình! (Bài 1) Huy Thông - Yên Khương Nhà thơ Y Phương Đến gặp nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ “Nói với con” (SGK lớp 9) tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại ông nói:“nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.” * Đó là lúctôi dường như không biết lấy gì để vịn! Sốngtrên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát. Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa. Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Bài thơ 28 câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày. Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình. * Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu: “Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày. Có lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói với con” để làm bài thi môn văn. Và cậu ấy đã đỗ thủ khoa. Một số giáo viên ở trường chuyên ở các tỉnh, cũng đích thân tới tận nhà gặp và hỏi trực tiếp tôi về bài thơ “Nói với con”. Bài thơ mà mọi người hay băn khoăn thắc mắc nhất là hai câu: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” nghĩa là sao? Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém. Câu chuyện với nhà thơ người Tày Y Phương tưởng như không thể dứt ra được. Từ chuyện ông ước mơ đi học các phép thuật để làm thầy tào; chuyện ông đi “buôn lậu” đến những quan niệm của ông về làm thơ. Mời các bạn đón đọc kỳ sau. Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre. Tiểu sử Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học. Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái cho. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục. Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19. Tác phẩm chính Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện. Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác) *********************************************************** Cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX PHÙNG QUÝ SƠN Cốt truyện của tiểu thuyết đã trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình văn học. Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự biến đổi, phát triển của thể loại văn xuôi tự sự nói chung và thể tài tiểu thuyết nói riêng. Trước đây, người ta thường quan tâm đến thành phần cơ bản như sự kiện, hành động, nhất là sự kiện mang tính “đột biến”. Sang đầu thế kỷ XX, các tác giả hiện đại bắt đầu chú ý đến những yếu tố “phi sự kiện” nhưng có vai trò quan trọng trong việc thiết tạo cốt truyện. Bài viết này đặt vấn đề bàn thêm về các thành phần nghệ thuật của cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại, một thể tài mới của văn xuôi tự sự đầu thế kỷ XX. Những năm đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết chính thức có mặt và trở thành nhân vật chính trong tiến trình văn học dân tộc, bước đầu có những cách tân hiện đại so với truyện Nôm trước đó trên một số phương diện: ngôn ngữ, nhân vật, cốt truyện… Từ xưa, cốt truyện vẫn bị coi là thành phần “bảo thủ”, ít thay đổi nhất thì đến giai đoạn này nó đã vận động khá mạnh mẽ, thậm chí bỏ qua lý thuyết cốt truyện truyền thống, dù chưa thật đồng bộ. Trên phương diện chức năng, cốt truyện đảm bảo ba chức năng cơ bản: là phương tiện bộc lộ tính cách của các nhân vật; phản ánh những mâu thuẫn và xung đột điển hình của hoàn cảnh xã hội mà nhà văn miêu tả; giúp cho tư tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ nhất. Xác định chức năng như thế nên trên phương diện lý thuyết, khái niệm cốt truyện