Kiến thức trọng tâm
*Hiểu sâu hơn vềchức năng mở bài ,kết bài trong văn nghị luận
*Rèn luyện củng cố kĩ năng vận dụng các kiểu mở bài và kết bài thông dụng
1-khái niệm
- Mở bài ( còn gọi là đặt vấn đề ) thực chất là trả lời câu hỏi ở bài viết này định viết về điều gì ? Cách thức nghị luận và cả phạm vi nghị luận . Nói cách khác là chỉ ra nội dung cần nghị luận , những thao tác nghị luận chính và phạm vi xác định dẫn chứng của bài .
2-Yêu cầu
+ Hiểu rõ đề bài . Từ đó giới thiệu một cách khái quát với người đọc vấn đề mình nghị luận ,cách nghị luận ,phạm vi dẫn chứng của bài nghị luận .
+ Năm được bố cục của mở bài . Mở bài gồm hai phần : * giới thiệu khái quát vấn đề ,trọng tâm cần nghị luận .
7 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10- rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong văn nghị luận
A- Kiến thức trọng tâm
*Hiểu sâu hơn vềchức năng mở bài ,kết bài trong văn nghị luận
*Rèn luyện củng cố kĩ năng vận dụng các kiểu mở bài và kết bài thông dụng
1-khái niệm
- Mở bài ( còn gọi là đặt vấn đề ) thực chất là trả lời câu hỏi ở bài viết này định viết về điều gì ? Cách thức nghị luận và cả phạm vi nghị luận . Nói cách khác là chỉ ra nội dung cần nghị luận , những thao tác nghị luận chính và phạm vi xác định dẫn chứng của bài .
2-Yêu cầu
+ Hiểu rõ đề bài . Từ đó giới thiệu một cách khái quát với người đọc vấn đề mình nghị luận ,cách nghị luận ,phạm vi dẫn chứng của bài nghị luận .
+ Năm được bố cục của mở bài . Mở bài gồm hai phần : * giới thiệu khái quát vấn đề ,trọng tâm cần nghị luận .
*Phần thứ hai cách nghị luận ( thao tác chính ) và phạm vi dẫn chứng
+ Mở bài phải hết sức tự nhiên không gò bó . Muốn vậy phải thực hiện ba không , ba phải .
+ Ba không ( Dẫn ý khái quát : không trọng tâm . Không được lan man ,vòng vo . Không sa vào những chi tiết cụ thể )
+ Ba phải ( Phải nêu được trọng tâm vấn đề ,ngắn gọn . Phải thu hút được người đọc . Phải sinh động nhưng tự nhiên ,giản dị , tránh cầu kì giả tạo ) .
3-Các cách mở bài
- Mở bài có hai cách :
+ Mở bài trực tiếp
Mở bài truạc tiếp : là nêu trục tiếp vấn đề ,không cần phải thông qua một đối tượng nào .
ví dụ : phân tích giá trị tình huống truyện độc dáo trong tác phẩm “ vợ nhặt” của Kim Lân . Đây là cách vào đề trực tiếp
Tình huống độc đáo của truyện bao giờ cũng liên quan tới từng chi tiết cơ bản của truyện và làm nên chủ đề của nó . Truyện ngắ “ Vợ Nhặt” của Kim Lân đã tạo được một tình huống như thes . Để thấy rõ ,chúng ta tìm hiểu tình huống Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói và cái chết đang đe doạ . Tình huống ấy có vai trò quyết định toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm .
+ Mở bài gián tiếp :
Mở bài gián tiếp là cách không đi thẳng vào vấn đề mà phải mượn một yếu tố hoặc hình thức diễn đạt để dắt dẫn người đọc đi theo một trình tự dẫn đến vấn đề . Vào đề gián tiếp có nhiều cách . Sau đây là những cách cơ bản .
Đề bài : Vẻ đẹp bài thơ “ Chiều Tối” trích “ Nhật kí trong tù” của Hồ Chí minh .
Các kiểu gián tiếp
Gián tiếp diễn dịch ( vào đề bằng đoạn diễn dịch )
Nhà thơ thường mượn không gian buổi chiều để diễn tả cái tôi của nhân vật trữ tình . ( câu chủ đề ) . Đó là “ chiều hôm nhớ nhà” của bà huyện Thanh Quan . “ Chiều” trong thơ của Hồ DZếnh in đậm cái tôi sầu muộn . “ Chiều Xuân” của Anh Thơ và cả buổi chiều thu trong “ Thơ Duyên” của Xuân Diệu . “ Mộ”- “ Chiều Tối” trích “ Nhật Kí trong Tù” của Hồ Chí Minh là một trong bài thơ như thế . Bài thơ thể hiện tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua phong cách cổ điển mà hiện đại .
