Trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc sử dụng phương phương pháp dạy học ( PPDH ) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tuỳ thuộc vào mục đích và khả năng sử dụng của người dạy và học, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh dạy học cụ thể. Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Dạy học cũng như người thợ mộc, để thực hiện một thao tác nhằm tạo ra một chi tiết chỉ cần một công cụ, nhưng muốn có một sản phẩm trọn vẹn ( bàn, ghế, tủ, .) thì phải phối hợp nhiều thao tác, sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.
Như vậy , trong dạy học nói chung và dạy học Toán ở Tiểu học nói riêng người giáo viên phải biết kết hợp nhiều PPDH vào trong một tiết dạy. Không xem nhẹ một phương pháp nào, mỗi PPDH có những mặt tích cực và hạn chế riêng, không tuyệt đối hoá một PPDH nào. để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, giáo viên cần biết cách lựa chọn, sử dụng ưu thế của từng PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung ở từng loại bài học, ở từng lớp học, ở từng giai đoạn dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Trọng tâm và hạt nhân của chương trình Toán ở Tiểu học là nội dung Số học. Trong đó phép nhân, phép chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi vì nhiệm vụ trọng yếu của môn toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán - một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh môn học này.
Để dạy tốt nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên, trước hết giáo viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này. Cụ thể, giáo viên Tiểu học phải hiểu đúng đắn các khái niệm, định nghĩa Toán học, có khả năng chứng minh các quy tắc, công thức, tính chất Toán học được dạy ở Tiểu học dựa trên toán học hiện đại, có khả năng giải bài tập toán ở Tiểu học tốt.
Vì vậy cần giúp giáo viên nắm được cấu trúc nội dung của phép nhân phép chia các số tự nhiên trong chương trình Tiểu học , nội dung và cách thể hiện nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Bên cạnh đó giáo viên cũng nắm được phương pháp dạy học các nội dung này theo hướng tích cực đổi mới về phương pháp dạy học Toán. Điều này giúp cho việc dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên đạt chất lượng cao hơn.
Qua thực tế giảng dạy lớp 3 tôi có một số nhận xét như sau: khi học sinh thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 2,3 lần học sinh thường chỉ nhớ lần đầu mà quên không nhớ các lần tiếp theo. Tôi thường khắc phục lỗi cho học sinh bằng cách yêu cầu các em nhẩm trong khi tính (vừa nhẩm, vừa tính ) như phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính.Đối với việc học phép chia học sinh thường ước lượng sai trong phép chia có dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng tìm được thương lớn hơn số chia. Để khắc phục lỗi này tôi thường cho học sinh nhắc lại quy tắc trong phép chia có dư : “ số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia ” và yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân và bảng chia. Khi day tôi thường cho học sinh tiến hành từ dễ đến khó.
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến thức toán học và phương pháp nhận thức toán học các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm: phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp gợi mở - vấnđáp, phương pháp giảng giải - minh hoạ. Bên cạnh đó để thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học hiện nay người ta chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Với những lý do trên đồng thời để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho bản thân mình, tôi đã chọn đề tài:“Tìm hiểu phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách giáo khoa Toán lớp 3 ”. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng
18 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách giáo khoa Toán lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc sử dụng phương phương pháp dạy học ( PPDH ) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tuỳ thuộc vào mục đích và khả năng sử dụng của người dạy và học, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh dạy học cụ thể. Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Dạy học cũng như người thợ mộc, để thực hiện một thao tác nhằm tạo ra một chi tiết chỉ cần một công cụ, nhưng muốn có một sản phẩm trọn vẹn ( bàn, ghế, tủ, ...) thì phải phối hợp nhiều thao tác, sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.
Như vậy , trong dạy học nói chung và dạy học Toán ở Tiểu học nói riêng người giáo viên phải biết kết hợp nhiều PPDH vào trong một tiết dạy. Không xem nhẹ một phương pháp nào, mỗi PPDH có những mặt tích cực và hạn chế riêng, không tuyệt đối hoá một PPDH nào. để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, giáo viên cần biết cách lựa chọn, sử dụng ưu thế của từng PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung ở từng loại bài học, ở từng lớp học, ở từng giai đoạn dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Trọng tâm và hạt nhân của chương trình Toán ở Tiểu học là nội dung Số học. Trong đó phép nhân, phép chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi vì nhiệm vụ trọng yếu của môn toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán - một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh môn học này.
