PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM
A- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1 : XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để xác định được đề tài nghiên cứu cần thực hiện các thứ tự sau :
1- Trình bày hiện trạng (thực trạng) bản thân quan tâm .
2- Nêu các nguyên nhân gây ra hiện trạng (thực trạng) .
3- Chọn một hoặc vài nguyên nhân bản thân thấy cần tác động để tạo sự chuyển biến .
4- Đưa ra các giải pháp tác động (tham khảo tài liệu , kinh nghiệm của đồng nghiệp , sâng tạo của bản thân .)
5- Xây dựng giả thuyết : Trả lời câu hỏi : Có kết quả (hiệu quả) hay không ? Có thay đổi hay không ?
Nếu trả lời có kết quả (có hiệu quả) đó là giả thuyết có định hướng .
Nếu chỉ làm thay đổi (biến đổi , khác biệt ) đó là giả thuyết không định hướng .
Chú ý vấn đề này để sau này sử dụng công thức kiểm chứng .
48 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 07/11/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp viết Đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm - THCS Cầu Khới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM
A- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1 : XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để xác định được đề tài nghiên cứu cần thực hiện các thứ tự sau :
1- Trình bày hiện trạng ( thực trạng ) bản thân quan tâm .
2- Nêu các nguyên nhân gây ra hiện trạng ( thực trạng ) .
3- Chọn một hoặc vài nguyên nhân bản thân thấy cần tác động để tạo sự chuyển biến .
4- Đưa ra các giải pháp tác động ( tham khảo tài liệu , kinh nghiệm của đồng nghiệp , sâng tạo của bản thân .)
5- Xây dựng giả thuyết : Trả lời câu hỏi : Có kết quả ( hiệu quả ) hay không ? Có thay đổi hay không ?
Nếu trả lời có kết quả ( có hiệu quả ) đó là giả thuyết có định hướng .
Nếu chỉ làm thay đổi ( biến đổi , khác biệt ) đó là giả thuyết không định hướng .
Chú ý vấn đề này để sau này sử dụng công thức kiểm chứng .
6- Đặt tên cho đề tài . Khi đặt tên cho đề tài phải thể hiện được :
+ Mục tiêu đề tài
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
+ Biện pháp tác động
Ví dụ : “ Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối . Trường . Trong môn học . Bằng biện pháp .”
+ Mục tiêu : “ Nâng cao hứng thú cho học sinh ”
+ Đối tượng nghiên cứu : Tâm lý của HS
+ Phạm vi : Khối .. thuộc trường
+ Biện pháp tác động : “ bằng biện pháp ”
Bước 2 : LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (CHỌN CÁCH THỰC HIỆN)
Có 5 mẫu thiết kế nghiên cứu :
Mẫu 1 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với một nhóm duy nhất
Cách làm : + Chọn một nhóm duy nhất để tác động . Ví dụ chọn 1 lớp hay 1 tổ trong lớp để thực hiện biện pháp tác động mà bản thân dự định thực hiện
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo ( sẽ trình bày ở bước 3) để thu thập dữ liệu .
+ Thực hiện các biện pháp tác động mà bản thân dự kiến .
+ Sau khi tác động tiến hành kiểm tra bằng các thang đo như trước khi nhóm được tác động .
Mẫu 2 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Cách làm : + Chọn 2 nhóm tương đương về vấn đề đang nghiên cứu . Ví dụ tương đương về trình độ , về ý thức , về số lượng Một nhóm gọi là nhóm thực nghiệm , nhóm kia là nhóm đối chứng .
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm ( nhóm đối chứng không tác động ) .
+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 3 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Cách làm : + Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm ( nhóm đối chứng không tác động ) .
+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 4 : Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Cách làm : + Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm ( nhóm đối chứng không tác động ) .
+ Sau khi tác động kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 5 : Thiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở AB
a) Thiết kế cơ sở AB ( Chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A và 1 giai đoạn cơ sở B cho 1 đối tượng duy nhất . Trong đó A là giai đoạn chưa tác động – B là giai đoạn tác động )
Cách làm : + Chọn đối tượng thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu .
+ Ghi chép kết quả của đối tượng theo hàng ngày hoặc tuần .
+ Tác động biện pháp lên đối tượng .
+ Ghi chép kết quả của đối tượng sau tác động
Ví dụ : “ Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày cho học sinh Jeff”
Độ chính xác
Giai đoạn A Giai đoạn B
b) Thiết kế đa cơ sở AB ( Cho 2 đối tượng trở lên . Trong đó các giai đoạn A và B của mỗi đối tượng sẽ khác nhau ) .
Cách làm như thiết kế cơ sở AB cho từng đối tượng .
Ví dụ : “ Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày cho học sinh Jeff và David”
Giai đoạn A Giai đoạn B Giai đoạn A Giai đoạn B
Bước 3 : THU THẬP VÀ ĐO LƯỜNG DỮ LIỆU
1- Khái niệm : Tập hợp sắp xếp các thông tin , số liệu , kết quả cần thiết cho nội dung nghiên cứu theo những thang và mức độ cụ thể .
