1. Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của giải pháp đã được công nhận trước đó
+ Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm qua bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nghiên cứu khoa học kĩ thuật thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh trong nhà trường quan tâm, đầu tư song vẫn chưa đạt kết quả cao, tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, Thành phố còn chưa nhiều.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 ở trường THCS Sùng Phài đối với giáo viên không chính ban - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI
Số: 44/BC-THCSSP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sùng Phài, ngày 22 tháng 02 năm 2021
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN “MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN 6 Ở TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KHÔNG CHÍNH BAN”
I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở
1. Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của giải pháp đã được công nhận trước đó
+ Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm qua bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nghiên cứu khoa học kĩ thuật thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh trong nhà trường quan tâm, đầu tư song vẫn chưa đạt kết quả cao, tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, Thành phố còn chưa nhiều.
Trước thực trạng trên, tôi nhìn thấy ưu điểm, hạn chế của biện pháp đã áp dụng như sau:
Biện pháp 1: Định hướng và tư vấn học sinh lựa chọn môn bồi dưỡng học sinh giỏi
Cách thực hiện
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh các khối lớp đăng ký môn bồi dưỡng học sinh giỏi rồi Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp.
Giáo viên được phân công bồi dưỡng nhận danh sách học sinh bồi dưỡng theo môn từ Ban giám hiệu nhà trường, rà soát năng lực nhận thức của học sinh trong từng lớp, tham gia ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường về danh sách học sinh đăng ký, trực tiếp tư vấn học sinh sang môn bồi dưỡng khác nếu xét thấy học sinh không có đủ năng lực và tố chất bồi dưỡng bộ môn đó.
Học sinh tiếp tục bồi dưỡng hay không bỗi dưỡng sau khi được tư vấn, nhiều em không chuyển sang môn khác, nếu có giáo viên tư vấn nhiều học sinh có thể ngại sẽ không tiếp xúc tại trường.
Ưu điểm
Giáo viên bồi dưỡng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, năng lực học tập của từng học sinh, đã quan tâm, tư vấn cho học sinh nên lựa chọn môn bồi dưỡng khác kịp thời.
Hạn chế
Hiệu quả tư vấn, định hướng đối với học sinh trong lựa chọn môn bồi dưỡng chưa cao, đôi khi để lọt nhiều học sinh có tố chất sang bồi dưỡng môn khác. Do:
+ Giáo viên chưa có sự phối hợp hài hòa với giáo viên chủ nhiệm, gia đình người học để nắm bắt đầy đủ, kịp thời phẩm chất, năng lực, sở trường và tâm tư nguyện vọng của học sinh, mong muốn và định hướng của gia đình người học đối với môn bồi dưỡng và định hướng sau này thi chuyên THPT hay thi vào trường PTDTNT tỉnh (huyện).
+ Nội dung tư vấn chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào năng lực nhận thức của học sinh, chưa xét đến những phẩm chất, năng khiếu, sở trường của học sinh và những yêu cầu định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em.
+ Hình thức tư vấn còn đơn điệu, đơn thuần là gặp gỡ, động viên, đôi khi tạo ra áp lực và tâm thế không tốt cho học sinh bồi dưỡng, khiến cho học sinh thiếu tự tin trong học tập.
Biện pháp 2: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cho học sinh
Cách thực hiện
- Giáo viên được phân công bồi dưỡng chủ động biên soạn nội dung chuyên đề bồi dưỡng cho học sinh theo số tiết nhà trường dự kiến (120 tiết). Tên bài, mục tiêu, nội dung cơ bản của từng chuyên đề được giáo viên xây dựng ngay từ đầu năm học. Hệ thống lý thuyết, bài tập từng chuyên đề được xây dựng trong quá trình thực hiện.
- Nội dung chuyên đề được xây dựng chung cho tất cả học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán.
Ưu điểm
Giáo viên đã chủ động xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng với thời gian tương ứng với số tiết nhà trường dự kiến, chủ động về nội dung bồi dưỡng học sinh trong từng chuyên đề.
Hạn chế
Do tài liệu bồi dưỡng chưa phong phú, chưa có tài liệu chính thống, giáo viên phải tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng mang tính độc lập, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân, chưa tranh thủ sự tư vấn của đồng nghiệp, do vậy khó tránh khỏi có một số nội dung không sát với các dạng bài trong đề thi học sinh đạt kết quả chưa cao.