Gián tiếp quy nạp (ngược lại với diễn dịch )
Chiều của Hồ DZếnh
Chiều hôm nhớ nhà (Thanh Quan )
Chiều Xuân (Anh Thơ )
“Nhà thơ trữ tình” ( câu chủ đề )
Vào đề
“ Mộ hiện đại”
Gián tiếp tương liên (Thông qua lời nhận định nào đó ,một đoạn thơ có nội dung tương tự với bài “ chiều tối” của Hồ Chí Minh )
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Đọc đoạn thơ ấy trong bài “ Tràng Giang” của Huy Cận ,ta bỗng liên tưởng tới bài thơ “ Mộ” ( chiều tối) của Hồ Chí Minh . Bài thơ thể hiện tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua phong cách cổ điển mà hiện đại .
Gián tiếp đối lập
“ Thơ Duyên” diễn tả niềm vui của nhân vật trữ tình trong buổi chiều thu đứng trước cái đẹp của thiên nhiên và khi tình yêu đến thì “Mộ”
( chiều tối) trích “Nhật Kí Trong Tù” của hồ Chí Minh lại diễn tả tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua bút pháp cổ điển và hiện đại
3-Các cách mở bài
- Mở bài có hai cách :
+ Mở bài trực tiếp
Mở bài truạc tiếp : là nêu trục tiếp vấn đề ,không cần phải thông qua một đối tượng nào .
ví dụ : phân tích giá trị tình huống truyện độc dáo trong tác phẩm “ vợ nhặt” của Kim Lân . Đây là cách vào đề trực tiếp
Tình huống độc đáo của truyện bao giờ cũng liên quan tới từng chi tiết cơ bản của truyện và làm nên chủ đề của nó . Truyện ngắ “ Vợ Nhặt” của Kim Lân đã tạo được một tình huống như thes . Để thấy rõ ,chúng ta tìm hiểu tình huống Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói và cái chết đang đe doạ . Tình huống ấy có vai trò quyết định toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm .
+ Mở bài gián tiếp :
Mở bài gián tiếp là cách không đi thẳng vào vấn đề mà phải mượn một yếu tố hoặc hình thức diễn đạt để dắt dẫn người đọc đi theo một trình tự dẫn đến vấn đề . Vào đề gián tiếp có nhiều cách . Sau đây là những cách cơ bản .
Đề bài : Vẻ đẹp bài thơ “ Chiều Tối” trích “ Nhật kí trong tù” của Hồ Chí minh .
Các kiểu gián tiếp
Gián tiếp diễn dịch ( vào đề bằng đoạn diễn dịch )
Nhà thơ thường mượn không gian buổi chiều để diễn tả cái tôi của nhân vật trữ tình . ( câu chủ đề ) . Đó là “ chiều hôm nhớ nhà” của bà huyện Thanh Quan . “ Chiều” trong thơ của Hồ DZếnh in đậm cái tôi sầu muộn . “ Chiều Xuân” của Anh Thơ và cả buổi chiều thu trong “ Thơ Duyên” của Xuân Diệu . “ Mộ”- “ Chiều Tối” trích “ Nhật Kí trong Tù” của Hồ Chí Minh là một trong bài thơ như thế . Bài thơ thể hiện tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua phong cách cổ điển mà hiện đại .
Gián tiếp quy nạp (ngược lại với diễn dịch )
Chiều của Hồ DZếnh
Chiều hôm nhớ nhà (Thanh Quan )
Chiều Xuân (Anh Thơ )
“Nhà thơ trữ tình” ( câu chủ đề )
Vào đề
“ Mộ hiện đại”
Gián tiếp tương liên (Thông qua lời nhận định nào đó ,một đoạn thơ có nội dung tương tự với bài “ chiều tối” của Hồ Chí Minh )
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Đọc đoạn thơ ấy trong bài “ Tràng Giang” của Huy Cận ,ta bỗng liên tưởng tới bài thơ “ Mộ” ( chiều tối) của Hồ Chí Minh . Bài thơ thể hiện tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua phong cách cổ điển mà hiện đại .
Gián tiếp đối lập
“ Thơ Duyên” diễn tả niềm vui của nhân vật trữ tình trong buổi chiều thu đứng trước cái đẹp của thiên nhiên và khi tình yêu đến thì “Mộ”
( chiều tối) trích “Nhật Kí Trong Tù” của hồ Chí Minh lại diễn tả tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua bút pháp cổ điển và hiện đại
* Thế nào là kết bài
- Kết bài là phần cuối của bài viết nhằm tổng kết , “ gói lại” vấn đề đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài .
