Thiền Sư Pháp Thuận (chữ Hán: 法順禪師 Pháp Thuận Thiền Sư, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜法順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết tiểu sử là người ở đâu. Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, Sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.
Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, Sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, Sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho Sư.
18 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quốc tộ (pháp thuận) cáo tật thị chúng (mãn giác thiền sư) qui hứng (Nguyễn Trung Ngạn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC THÊMQUỐC TỘ ( PHÁP THUẬN)CÁO TẬT THỊ CHÚNG ( MÃN GIÁC THIỀN SƯ)QUI HỨNG ( NGUYỄN TRUNG NGẠN)GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA THPT HOÀI ĐỨC BI- QUỐC TỘ ( VẬN NƯỚC)Đỗ Pháp ThuậnThiền Sư Pháp Thuận (chữ Hán: 法順禪師 Pháp Thuận Thiền Sư, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜法順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết tiểu sử là người ở đâu. Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, Sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, Sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, Sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho Sư.Chùa Nhất Trụ- cố đô Hoa Lư- Ninh Bình- nơi thờ thiền sư Pháp Thuận và Khuông ViệtI- QUỐC TỘ ( VẬN NƯỚC)Đỗ Pháp ThuậnQuốc tộ (Hán tự: 國祚) là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học viết Việt Nam. Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, nếu như Nam quốc sơn hàđược coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam thì Quốc tộ được coi là bản tuyên ngôn hòa bình đầu tiên của Việt Nam. Bài thơ là câu trả lời của thiền sư Đỗ Pháp Thuận đối với Hoàng đế Lê Hoàn khi được hỏi "Vận nước ngắn dài thế nào?".I- QUỐC TỘ ( VẬN NƯỚC)Đỗ Pháp Thuận國祚國祚如藤絡,南天裏太平。無為居殿閣,處處息刀兵。Phiên âmQuốc tộQuốc tộ như đằng lạc,Nam thiên lý thái bình.Vô vi cư điện các,Xứ xứ tức đao binh..I- QUỐC TỘ ( VẬN NƯỚC)Đỗ Pháp ThuậnDịch nghĩa:Vận nướcVận nước như dây mây leo quấn quýt,Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình.Vô vi ở nơi cung điện,[Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.I- QUỐC TỘ ( VẬN NƯỚC)Đỗ Pháp Thuận1. “Vận nước như mây quấn”- Hình ảnh so sánh: hiểu về vận nước phải sâu sắc chứ không đơn giản, dễ dãi. - Vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc, không thể chỉ dựa vào một yếu tố mà thành (đường lối trị quốc tốt, quan hệ ngoại giao tốt, có tiềm năng quân sự, tiềm lực kinh tế, sự nhất trí cao giữa người đứng đầu và muôn dân)I- QUỐC TỘ ( VẬN NƯỚC)Đỗ Pháp Thuận2. Suy nghĩ của tác giả- Đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nước bày tỏ với nhà vua để đất nước hoà bình, dân an cư- Vô vi (vô vi pháp của nhà Phật): từ bi bác ái, điện các (triều đình, nhà vua) muốn giữ yên và phát triển vận nước thịnh vượng, vua phải làm những gì thuận vơí tự nhiên, lòng người, phải lấy Đức để trị nước và lo cho dân- “Chốn chốn tắt binh đao”: đất nước không còn chiến tranh, nước thanh bình thì vận nước và ngôi vua bền vững.-> Hai câu cuối là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam: yêu nước, khao khát nhân đạo, hoà bình.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sưMãn Giác (滿覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-TrầnĐại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (theo là Lý Trường 李長), thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Trường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sưNăm 1096, cuối tháng 11, khi lâm bệnh nặng Sư gọi chúng(đệ tử) đọc bài kệ, sau này được biết dưới tên Cáo tật thị chúngNói xong Sư ngồi kết già thị tịch, thọ 45 tuổi. Sau lễ hoả táng, xá lợi được thờ tại chùa Sùng Nghiêm, vua thuỵ hiệu là Mãn Giác.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sưDịch nghĩa:Xuân khứ bách hoa lạcXuân đáo bách hoa khaiSự trục nhãn tiền quáLão tòng đầu thượng laiMạc vị xuân tàn hoa lạc tậnĐình tiền tạc dạ nhất chi mai.