Do nội dung từng chuyên đề được giáo viên trực tiếp ôn luyện biên soạn trong quá trình bồi dưỡng, do vậy đôi khi còn mang tính chủ quan cá nhân, còn soạn vội nên bài tập đưa vào bồi dưỡng chưa đa dạng, mức độ nâng cao chưa phù hợp.
Nội dung chương trình ôn luyện xây dựng theo bộ phân phối riêng, độc lập với bộ phân phối chương trình dạy chính khóa của môn Toán trên lớp đại trà nên khi soạn giảng nhiều kiến thức lý thuyết, dạng bài bị trùng lặp, giáo viên mất nhiều thời gian ôn tập lại lý thuyết và dạng bài cơ bản, trong khi đó lại thiếu thời gian để định hướng học sinh thực hiện kiến thức mở rộng, dạng bài tập nâng cao.
Biện pháp 3: Tổ chức ôn luyện cho học sinh.
Cách thực hiện
Giáo viên bồi dưỡng thực hiện ôn luyện theo thời lượng nhà trường bố trí (120 tiết/năm học)
Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu giáo viên thường xuyên vận dụng: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, động não, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. Học sinh được ôn lại lý thuyết, tăng cường làm bài tập, giải đề thi của các năm.
Hình thức tổ chức trong phạm vi lớp bồi dưỡng.
Sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra thời lượng 150 phút.
Ưu điểm
Giáo viên tổ chức bồi dưỡng cho học sinh đều đặn theo lịch nhà trường bố trí, thực hiện các tiết ôn luyện theo các chuyên đề đã xây dựng. Giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chuyên đề, tạo điều kiện cho học sinh được cọ sát và làm quen với các dạng đề thi cấp huyện, Thành phố trong tỉnh. Đã kiểm tra, chấm, chữa bài kịp thời cho các em học sinh trong quá trình bồi dưỡng.
Hạn chế
Thời lượng ôn luyện cho học sinh cơ bản đảm bảo theo bố trí của nhà trường nhưng chưa đủ để đảm bảo học sinh thành thạo giải các dạng bài và nắm chắc kiến thức, kỹ năng thành thạo, tự tin tham gia kỳ thi. Kiến thức mở rộng, nâng cao chưa đa dạng và chưa có chiều sâu.
Mặc dù giáo viên đã linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học, trong đó có sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: động não, nêu vấn đề, thảo luận, song các phương pháp này chưa đủ để khích lệ học sinh tự giác, tích cực, hứng thú cao với việc bồi dưỡng ôn luyện. Chưa có phương pháp khích lệ học sinh chủ động tự học, tự nghiên cứu, đây là hoạt động có tính chất tiên quyết, là yếu tố quyết định thành công ôn luyện ở học sinh.
Hình thức tổ chức dạy học trong phạm vi một lớp ôn luyện chưa tạo cơ hội học hỏi, giao lưu, nâng cao kiến thức cho học sinh.
Giáo viên đã thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình ôn luyện, tuy nhiên tần suất kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, chưa khích lệ học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong quá trình ôn luyện.
+ Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
Năm học 2020-2021, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tìm ra ưu điểm, hạn chế của các biện pháp mà đồng nghiệp đi trước đã áp dụng, bản thân tôi đã đưa ra giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 ở trường THCS Sùng Phài như sau:
Biện pháp 1: Định hướng, tư vấn, lựa chọn học sinh tham gia bồi dưỡng
Điểm mới:
- Tạo sức mạnh tổng hợp và nhất quán giữa gia đình – nhà trường – xã hội để tư vấn, tác động đến học sinh theo mô hình 3 tầng tác động.
Tác động từ nhà trường là nền tảng, cơ sở, chủ đạo. Các tác động từ phía gia đình và chuyên gia (giáo viên) đồng tâm, đồng thuận, phát triển theo tư vấn, định hướng của nhà trường.
- Nội dung tư vấn, định hướng toàn diện, sâu sắc, có chiều sâu về tầm nhìn, đảm bảo tư vấn, định hướng đúng, trúng, thuyết phục và hiệu quả vào học sinh bồi dưỡng.
- Đa dạng hóa hình thức tư vấn, định hướng mang tính tự nhiên, thoải mái, hợp tác, chia sẻ, học sinh dễ dàng tiếp nhận nội dung tư vấn.