- Yêu cầu của kết bài
+ Thâu tóm nội dung cơ bản của thân bài với cách ngắn gọn
+ Tạo được “ dư ba” lời hết nhưng ý không cùng ,khiến người đọc phải trăn trở ,suy nghĩ
Đề bài : ( đã nêu : vẻ đẹp của bài thơ “Mộ” (chiều tối) trích “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
Lập bảng thể hiện các cách kết bài
Các cách kết bài
Đọc bài thơ “Chiều tối” của Bác ,chúng ta bắt gặp tâm trạng của người tù . Đó là nỗi buồn riêng của người chiến sĩ cách mạng . Nhà tù như gió đã cản cánh chim bằng . Nhưng vượt lên nỗi buồn ấy là niềm vui gắn bó ,hoà cảm với cuộc sống để phút chốc quên đi nỗi khổ của riêng mình . Điều ấy chỉ có được ở tinh thần lạc quan của Bác . Tất cả được thể hiện qua bút pháp cổ điển mà hiện đại
- Tóm tắt và nhận xét khái quát về nội dung tư tưởng đã trình bày ở phần trước
- Khái quát nội dung và kêu gọi hành động, tình, cảm
Người ta sống bằng vật chất nhưng cũng cần có yếu tố tinh thần . Tinh thần vô song của Hồ chí Minh là tự vượt mình trong gian khổ của xiềng xích ,ngục tù để vươn tới những gì tốt đẹp hơn ,tươi sáng hơn . Đọc bài thơ này không ai nghĩ chỉ là bài thơ vịnh cảnh của bác trên dường chuyển lao . Đấy là hành trình của người tù cộng sản từ bóng tối đầy ải đến ánh sáng rực rỡ ,cơ hồ không còn cảnh tù đày . Con người phải biết lạc quan . Lạc quan trong hoàn cảnh cua Bác là một hành động . Hành động tung ngục tù ra . Chúng ta hãy học Bác để có tinh thần lạc quan như thế .
- Khái quát nội dung và mở rộng nâng cao vấn đề .
Điểm nhìn của bài thơ “chiều tối” là ở đỉnh trời để thu vào tận mắt cánh chim mỏi mệt và chòm mây cô đơn . Từ đó mà thể hiện tâm trạng . Đó là tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách . Dần dần điểm nhìn ấy chuyển về mặt đất gắn bó với cuộc sống người lao động ,phút chốc quên đi nỗi buồn của riêng mình . Nhưng có ai nghĩ còn một điểm nhìn nữa mang tính tư tưởng và nghệ thuật của Bác . Đó là cái nhìn của hciều sâu tâm tưởng, thấu tới tận tương lai . Cái nhìn ấy đã được lịch sử ,cuộc đời chứng minh mồn một .
B- Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi :
Thế nào là mở bài , kết bài trong văn nghị luận ?
Nêu yêu cầu của mở bài, kết bài trong văn nghị luận
Có mấy cách mở bài , kết bài trong văn nghị luận
Bài tập :
Cảm nhận của anh (chị ) về bài thơ “Mộ” (chiều tối ) trích “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
Viết mở bài theo cách trực tiếp
Viết mở bài theo cách gián tiếp
Viết kết bài theo những cách mà anh (chị ) đã được giới thiệu
C- Đề kiểm tra
a a- Cho các đề sau và viết phần mở bài .
* Vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải .
* So sánh bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của chính Hữu.
* Hình ảnh tổ quốc và nhân dân qua những bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, chương “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi, “Bên kia sông Đuống “ của Hoàng Cầm, “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn.
b- Viết phần kết bài của ba đề trên.
c- Viết cả phần mở bài và kết bài của đề sau :
Truyện ngắn “Vợ cồng A Phủ” của Tô Hoài rất giàu chất thơ.
D- Gợi ý trả lời
Câu hỏi: (a, b, c dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời).