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sưThích Thanh Từ dịch thơ:Xuân đi trăm hoa rụngXuân đến trăm hoa nởTrước mắt việc đi mãiTrên đầu, già đến rồiChớ bảo xuân tàn hoa rụng hếtĐêm qua – sân trước – một cành mai.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sưKệ: thể văn mà Phật giáo dùng để truyền bá giáo lí nhà Phật, viết bằng văn vần, nhiều bài có giá trị văn chương.- Diễn tả qui luật vận động và biến đổi của thiên nhiên, đời người.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sư1. Bốn câu thơ đầu:- Câu 1 và 2: qui luật biến đổi của thiên nhiên, cây cối biến đổi theo thời tiết, theo mùa. Hoa rụng, hoa nở sự luân hồi, xuân và hoa tạo bầu khí ấm áp, đầy sức sống.- Câu 3 và 4: qui luật biến đổi của đời người, mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già, con người biến đổi trước thời gian, nhưng không luân hồi như cây cối mà đi về phía huỷ diệt, không thể cứu vãn.II. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sư2. Hai câu thơ cuối- Hai câu thơ cuối không tả cảnh thiên nhiên mà có ý nghĩa triết lý sâu sắc.- Cành mai:+ Ý nghĩa tượng trưng: bên cạnh qui luật biến đổi của vạn vật cũng có những qui luật về sự bất biến. Đây là sự bất biến về tư tưởng, tình cảm, tinh thần+ Hình tượng nghệ thuật đẹp: cái đẹp của tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc.(Phật giáo thịnh hành, con người thời Lí dù xuất gia tu hành nhưng không quay lưng với cuộc đời).III. Hứng trở về (Quy hứng) – Nguyễn Trung NgạnNguyễn Trung Ngạn 阮忠彥 (1289–1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, sinh tại làng Thọ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng. Năm 15 tuổi (1304) ông đã đỗ hoàng giáp đời vua Trần Anh Tông, có trong tay bằng tiến sĩ (cùng khoa với Mạc Ðĩnh Chi), năm 24 tuổi được làm Giám quân, năm 28 tuổi đi sứ nhà Nguyên. Tính ông cương trực, tài kiêm văn võ, có nhiều đóng góp cho công việc xây dựng và bảo vệ đất nước lúc bấy giờ. Ông phò tá Vua Trần Minh Tông trong các chiến dịch bình định vùng Đà Giang và dẹp loạn ở Lào. Trong cuộc đời làm quan qua năm đời vua triều Trần, ông từng được phong Đại học sĩ Trụ quốc Hướng huyện bá, Thiếu bảo Khai quốc nội hầu,... cuối cùng làm đến chức Ðại hành khiển tước Thân quốc công, thọ 82 tuổi. Ông là một nhà thơ lỗi lạc với nhiều bài thơ được tuyển chọn trong các tuyển tập thơ sau này, đồng thời cũng là một nhà thông thái về pháp luật. Ông và Trương Hán Siêu biên soạn bộ "Hoàng triều đại điển", bộ luật "Hình thư". Chữ Hán của Nguyễn Trung Ngạn đánh dấu một thời điểm mà trong đó Nho học đã giành những vị trí mới trong công việc quản lý đất nước và chấp chính ở triều đình. Về văn, theo lời giới thiệu về ông trong "Toàn Việt thi lục" của Lê Quý Đôn, ông từng cùng Trương Hán Siêu soạn bộ "Hoàng triều đại điển", khảo soạn "Hình thư"; về thơ, ông viết rất nhiều, "Toàn Việt thi lục" chép được 84 bài.Đền thờ Nguyễn Trung NgạnIII. Hứng trở về (Quy hứng) – Nguyễn Trung Ngạn老桑葉落蠶方盡,早稻花香蟹正肥。見說在家貧亦好,江南雖樂不如歸。Lão tang diệp lạc tàm phương tận,Tảo đạo hoa hương giải chính phì.Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,Giang Nam tuy lạc bất như quy.Dâu già lá rụng tằm vừa chín,Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo.Nghe nói ở nhà, dẫu nghèo vẫn tốt,Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà.Đền thờ Nguyễn Trung NgạnIII. Hứng trở về (Quy hứng) – Nguyễn Trung NgạnBài thơ được sáng tác khi tác giả đi sứ sang Trung Quốc* Nỗi nhớ, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc- Nỗi nhớ hiện lên qua những sinh hoạt đời thường (trồng dâu, nuôi tằm, trồng lúa, sinh hoạt đạm bạc) cốt lõi của cảm xúc là lòng yêu quê hương xứ sở.- Cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức lí trí: dẫu nghèo khó vẫn hơn danh vọng chốn phần hoa đô hội. - Tiếng gọi trở về khắc khoải trong lòng kẻ xa quê Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.Nguyễn Trung Ngạn ( 1289- 1370)DẶN DÒ: Học thuộc 3 bài thơ, và cho biết suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của một bài thơ mà em tâm đắc nhất trong số 3 bài thơ trên.
File đính kèm:
- Doc them Quoc to Cao tat thi chung Qui hung.pptx