2- Các loại dữ liệu : Trong giáo dục có 3 loại dữ liệu cơ bản
2.1 Dữ liệu thuộc về kiến thức : Loại này có 3 mức cơ bản gồm biết – hiểu – vận dụng
Cách đo và thu thập : Bằng hình thức kiểm tra , thi ở các dạng tự luận hay trắc nghiệm như kiểm tra bình thường trong năm học . Người nghiên cứu ra các đề kiểm tra theo các dạng trên rồi chấm , đánh giá theo thang điểm do mình qui định hoặc đánh giá theo trình độ : kém , yếu , trung bình , khá , giỏi Sau đó thống kê theo kết quả đã dự định .
2.2 Dữ liệu thuộc về kỹ năng hoặc hành vi : Loại này thông thường phân theo các mức độ : Sự thuần thục , thói quen , kỹ năng , kỹ xảo .
Cách đo và thu thập : Có 2 cách
Cách 1 “ Thang xếp hạng ” : Người nghiên cứu căn cứ nội dung , yêu cầu của đề tài mà lập bảng hỏi theo các cấp độ của nội dung nghiên cứu để đối tượng trả lời . Mỗi cấp độ lại chia thành 4 -5 mức độ và gán cho nó một điểm số cụ thể để thống kê xác định mức độ giá trị , tính chính xác , độ tin cậy .( chú ý câu hỏi thang đo phải đi vào chi tiết thể hiện hành vi và kỹ năng của từng mức độ về hành vi, kỹ năng của đề tài )
Ví dụ bảng hỏi “ thang xếp hạng ” như sau :
Đề tài “ Rèn luyện kỹ năng đọc sách để nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS . Huyện . Tỉnh .”
Cấp độ
Nội dung
Tìm hiểu mục tiêu đọc
1/ Khi cầm một quyển sách mới em thực hiện :
Đọc ngay Xem mục lục
Đọc phần giới thiệu Chọn chỗ cần đọc , đọc trước
Lật từ đầu chí cuối rồi để lại chờ có thời gian mới đọc
2/ Khi đọc sách giáo khoa đối với bài chưa học em thường đọc :
Phần tóm tắt kiến thức Đọc từ đầu bài
Xem hình vẽ là chính Đọc phần “ Có thể em chưa biết !”
Đọc sau đó xem phần câu hỏi để tự trả lời
Cách đọc
1/ Khi đọc sách em thường : Đọc thành lời Đọc thầm
Đọc diễn cảm Đọc đi đọc lại phần chưa hiểu
Đọc có ghi chép những ý hay , từ hay
2/ Khi đọc sách em thường : Đọc lướt để biết bố cục
Đọc liên tục Đọc từng đoạn Đọc quan tâm đến từ ngữ
Đọc xong có ngẫm nghĩ nội dung vừa đọc
Cách 2 “ Lập bảng kiểm quan sát ” : Đây là cách thu thập bằng cách quan sát có chủ đích . Người nghiên cứu lập thang mức độ về hành vi , kỹ năng của vấn đề nghiên cứu để qui thành điểm cho mỗi cấp độ , mức độ .
Ví dụ quan sát việc vui chơi của học sinh để từ đó đánh giá kỹ năng hòa giải ( kỹ năng sống ) của học sinh . Ta lập bảng kiểm quan sát tức là qui hành vi của học sinh trong lúc vui chơi về kỹ năng hòa giải thành các mức độ : Biết , thành thạo , khôn khéo , tự tin
Mỗi hành vi của mỗi học sinh được thể hiện ở buổi quan sát được ghi lại tỷ mỉ về hình thức nội dung và số lần biểu hiện để thống kê đánh giá .
Có 2 cách quan sát : Quan sát công khai ( học sinh được thông báo mục đích và các công cụ bổ trợ được cho học sinh thấy ) và quan sát không công khai ( học sinh không được thông báo mục đích và mọi công cụ quan sát như máy quay , ghi chép không cho biết ) .
Lưu ý mỗi cách quan sát có những ưu và nhược khác nhau . Tùy yêu cầu đề tài mà chọn
cách quan sát để thu thập dữ liệu chính xác , khách quan , tin cậy
2.3 Dữ liệu thuộc về thái độ : Phương pháp đo và thu thập loại dữ liệu này giống như dữ liệu hành vi , kỹ năng ( thành lập bảng hỏi thang xếp hạng – lập bảng kiểm quan sát ) .
Để thấy rõ hơn cách lập bảng thang xếp hạng như trên đã nói , ta xét ví dụ lập bảng hỏi thang xếp hạng sau nhưng nội dung là khảo sát về thái độ .