Bài tập:
a- Mở đề trực tiếp
Từ mùa thu tháng tám 1942 đến mùa thu tháng chín 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ . Chúng giải tới giải nui khắp 13 phủ huyện trên ba chục nhà lao . Trong cuộc hành trình bất đắc trí ấy, Bác ghi lại cảm xúc của mình . Mộ (chiều tối ) là bài thơ ra đời trong hoàn cảnh ấy
b- Mở bài gián tiếp
Gián tiếp diễn dịch ( vào đề bằng đoạn diễn dịch ) : Nhà thơ thường mượn không gian buổi chiều để diễn tả cái tôi của nhân vật trữ tình . ( câu chủ đề ) . Đó là “ chiều hôm nhớ nhà” của bà huyện Thanh Quan . “ Chiều” trong thơ của Hồ DZếnh in đậm cái tôi sầu muộn . “ Chiều Xuân” của Anh Thơ và cả buổi chiều thu trong “ Thơ Duyên” của Xuân Diệu . “ Mộ”- “ Chiều Tối” trích “ Nhật Kí trong Tù” của Hồ Chí Minh là một trong bài thơ như thế . Bài thơ thể hiện tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua phong cách Nhà thơ thường mượn không gian buổi chiều để diễn tả cái tôi của nhân vật trữ tình . ( câu chủ đề ) . Đó là “ chiều hôm nhớ nhà” của bà huyện Thanh Quan . “ Chiều” trong thơ của Hồ DZếnh in đậm cái tôi sầu muộn . “ Chiều Xuân” của Anh Thơ và cả buổi chiều thu trong “ Thơ Duyên” của Xuân Diệu . “ Mộ”- “ Chiều Tối” trích “ Nhật Kí trong Tù” của Hồ Chí Minh là một trong bài thơ như thế . Bài thơ thể hiện tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách qua phong cách cổ điển mà hiện đại .
Gián tiếp quy nạp ( ngược lại với diễn dịch ) :
Chiều của Hồ DZếnh
Chiều hôm nhớ nhà (Thanh Quan )
Chiều Xuân (Anh Thơ )
“Nhà thơ trữ tình” ( câu chủ đề )
Vào đề
“ Mộ hiện đại”
c- Kết bài
Đọc bài thơ “Chiều tối” của Bác ,chúng ta bắt gặp tâm trạng của người tù . Đó là nỗi buồn riêng của người chiến sĩ cách mạng . Nhà tù như gió đã cản cánh chim bằng . Nhưng vượt lên nỗi buồn ấy là niềm vui gắn bó ,hoà cảm với cuộc sống để phút chốc quên đi nỗi khổ của riêng mình . Điều ấy chỉ có được ở tinh thần lạc quan của Bác . Tất cả được thể hiện qua bút pháp cổ điển mà hiện đại
- Người ta sống bằng vật chất nhưng cũng cần có yếu tố tinh thần . Tinh thần vô song của Hồ chí Minh là tự vượt mình trong gian khổ của xiềng xích ,ngục tù để vươn tới những gì tốt đẹp hơn ,tươi sáng hơn . Đọc bài thơ này không ai nghĩ chỉ là bài thơ vịnh cảnh của bác trên dường chuyển lao . Đấy là hành trình của người tù cộng sản từ bóng tối đầy ải đến ánh sáng rực rỡ ,cơ hồ không còn cảnh tù đày . Con người phải biết lạc quan . Lạc quan trong hoàn cảnh cua Bác là một hành động . Hành động tung ngục tù ra . Chúng ta hãy học Bác để có tinh thần lạc quan như thế .
-Điểm nhìn của bài thơ “chiều tối” là ở đỉnh trời để thu vào tận mắt cánh chim mỏi mệt và chòm mây cô đơn . Từ đó mà thể hiện tâm trạng . Đó là tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách . Dần dần điểm nhìn ấy chuyển về mặt đất gắn bó với cuộc sống người lao động ,phút chốc quên đi nỗi buồn của riêng mình . Nhưng có ai nghĩ còn một điểm nhìn nữa mang tính tư tưởng và nghệ thuật của Bác . Đó là cái nhìn của hciều sâu tâm tưởng, thấu tới tận tương lai . Cái nhìn ấy đã được lịch sử ,cuộc đời chứng minh mồn một .
Đề kểm tra :
a- Mở bài
a1 – Hà Nội ngàn năm thăng long . Hà Nội gắn liền với Hoàng Thành xưa . Hà Nội là đất kinh kì . Con người Hà Nội cũng thanh lịch biết bao . Để làm sống lại Hà Nội đất của ngàn năm văn hiến, Nguyễn Khải đã viết truyện ngắn “Một người Hà Nội” . Nhân vật bà Hiền đã tiêu biểu cho người Hà Nội có phẩm chất đáng chân trọng và có lối sống văn hóa đáng để cho người Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung mãi mãi tự hào .
a2- Hiện thực cuộc sống tác động vào nhà thơ cùng một lúc . Viết cùng một đề tài là chuyện không có gì lạ . Song càng viết về một vấn đề mà mỗi nhà thơ lại có xúc cảm và cách thể hiện khác nhau . Điều đó là đương nhiên . Bên cạnh sự xúc cảm , tư tưởng , nhận thức của người cầm bút còn là vấn đề phong cách, bút pháp, sở trường riêng của mỗi người . Để thấy rõ điều ấy, chúng ta tìm đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng , “Đồng chí” của Chính Hữu .