Để dạy tốt nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên, trước hết giáo viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này. Cụ thể, giáo viên Tiểu học phải hiểu đúng đắn các khái niệm, định nghĩa Toán học, có khả năng chứng minh các quy tắc, công thức, tính chất Toán học được dạy ở Tiểu học dựa trên toán học hiện đại, có khả năng giải bài tập toán ở Tiểu học tốt.
Vì vậy cần giúp giáo viên nắm được cấu trúc nội dung của phép nhân phép chia các số tự nhiên trong chương trình Tiểu học , nội dung và cách thể hiện nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Bên cạnh đó giáo viên cũng nắm được phương pháp dạy học các nội dung này theo hướng tích cực đổi mới về phương pháp dạy học Toán. Điều này giúp cho việc dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên đạt chất lượng cao hơn.
Qua thực tế giảng dạy lớp 3 tôi có một số nhận xét như sau: khi học sinh thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 2,3 lần học sinh thường chỉ nhớ lần đầu mà quên không nhớ các lần tiếp theo. Tôi thường khắc phục lỗi cho học sinh bằng cách yêu cầu các em nhẩm trong khi tính (vừa nhẩm, vừa tính ) như phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính.Đối với việc học phép chia học sinh thường ước lượng sai trong phép chia có dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng tìm được thương lớn hơn số chia. Để khắc phục lỗi này tôi thường cho học sinh nhắc lại quy tắc trong phép chia có dư : “ số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia ” và yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân và bảng chia. Khi day tôi thường cho học sinh tiến hành từ dễ đến khó.
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến thức toán học và phương pháp nhận thức toán học các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm: phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp gợi mở - vấnđáp, phương pháp giảng giải - minh hoạ. Bên cạnh đó để thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học hiện nay người ta chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Với những lý do trên đồng thời để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho bản thân mình, tôi đã chọn đề tài:“Tìm hiểu phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách giáo khoa Toán lớp 3 ”. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
PHẦNTHỨ HAI
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đó biết việc hình thành phép nhân, phép chia cho học sinh là hết sức quan trọng và cần thiết. Dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên là những kiến thức thực tế và có liên quan đến cuộc sống thường ngày.
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến thức toán học và phương pháp nhận thức toán học, các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm: Phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp gợi mở - vấnđáp, phương pháp giảng giải - minh hoạ. Bên cạnh đó để thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học hiện nay người ta chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
2.Cơ sở thực tiễn.
Ta thấy rằng việc hình thành phép nhân và phép chia các số tự nhiên là giúp các em luyện tập,vận dụng kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lô gic. Thông qua làm toán học sinh rèn luyện được ý thức làm việc, có kế hoạch học tập, sáng tạo, hăng say và miệt mài.
Thực tế giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy học sinh khi thực hành nhân, chia cỏc số tự nhiên còn chậm, thao tác khi hình thành phép nhân, phép chia khi sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng và chưa mạnh dạn. Học sinh chưa biết tư duy liên hệ giữa các phép nhân, phép chia và giữa các bảng nhân, chia với nhau.
Đây cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài này với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng tính toán phép nhân, phép chia các số tự nhiên cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Để từ đó các em có thể thành thạo hơn với những phép tính và bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.
3.Thực trạng vấn đề:
3.1: Thực trạng của lớp:
- Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp tôi nhận thấy:
+ Kỹ năng hình thành và liên hệ giữa các phép tính nhân, chia còn nhiều hạn chế với học sinh trung bình và yếu.
+ Học sinh học thuộc bảng nhân và bảng chia một cách máy móc. Chưa biết vận dụng bảng nhân bảng chia vào tính toán.
+ Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian để học sinh khắc sâu kiến thức và thực hành chưa đủ. Giáo viên không đủ thời gian để kèm cặp được hết học sinh.
3.2: Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu:
Tôi đó khảo sát kĩ năng tính toán của 25 học sinh lớp 3A1 và thu được kết quả như sau:
Sĩ số
Biết tính toán
Tính toán chậm
Chưa biết tính
25
12 em = 48%
8 em = 32%
5em = 20%
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập,nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong giảng dạy như sau:
4. Nội dung cụ thể:
4.1. Giải pháp đối với phụ huynh:
Tôi đã trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng. Hướng dẫn các em tự học ở nhà, nhất là buổi tối phụ huynh giành thời gian nhắc nhở, quan tâm học sinh …
Rất mừng là đa số phụ huynh học sinh đều nhiệt liệt hoan nghênh và hưởng ứng các biện pháp trên.