cũng được hiểu rất sinh động và rộng mở. M.Gorki cho rằng “Cốt truyện như là một hệ thống các quan hệ qua lại của các nhân vật, về thiện cảm và ác cảm của chúng, đã xác định như là lịch sử của sự trưởng thành và tổ chức của một tính cách nào đó”(1). B.Tomashevski lại viết “Tổng thể các sự kiện trong mối liên hệ qua lại nội tại của chúng, ta sẽ gọi là cốt truyện”(2). Với chúng ta, ngay ở thời kỳ văn học này một số nhà lập thuyết phát biểu những luận điểm đáng lưu ý về cốt truyện như Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long. Trong Thượng chi văn tập, Phạm Quỳnh viết “Trong một truyện thời phải có người hành động, lại phải có những việc của các người ấy làm ra: Một người nào ở trong một cảnh ngộ nào, làm ra những công việc gì đó là cốt một bộ tiểu thuyết”(3). Với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, sau khi phân tích hệ thống khái niệm, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ cũng xác định “Cốt truyện chỉ là một hệ thống các sự kiện và hành động trong một tác phẩm”(4). Như thế, khái niệm cốt truyện theo truyền thống và theo nghĩa khái quát nhất hiện nay thì sự kiện và hành động giữ vai trò quan trọng, thiết yếu, sự kiện luôn gắn liền với hành động. Truyện Nôm Việt Nam quan tâm đến các hành động, sự kiện với những nội dung cốt yếu mà hạn chế phát triển giông dài những yếu tố “thừa”, “lặt vặt” như tiểu thuyết hiện đại. Một số kiểu cốt truyện như kết tinh phẩm chất thẩm mỹ đông phương nay trở nên đông cứng nên các nhà văn trung đại còn dè dặt trong việc sáng tác những cốt truyện mới mà thường chỉ thuật lại hoặc chăng biến đổi đôi chút những tích truyện đã có sẵn. Ví dụ như kiểu cốt truyện điển hình: Gặp gỡ – tai biến – lưu lạc – đoàn viên. Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên... là các cốt truyện như thế. Chất truyện ở đây rất đậm và các cốt truyện thường được lấp đầy bằng các sự kiện, hành động. Trọng tâm truyện dồn vào miêu tả tỉ mỉ nội tâm cũng như trạng thái tâm lý của nhân vật. Vì vậy, mâu thuẫn nghệ thuật thường là mâu thuẫn xã hội – mâu thuẫn bên ngoài, không phải mâu thuẫn nội tâm – mâu thuẫn bên trong. Cốt truyện mà hành động bên ngoài chiếm ưu thế thì chủ yếu xây dựng trên các “đột biến” trên các tiến trình sự kiện. Thuật ngữ này từ thời Arixtốt dùng để chỉ “các biến động bất ngờ, gay gắt trong số phận nhân vật – các loại bước ngoặt có thể từ hạnh phúc đến bất hạnh và ngược lại”(5). Bước sang giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX thì kiểu hành động bên trong có một ý nghĩa lớn lao. Nó không là các sự kiện đột biến mà là những cơn thăng trầm trong cảm xúc của nhân vật thường độc lập với bất cứ sự kiện nào; sự cảm thụ và lý giải các hiện tượng và thực tế khách quan ngày càng mới, những sự bừng sáng của con tim hay trí tuệ... Đầu những năm XX, một số tiểu thuyết mới được ra mắt người đọc như Mảnh tình chung của Đinh Gia Thuyết; Cành hoa điểm tuyết, Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất; Ai làm được, cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh đã bắt đầu chú ý hơn tới những sự kiện bên trong, nằm ngoài hành động. Nhất là khi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời, tác phẩm làm thay đổi của lối viết truyền thống thì cốt truyện kiểu liên kết chuỗi sự kiện hành động không còn giữ vai trò độc tôn nữa mà đã nhường chỗ cho việc miêu tả những điều khó nói nằm sâu trong thế giới nội tâm của con người. Cốt truyện lúc này chính là hệ thống của những sự kiện biến