Biện pháp 2: Tham mưu với nhà trường tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở các đơn vị trường bạn.
Điểm mới: Việc học hỏi kinh nghiệm trong bồi dưỡng không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, Phòng GD&ĐT, bản thân tôi đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức cho đi tham quan, học tập, giao lưu với các trường có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong và ngoài tỉnh như trường THCS Đoàn Kết – Thành phố Lai Châu, trường THCS Bản Hon – Huyện Tam Đường với phương châm “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6
Điểm mới
Trong các năm học trước, giáo viên thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo sự chỉ đạo chung của nhà trường, giáo viên chưa có kế hoạch cụ thể cho mình.
Năm học 2020-2021, bản thân tôi đã nghiên cứu ngay sau khi nhận nhiệm vụ đã thống nhất xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, biên soạn các chuyên đề bồi dưỡng, tranh thủ ý kiến tham gia của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, giáo viên Toán trong nhà trường và các trường bạn.
Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng trong quá trình ôn luyện
Điểm mới
Việc thực hiện các tiết bồi dưỡng không bó hẹp trong phạm vi lớp học, tiết học, không đơn thuần là các tiết củng cố, ôn tập dễ tạo cảm giác nhàm chán cho học sinh, giáo viên cần linh hoạt về phương pháp cho từng dạng bài, tổ chức các tiết bồi dưỡng thông qua các hoạt động sôi nổi học mà chơi, chơi mà học, tạo cơ hội và khích lệ học sinh bộc lộ hết khả năng của mình.
Chú trọng hướng dẫn học sinh cách học, đặt yêu cầu để học sinh tự tổng hợp khái quát kiến thức, sâu chuỗi các công thức Toán làm sổ tay kiến thức cho mình.
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, khích lệ học sinh trong quá trình bồi dưỡng
Điểm mới: Việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở học sinh không chỉ một phía giáo vien mà có sự cộng tác tự kiểm tra của học sinh, sự phối hợp của các thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo vien bộ môn Toán, giáo viên các bộ môn khác và cha mẹ học sinh.
Việc khích lệ học sinh không chỉ chủ động từ phía nhà trường hay các cấp tổ chức sau mỗi kỳ thi, mà ngày trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên nên có các biện pháp khích lệ kịp thời để các em tích cực, nỗ lực, sáng tạo hơn nữa trong quá trình bồi dưỡng.
2. Giải pháp của sáng kiến chưa được công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
3. Giải pháp sáng kiến chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện:
Căn cứ Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về hoạt động sáng kiến và hướng dẫn thi hành Điều lệ sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ;
Căn cứ hướng dẫn số 591/HD-SKHCN ngày 16/ 7/2020 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu Về việc hướng dẫn quy trình xét đề nghị công nhận sáng kiến, xét phạm vi ảnh hưởngvà hiệu quả áp dụng của sáng kiến;
Giải pháp của sáng kiến chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kĩ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến; chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
II. Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tại cơ sở
1. Sáng kiến đã được áp dụng tại đâu, thời gian, đối tượng áp dụng, các văn bản chỉ đạo/cam kết có liên quan đến việc áp dụng sáng kiến tại các nơi đó
- Sáng kiến được áp dụng tại môn Toán khối 6 trường THCS Sùng Phài – Thành phố Lai Châu – Tỉnh Lai Châu.
- Thời gian áp dụng: Từ ngày 01/9/2020.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi khối 6 môn Toán ở trường THCS Sùng Phài.
2. Hiệu quả mang lại của sáng kiến
+ Hiệu quả kinh tế
- Giáo viên không mất nhiều thời gian tư vấn, định hướng từng học sinh như những năm học trước mà lại có đội tuyển, không có trường hợp không ôn, vẫn thi ảnh hưởng đến chất lượng thi học sinh giỏi môn Toán 6.