4.2. Giải pháp đối với giáo viên:
Để giúp cho học sinh có kĩ năng tính toán thành thạo thì chúng ta không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ Toán mà quan trọng đó là luyện kĩ năng nói trong giờ Tiếng Việt.
Chúng ta đã biết học sinh lớp 3, đặc biệt một số em học lực trung bình- yếu còn thụ động, rụt rè trong giao tiếp. Chính vì vậy, để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời giáo viên cần phải: Luôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi tạo điều kiện cho học sinh nói nhiều trong các giờ Tiếng Việt giúp các em có vốn từ phong phú. Trong các tiết học các em có thể nhận xét trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn mà không rụt rè, tự ti.
Quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho học sinh. Với màu sắc, hình dạng, kiểu cách của đồ dùng trực quan để gây sự chú ý cho trẻ, giúp trẻ tri giác tốt, dễ nhớ và nhớ lâu. Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng đồ dùng trực quan .
Giáo viên phải tạo cho học sinh tâm thế ghi nhớ , hướng dẫn thủ thuật ghi nhớ,chỉ ra những điều quan trọng, có ý nghĩa để học sinh ghi nhớ.
Việc trẻ ghi nhớ máy móc tốt là điều kiện để giáo viên dạy học nhân chia các bảng nhân, chia. Đây là cơ sở để giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc lòng các bảng nhân, chia bằng cách đọc nhiều lần.
Tóm lại: Để giúp học sinh biết thực hiện phép nhân, phép chia các số tự nhiên tôi luôn chú ý rèn học sinh cách ghi nhớ, tri giác và liên hệ giữa các phép tính nhân, chia. Cụ thể tôi thường sử dụng một số phương pháp sau:
4.3. Một số phương pháp dạy học phép nhân, phép chia ở lớp 3 tôi đó sử dụng đó là:
- Sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia:
+ Kĩ thuật chung của nhân, chia trong bảng là: Học sinh thao tác trên các tấm bìa có các chấm tròn. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan là rất quan trọng. Tuy nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở mỗi giai đoạn.
+ Ở học kì I: Học sinh tiếp tục học bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9. Lúc này các em đó có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập ( các miếng bìa với số chấm tròn như nhau ), đã quen và thành thạo với việc xây dựng phép nhân từ những miếng bìa đó. Hơn nữa lên lớp 3 trình độ nhận thức của học sinh phát triển hơn trước nên khi hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân, bảng chia giáo viên cần yêu cầu học sinh sử dụng các đồ dùng học tập nhưng ở một mức độ nhất định, phải tăng dần mức khái quát để kích thích trí tưởng tượng , phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn:
Giáo viên không cùng học sinh lập các phép chia như ở lớp 2 mà chỉ nêu hiệu lệnh để học sinh thao tác trên tấm bìa với các chấm tròn để lập 3,4 phép tính trong bảng, các phép tính còn lại học sinh phải lập dựa vào phép đếm thêm hoặc dựa vào các bảng nhân đã học.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân 6 , giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn để lập các phép tính:
6 x 1= 6
6x 2 = 12
6 x 3 = 18
Sau đó cho học sinh nhận xét để từ 6 x 2 = 12 suy ra được 6 x 3 = 18. Cụ thể là với 3 tấm bìa.
Học sinh nêu : 6 được lấy 3 lần, ta có 6 nhân 3.
Mặt khác cũng từ 3 tấm bìa này ta thấy 6 x 3 chính là 6 x 2 + 6
Vậy 6 x 3 = 6 x 2 + 6 = 18
Bằng cách như vậy, học sinh có thể không dùng các tấm bìa mà vẫn tự tìm được kết quả của phép tính:
6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24
6 x 5 = 6 x 4 + 6 = 30
Hoặc dựa trên bảng nhân đã học :
x 4 = 4 x 6 = 24
…..
x 5 = 5 x 7 = 35
…..
Như vậy giáo viên cần lưu ý sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng mức để không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức mà còn phát triển tư duy.
- Phương pháp nhân chia ngoài bảng:
+ Phương pháp được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó học sinh nắm được cách đặt tính và tính. Đối với những trường hợp cần lưu ý như : phép chia có chữ số 0 ở thương, ước lượng thương chưa hết, nhớ khi nhân chưa đúng … tôi thường đưa ra các bài tập dưới dạng điền đúng - sai để lưu ý học sinh cách làm đúng.