a3- Viết về quê hưong đất nước, các nhà thơ đều có cảm nhận chung . Đó là lòng yêu quê hương, con người đất nước và căm thù giặc . Hình ảnh trong thơ đều thấm tư tưởng, tình cảm chân thật và đều bắt nguồn từ cuộc sống . Ngôn ngữ thơ, giọng điệu của thơ và xúc cảm riêng thì không ai giống ai . Để thấy rõ, chúng ta tìm đến “Việt Bắc” của Tố Hữu , “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi , chương “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm , “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn . Tất cả là những bản tình ca về đất nước da diết đến khôn nguôi
b- Kết bài
b1- Cùng nhà văn Nguyễn Khải, chúng ta đến với “Một người Hà Nội” . Một người Hà Nội trong quá khứ, giữa những ngày đất nước đổi mới chuyển đổi từ bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường và cả người Hà Nội trong niềm tin vào tương lai . Con người có lòng tự trọng , con người có mối quan hệ mang đậm màu sắc văn hóa của ngàn năm đất Thăng Long . Con người giám là mình . Không chỉ là nhận thức, Nhà văn Nguyễn Khải có điều để tự hào về con người Hà Nội để nói lên điều vừa giản dị mà thiêng liêng da diết . “Hà Nội trong mắt tôi” . Dường như ta cũng tìm thấy tiếng lòng mình trong ấy .
b2 – Người lính thật đáng yêu, đáng kính trọng . Đã một thời chúng ta chiêm ngưỡng đó là những con người đẹp nhất . Đến với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng , “Đồng chí” của Chính Hữu , ta càng thấm thía cuộc sống chiến đấu gian khổ , đầy thử thách hi sinh của anh bộ đội cụ Hồ thời đánh giặc . Vượt lên tất cả hiện thực ấy là ý chí , nghị lực , đời sống tình cảm mang những nét đẹp của người lính . Người lính năm xưa ai còn, ai mất . Nhưng những vần thơ này mãi mãi khắc sâu trong lòng người đọc . Đây là những đài kỉ niệm bằng thơ , đáng trọng như những giá gương phủ nhiều điều . Mỗi lần chúng ta soi mình vào đó để thấy mình , sửa mình và sống cho hết mình . Có lúc ta tự hỏi thế hệ trẻ hôm nay và mai sau liệu còn ghi nhớ về chiến công người lính .
b3- Đọc những bài thơ viết về đất nước mới thấy hết được tầm vóc của tổ quốc , nhân dân mình . Đất nước trong đau thương tích tụ dồn nén những uất ức căm hờn để quật khởi vùng lên trong cuộc chuyển giao màu nhiệm . Đất nước gắn liền với địa danh , gắn với lịch sử những ngày cả dân tộc chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt với hai đế quốc to là Pháp và Mĩ . Đất nước trong lòng mỗi chúng ta . Còn có niềm tự hào nào hơn được làm con người đất nước cho dù cuộc sống hiện tại và trước mắt còn nhiều khó khăn . ở đâu đó trên đất nước bữa cơm chưa thật ngon, ngủ đêm chưa thực sự ngon giấc, mái trường dành cho trẻ thơ còn mưa nắng lọt qua vì còn bao nỗi lo riêng cho mỗi gia đình rơi vào cảnh bất hạnh Chúng ta tin sẽ vượt . Vì chúng ta là con người Việt Nam .
c- Mở bài :
Chất thơ trong văn xuôi là sự dung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và giọng điệu, lời văn truyền cảm của tác giả đến người đọc . Để thấy rõ điều ấy, chúng ta đén với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài .
* Kết bài : Cùng với nhà văn Tô Hoài, ta nhận ra thiên nhiên, cuộc sống , con người có vẻ riêng của miền núi Tây Bắc . Chất thơ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài góp phần nâng cao cái đẹp của cuộc đời bình dị . Nó giúp con người vượt lên tren mọi đau khổ , tăm tối . Nó làm người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của đồng bào các dân tộc nơi đây . Nó khẳng định khát vọng tự do, tình yêu và sự đồng cảm con người . Nó giúp ngưopừi đọc thêm yêu , thêm quý mảnh đất mà nhiều người chưa có điều kiện đặt chân tới . Nó ghi nhận thành tựu nghệ thuật đặc biệt là tình cảm của Tô Hoài đã dành cho người dân miền núi một thời đánh giặc . Đây đích thực là chất thơ của đời sống .
File đính kèm:
- REN LUYEN VIET MO BAI KET BAI.doc