- Trong quá trình bồi dưỡng, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Co-vid 19 nên thầy và trò đã chủ động chuyển sang trạng thái học Online qua Zoom, mạng xã hội Zalo, Facebook rất hiệu quả nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đi lại mà phụ huynh chở học sinh xuống để bồi dưỡng,Bên cạnh đó, học sinh ở nhà vừa học Online, vừa giúp bố mẹ làm được những việc nhỏ trong nhà như trông em, quét dọn,
Năm học
Tổng số tiết bồi dưỡng
Số buổi học qua Zoom, Zalo, Facebook ở nhà do dịch Covid-19
Số tiền tiết kiệm được trong 01 buổi
Tổng số tiền tiết kiệm được
2019-2020
120
0
0
0 đồng
2020-2021
100
07 buổi = 28 tiết
50.000 đồng
350.000 đồng
- Tiết kiệm rất nhiều về tài chính khi phụ huynh học sinh phải đầu tư mua các loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng, máy tính cầm tay cho con em trong việc học, bồi dưỡng.
- Phần thưởng của các cấp, Phòng GD&ĐT, Hội, đoàn thể khen thưởng cho học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, Thành phố nói chung, môn Toán 6 nói riêng là một món quà vô cùng to lớn về vật chất lẫn tinh thần đối với học sinh vùng khó như xã Sùng Phài,
+ Hiệu quả kĩ thuật
+ Đối với giáo viên: Giáo viên tự tin trong quá trình giảng dạy với các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp đối tượng, từ đó tạo hứng thú, thu hút, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên duy trì và thực hiện tốt mối quan hệ nhà trường – gia đình và xã hội, làm tốt nhiệm vụ tư vấn, định hướng môn tham gia bồi dưỡng đảm bảo tố chất, năng khiếu của từng học sinh, đồng thời cũng nhằm tạo nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 7,8,9 và thi chuyên THPT Lê Quý Đôn và thi vào trường PTDTNT tỉnh (huyện) sau khi tốt nghiệp THCS.
+ Đối với học sinh: Giải pháp đã giúp học sinh biết cách tư duy toán học. Năng lực tư duy của học sinh cao hơn thể hiện ở khả năng nhận biết vấn đề, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, giải quyết các vấn đè trong thực tiễn cuộc sống. Năng lực tự học, tự nghiên cứu được phát huy và đạt hiệu quả cao.
+ Hiệu quả về mặt xã hội
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 là một món quà vô giá do một giáo viên không chuyên nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy nghiên cứu và xây dựng. Đó cũng là thành quả, sự kết tinh của sự bền bỉ trong quá trình đam mê bồi dưỡng theo tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, bản thân tôi thấy đa số học sinh tự giác, tích cực yêu thích, quyết tâm ôn tập đạt kết quả cao. Chất lượng, kết quả thi học sinh giỏi môn Toán 6 đã nâng lên rõ rệt.
Góp phần vào đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương trong xã nói riêng, Thành phố, tỉnh Lai Châu nói chung. Qua đó, lan tỏa lòng nhiệt huyết, sự say mê, nỗ lực phấn đấu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán tới các thầy cô giáo trong các đơn vị trường vùng khó trên địa bàn Thành phố Lai Châu.
Bảng so sánh kết quả chất lượng bài thi học sinh giỏi môn Toán 6 năm học 2020-2021 so với năm học trước:
Năm học
Số HS tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 cấp huyện, Thành phố
Số HS đạt giải trong kỳ thi chọn HSG cấp huyện, Thành phố môn Toán 6
Ghi chú
2019-2020
0
0 (0%)
(Chưa áp dụng sáng kiến)
2020-2021
2
1/2 (50%)
Tăng 50% so với năm học 2019-2020
01 Giải khuyến khích môn Toán 6 cấp Thành phố
(Đã áp dụng sáng kiến)
Trường THCS Sùng Phài đạt một chỉ tiêu học sinh giỏi cấp Thành phố (Trong đó: môn Toán 6 đạt 01 học sinh) đạt chỉ tiêu theo kế hoạch năm học 2020-2021 của nhà trường đã đề ra.
Minh chứng:
Thông báo số 144/TB-PGD&ĐT ngày 21 /02/2021 của Phòng GD&ĐT Thành phố về việc Thông báo kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố, năm học 2020-2021 và Quyết định số 28/QĐ-PGD&ĐT ngày 17/3/2021 của Phòng GD&ĐT Thành phố Về việc công nhận và khen thưởng cho học sinh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố, năm học 2020-2021./.
Nơi nhận
- Phòng GD&ĐT Thành phố;
- Lưu: VT./.
HIỆU TRƯỞNG
Trần Lệ Quyên
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_6_o_t.docx