+ Với nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3 để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu là trực quan kết hợp làm mẫu, để rèn kỹ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành – luyện tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập giáo viên phải tăng cường mức độ, yêu cầu , độ khó của bài tập. Tạo điều kiện cho học sinh tự huy động kiến thức sẵn có để làm bài, đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự kiểm tra đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.
+ Nội dung của phép nhân, phép chia trong sách giáo khoa Toán 3 là nội dung mới. Để khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh, sách giáo khoa đưa ra những dạng bài tập tương tự nhau . Đặc biệt trong các bài học về nhân và chia trong bảng . Chẳng hạn các bài học về bảng nhân có 3 dạng:
+ Tính nhẩm ( các phép nhân trong bảng )
+ Toán có lời văn ( giải bằng một phép tính nhân )
+ Đếm thêm.
Nhiều giaó viên chỉ vận dụng lặp lại một phương pháp thực hành luyện tập quen thuộc không chịu đổi mới phương pháp.
Ví dụ 1: Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 2,3 …lần liên tục, học sinh thường chỉ nhớ một lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần liên tiếp.
Cụ thể: 1719 x 4 = ?
1719 sửa lại 1719
X X
4 4
4876 6876
- Khắc phục: Tôi thường khắc phục cho học sinh bằng cách yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính ( vừa tính vừ nhẩm ) như phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số nhớ ra lề phép tính.
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh nhân khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi lượt chia như sau:
Cụ thể: 43 : 5 = ?
Đếm ngược từ 43 cho đến khi gặp một tích ( hoặc số bị chia )của bảng nhân 5 ( chia 5) : 43, 42, 40
40 : 5 = 8
Vậy 43 : 5 = 8 ( dư 3)
Nhìn chung , khi học nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên lớp 3, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức có kĩ năng nhân, chia. Những sai lầm trên chỉ một số ít học sinh mắc phải ở giai đoạn đầu khi học về nội dung này. Giáo viên cần lưu ý kèm và giúp đỡ học sinh kịp thời.
Tiếp tục tiến hành kiểm tra kĩ năng tính toán và giải bài tập của học sinh với nhiều dạng bài khác nhau như : Giải bài toán có lời văn và tìm x. Tổng hợp kết quả chấm chữa bài của học sinh tôi thu được kết quả sau:
Số bài giỏi: 10 bài
Số bài khá: 7 bài
Số bài trung bình: 6 bài.
Số bài yếu: 2 bài
4.4. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập:
Đặc điểm chung của học sinh Tiểu học là thích khen hơn chê,tôi thường hạn chế chê các em trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti vì vậy tôi luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài tập. Chỉ cần các em có một tiến bộ nhỏ là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em khá ,giỏi phải có những tiến bộ vượt bậc rõ rệt tôi mới khen. Chính sự khen, chê đúng lúc kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đó có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập.
Ngoài ra việc áp dụng trò chơi trong học tập giữa các tiết học là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có nhiều hăng say trong học tập.
Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học : “Lấy học sinh làm trung tâm”.
Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.
5. Hiệu quả của sáng kiến:
Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đã thu được những kết quả ban đầu trong viêc dạy học “ phép nhân, phép chia các số tự nhiên” nói riêng và môn Toán nói chung.
Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3A1. Tổng số học sinh của lớp là 25 em, trong đó có 9 em nữ. Ngay từ đầu năm khi nhận lớp tôi đó áp dụng những giải pháp và ý tưởng của mình. Sau khi tiến hành những lần kiểm tra do trường và phòng GD đề ra tôi đã thấy có những kết quả vui mừng. Kết quả cụ thể tính đến tháng 5/ 2014 - kết quả kiểm tra định kì giữa học kì II năm học 2013 – 2014:
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm trung bình
25
4 em = 16 %
11 em = 44 %
10 em = 40 %
Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng lúc kịp thời của giáo viên.