cố nội tâm, hành động bên ngoài đã nội hiện ở thế giới tinh thần phức tạp bên trong. Xung đột xã hội được khúc xạ qua xung đột nội tâm, giữa các nguyên tắc luân lý đạo đức và tình cảm tự nhiên của con người, xung đột không kém phần quyết liệt giữa lý chí và tình cảm. Song cũng không thể phủ nhận một số tác giả vẫn còn sử dụng các cốt truyện kết cấu của văn học dân gian (Quả dưa đỏ – Nguyễn Trọng Thuật), tiểu thuyết chương hồi của văn học Trung Quốc (Điểu Thám kỳ án – Trương Văn  Chi) hoặc văn học phương tây như tiểu thuyết của Nguyễn Lân, Hồ Biểu Chánh... Cốt truyện được sáng tạo theo những mạch ngầm buộc người nghệ sĩ phải chú ý và có nghệ thuật trong việc thể hiện các mạch truyện: mạch giải thích, bình luận, phân tích, miêu tả... các yếu tố này, trước đây người ta thường gọi là “trữ tình ngoại đề” hoặc yếu tố “xa đề” tức là không gắn với cốt truyện. Nhưng càng về sau người ta lại thấy chúng là những bộ phận không thể thiếu của tác phẩm. Trong Cành hoa điểm tuyết (Đặng Trần Phất), Kim Anh lệ sử (Trọng Khiêm) các nhà văn rất quan tâm miêu tả các sự kiện không phải trung tâm, không mang tính chất đột biến, nhưng lại rất cần cho truyện như những cảnh bàn đèn thuốc phiện, sòng bạc, nhà cô đầu... để khắc thật đậm bi kịch số phận của nhân vật chính. Trong Tố Tâm thì Hoàng Ngọc Phách lại chú ý đến tình cảnh được nảy sinh trong một tình huống cụ thể nào đó, quan tâm theo dõi những chuyển biến tinh vi từ trạng thái này sang trạng thái khác, làm nổi bật lên tính chất biện chứng của các diễn biến đó. Để chân dung nhân vật trọn vẹn, nhà văn sử dụng các thủ pháp nghệ thuật tả rất phong phú: tả nội tâm qua môi trường thiên nhiên rộng như góc bể, chân mây, cánh đồng, bãi biển mênh mông; qua môi trường hẹp trong ngôi nhà số 58; qua ngoại hình, hành động; qua đối thoại, độc thoại... Đôi khi, tác giả xen vào đó những lời bình luận ngoại đề của ký giả hoặc lời trò chuyện giữa nhân vật Đạm Thuỷ và ký giả... Ở Mồ cô Phượng, đặc sắc nhất là khi tác giả Tùng Lâm Lê Cương Phụng đi sâu vào miêu tả sự dằn vặt của cô Phượng vào đêm trước ngày từ bỏ chồng con theo người tình ra đi, hay những suy tính có vẻ thức thời nhưng thực ra lại rất khờ dại của một người phụ nữ quen sống trong cảnh trướng rủ màn che, chưa lường hết được những cạm bẫy nguy hiểm khi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời sóng gió... Mạch tả xuyên suốt các tác phẩm trên, một mặt thể hiện sâu sắc tính cách, số phận của nhân vật, mặt khác làm nổi bật xung đột truyện và trở thành bộ phận quan trọng trong việc thiết toạ cốt truyện. Bên cạnh các yếu tố phi sự kiện, trong giai đoạn đầu thế kỷ XX người ta nhận thấy có một số cốt truyện gần gũi nhau, nhất là các thành phần nhỏ không thể phân chia được. Nhà lý luận văn học Nga B.Tomashevski đã tìm được đơn vị đó và dùng chúng với thuật ngữ của folklore học gọi là môtíp truyện. Trên cơ sở đó ông chia ra thành loại môtíp động – có tác dụng thúc đẩy cốt truyện phát triển, môtíp tĩnh – không trực tiếp thúc đẩy cốt truyện. Các dạng môtíp được chuyển đổi từ một sơ đồ kể chuyện này đến một sơ đồ kể chuyện khác. Đối với thi pháp học so sánh, việc có thể chia nhỏ các môtíp ra hơn nữa không quan trọng lắm. Điều quan trọng là trong phạm vi nghiên cứu thể loại người ta luôn tìm thấy những môtíp không thay đổi ấy. Cốt truyện trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh có sự xuất hiện hệ thống môtíp quen thuộc của truyện thơ Nôm, truyện nghĩa hiệp... Người đọc có thể thấy ảnh hưởng