Kết quả đạt được tuy chưa cao nhưng so với năm học trước thì kết quả thật đáng mừng. Điều dó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học của tôi đó cú kết quả khả quan. Đồng nghiệp khi tiến hành thăm lớp dự giờ lớp tôi cũng đó công nhận lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu nhanh. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận chung:
Trong công tác giảng dạy, vai trò của người Thầy rất quan trọng, đặc biệt là môn Toán. Người giáo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống kiến thức. ngoài ra, còn thường xuyên rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết giúp các em có phương pháp, vận dụng kiến thức đó học vào việc làm các bài tập liên hệ với thực tiễn. Vì vậy, môn học này có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục Tiểu học. Cho nên tôi đã vận dụng những phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như sau:
- Phát huy tính tích cực hoá của học sinh trong PPDH vấn đáp kết hợp với một số PPDH khác trong hình thành tri thức mới.
- Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học.
- Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ và kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học nhẳm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh.
- Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh.
- Khi dạy thực hành luyện tập Giáo viên cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình.
Qua những phương pháp trên, tôi thấy các em đã có hứng thú học tập và vận dụng vào làm bài tập tương đối tốt. Mặc dù chưa được hoàn thiện, nhưng cũng chứng tỏ trong các môn học, môn Toán cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học, giúp học sinh phát huy cao tính tích cực trong học tập.
2. Đề xuất:
Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đó giúp tôi hoàn thành ý tưởng của mình. Mỗi lần thực hiện vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được một vài kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp với lương tâm trách nhiệm của người thầy.
- Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc khó khăn lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất.
- Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên và đồ dùng dạy học.
Cần quan tâm, động viên, khuyến khích giúp đỡ học sinh để các em vượt qua mọi khó khăn trong học tập
- Giáo viên phải khắc phục những sai lầm của học sinh trong mỗi bài, mỗi dạng toán tránh để sai lầm dồn lại khó giải quyết..
- Người giáo viên phải luôn có ý thức học hỏi trau dồi kiến thức để áp dụng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. giáo viên phải giành nhiều thời gian để nghiên cức, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, nhà trường tổ chức.
- Nếu được thực hiên đồng bộ , kịp thời, đúng lúc các biệp pháp trên tôi tin rằng chất lượng dạy học nói chung và với các dạng bài về phép nhân, phép chia các số tự nhiên lớp 3 nói riêng sẽ có kết quả nhất định là nền móng vững chắc để các em học các lớp sau.
- Với một số kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và với các dạng bài về phép nhân, phép chia các số tự nhiên trong môn Toán lớp 3 nói riêng.
Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Bắc, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Minh Trang
HỘI ĐỒNG HỌC PGD VÀ ĐT
(Nhận xét – đánh giá)
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến này do chính bản thân tôi đã nghiên cứu và tự viết ra, tôi không sao chép của ai. Bản sáng kiến này tôi đã nghiên cứu và thực hiện ở lớp 3A1 trường tiểu học Tân Pheo A và nay đã có hiệu quả. Trong khi viết sáng kiến, tôi có tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo và sự đóng góp ý kiến của một số đồng nghiệp. Sáng kiến không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự chia sẻ cảm thông từ Hội đồng khoa học phòng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Bắc, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Minh Trang
MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
4
1
Cơ sở lý luận:
4
2
Cơ sở thực tiễn.
4
3
Thực trạng vấn đề:
5
3.1
Thực trạng của lớp:
5
3.2
Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu:
5
4
Một số giải phỏp.
5
4.1
Đối với phụ huynh:
5
4.2
Đối với giáo viên:
6
4.2.1
Một số phương pháp dạy học phép nhân, phép chia ở lớp 3 tôi đó sử dụng đó là:
6
4.2.2
Khớch lệ học sinh tạo hứng thỳ khi học tập:
10
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
11
1
Kết luận
11
2
Đề xuất
12
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được sáng kiến này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu và tổ chuyên môn trường Tiểu học Tân Pheo A. Sự động viên khích lệ của đồng nghiệp đó giúp đỡ và đóng góp ý kiến tận tình của tập thể giáo viên. Và đóng góp một phần không nhỏ là sự tích cực tự học và hăng hái của học sinh lớp 3A1 trường Tiểu học Tân Pheo A.
Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.
Đà Bắc, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Minh Trang
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề ………………….. ……………..Trang 2
Phần thứ hai : Nội dung ……………………………………… Trang 4
Cơ sở khoa học ………………………... …………………Trang 2
Nội dung ………………………………. …………………Trang 3
Hiệu quả của sỏng kiến ………………... ……..................Trang 6
III. Phần thứ ba: Kết luận chung ………………………………. Trang 7
Kết luận chung ………………………………………….. Trang 7
Đề xuất ………………………………………………….. Trang 8
File đính kèm:
- SANG KIEN NAM 2014 (TRANG).doc