nội trội của cốt truyện thơ Nôm, đặc biệt là Truyện Kiều trong U tình lục, ảnh hưởng của truyện thơ Nôm, và truyện nghĩa hiệp ở Ai làm được hay môtíp phiêu lưu, Trượng nghĩa ở Bá tước Monto – Cristo (Alecxandre Dumas), Không gia đình (Hector Malot), Những người khốn khổ (Victor Hugo) trong các tác phẩm Chúa tàu Kim quy, Cay đắng mùi đời, Ngọn cỏ gió đùa... kinh nghiệm nghệ thuật vốn sống mà Hồ Biểu Chánh tích lũy được bị chi phối nặng nề bởi quan niệm đạo đức nên nó thực sự hằn sâu trong các tác phẩm của ông. Phần này, các sáng tác đã ảnh hưởng nhiều bởi một số môtíp truyện dân gian: Ở hiền gặp lành, Ác giả ác báo... nhân vật “thiện” trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường xuất thân từ tầng lớp bị trị, con nhà nghèo, thấp cổ bé họng như các nhân vật chính của truyện cổ tích kiểu nhân vật bất hạnh. Chúng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh éo le của số phận rồi bước vào quá trình thử thách để dần khẳng định phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ của mình (Giao nhiệm vụ là một kiểu môtíp điển hình). Kết thúc truyện luôn có hậu, nhân vật chính được hưởng hạnh phúc tốt lành như trong Cay đắng mùi đời, Tiền bạc bạc tiền, Cha con nghĩa nặng... theo hướng đó cốt truyện được xem là tổng hợp các môtíp theo sự kế tục thời gian và theo nhân quả. Đối với một mảng đề tài khác viết về số phận người phụ nữ, chủ đề quen thuộc vẫn được khai thác theo công thức sắc – tài – mệnh tương đố như Bạch Thủy trong Cành hoa điểm tuyết của Đặng Trần Phất, Kim Anh trong Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách... ở những sáng tác ấy, một số môtíp quen thuộc vẫn như bắt buộc, nếu thay đổi nó thì có thể làm thay đổi mối quan hệ nhân quả như kiểu cảnh ngộ thử thách gái hồng nhan đa truân như môtíp về sự ra đi (Cô Phượng trong Mồ cô Phượng, Kim Anh trong Kim Anh lệ sử). Những môtíp không thể bỏ được trong cốt truyện như thế gọi là môtíp liên quan. Nhưng nếu chỉ vậy, cốt truyện của tiểu thuyết có nguy cơ lặp lại những sườn đã có sẵn của văn học quá khứ mà không có sự sáng tạo. Sự khác biệt cơ bản ở đây chính là chất tư liệu bộn bề của hiẹn thực cuộc sống sinh động. Tác giả Đặng Trần Phất đã đưa vào tác phẩm của mình nhiều cảnh đời, hạng người khác nhau mà lên ánh cái xã hội xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức, hỗn độn, tăm tối với cái bề ngoài choáng lộn, nhà cửa nguy nga, lâu đài rực rỡ, phố xá sạch sẽ, rộng rãi, người người ăn mặc màu mỡ... Hồ Biểu Chánh cũng có những trang viết xúc động, cụ thể về sự sa đọa và tội ác của bọn địa chủ, tư sản, về sự khốn cùng của nông dân và nỗi phẫn uất của họ. Những môtíp tự do ấy sẽ làm nên bản sắc và phong cách riêng của mỗi nhà văn. Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại văn học được chia ở thời hiện tại chưa hoàn thành, một số vấn đề về cấu trúc thể tài chưa đông cứng, trong đó có cốt truyện. Xem xét cốt truyện như là chuỗi các sự kiện, hành động là việc làm cần thiết. Song trong thực tế, với phẩm chất vô cùng năng động, tiểu thuyết đã tổng hợp trong mình nhiều thể loại văn học khác nhau khiến cho người nghiên cứu không chỉ giải mã nó bằng các sự kiện đơn thuần mà còn phải chú ý tới những thành phần “phi cốt truyện” như bài viết đã đề cập. Hơn nữa, các nhà văn cũng ý thức sâu sắc về sự sống của một tác phẩm nê họ đã không ngừng sáng tạo “Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh t

File đính kèm:

  • docHo so tich luy mon Ngu vanTHCS.doc
Giáo án liên quan