Đề tài “ Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối . trường . trong học môn . bằng thiết bị nghe nhìn ”
Cấp độ
Nội dung
Cảm tính
1/ Hãy cho biết sự đồng tình của em về dạy có thiết bị nghe nhìn :
Rất đồng ý Đồng ý Bình thường
Không đồng ý Rất không đồng ý
2/ Khi học có thiết bị nghe nhìn em thấy thế nào ?
Rất thích Thích Bình thường
Không thích Rất không thích
Tần suất
1/ Theo em dạy có thiết bị nghe nhìn nên sử dụng cho :
Tất cả các bài học Phần lớn của các bài
Một số bài học Một số ít bài học
Không bài nào
2/ Ý kiến của em như thế nào nếu dạy có thiết bị nghe nhìn chỉ cho những bài cần thiết ?
Rất đồng ý Đồng ý Bình thường
Không đồng ý Rất không đồng ý
Tình cảm
1/ Khi được học ở phòng nghe nhìn thì em :
Rất hào hứng Hào hứng Bình thường
Không hào hứng Rất không hào hứng
2/ Học có thiết bị nghe nhìn em thấy :
Rất ham mê Ham mê Bình thường
Không ham mê Rất không ham mê
Hành vi
1/ Thầy giáo giảng có thiết bị nghe nhìn em tham gia bài giảng như thế nào ? Hăng say phát biểu Tích cực phát biểu
Bình thường Thỉnh thoảng phát biểu
Không phát biểu
2/ Khi nghe thầy nói tiết sau ta học ở phòng nghe nhìn và yêu cầu em sưu tầm tư liệu thì em sẽ :
Vào mạng tìm tư liệu Chuẩn bị kỹ theo SGK
Chuẩn bị như mọi ngày Không chuẩn bị
Không quan tâm
Lý tính
1/ Học có thiết bị nghe nhìn em sẽ làm gì giúp thầy :
Cung cấp thêm tư liệu cho thầy
Trao đổi với thầy những vần đề khác ý kiến
Trình bày với thầy những khúc mắc của bài học
Bình thường như mọi ngày
Không làm gì cả
2/ Mỗi khi học ở phòng nghe nhìn em sẽ :
Giúp thầy lắp đặt các thiết bị
Đôn đốc các bạn vào lớp và ồn định nhanh
Giảng cho bạn những vấn đề bạn chưa hiểu
Tham gia vào câu lạc bộ bộ môn
Bình thường như mọi ngày
Những lưu ý khi lập thang đo bảng hỏi :
+ Cần phân các câu hỏi thành các hạng mục , mỗi hạng mục phải có tên rõ ràng .
+ Trong một hạng mục cần có nhiều cặp câu hỏi để hỏi các hình thức biểu đạt khác nhau , các cặp nên có tính tương đương .
+ Câu hỏi phải rõ ràng , chỉ diễn đạt một ý niệm , khái niệm , từ ngữ đơn giản dễ hiểu ; không dùng câu đa mệnh đề hay khái niệm ghép , không rõ ràng .
+ Cần đưa câu hỏi đầy đủ các cấp độ , mức độ .
+ Khi lập xong phải tham khảo ý kiến chuyên môn hay chuyên gia và cho làm thử trước khi triển khai trên thực tế . Nhóm thử nghiệm phải tương đương với đối tượng nghiên cứu .
+ Có thể sử dụng bảng hỏi của người khác , nhưng phải trích dẫn rõ ràng không thay đổi , muốn thay đổi phải xin phép . Nói tóm lại phải tôn trọng quyền sở hứu trí tuệ .
3- Kiểm chứng thông tin thu thập được
Các thông tin thu thập muốn sử dụng được cần phải xác định tính tin cậy và tính giá trị . Có những thông tin rất sơ lược nhưng độ giá trị rất cáo , có những thông tin thu thập rất phong phú và nhiều nhưng độ tin cậy không có . Nếu sử dụng các thông tin đó thì các kết luật rút ra sẽ không đúng , không có tác dụng thậm chí phản tác dụng . Vì thế khi thu thập được thông tin chúng ta cần xử lý nghĩa là xác định xem các thông tin đó có độ tin cậy và giá trị như thế nào .
Có giá trị nhưng không tin cậy
Không có giá trị và tin cậy
Có tin cậy nhưng không có giá trị
Có giá trị và tin cậy
3.1 Khái niệm độ tin cậy , độ giá trị và mối quan hệ của chúng :
Độ tin cậy : Là tính nhất quán , sự thống nhất , tính ổn định của các dữ liệu giữa các lần đo , thu thập .
Độ giá trị : Là tính xác thực , phản ảnh trung thực về kiến thức , hành vi , kỹ năng và thái đôi của đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ : Độ tin cậy và giá trị thể hiện tính chất lượng của dữ liệu chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Mối quan hệ này có thể được minh họa bằng ví dụ bắn bia sau :
3.2 Kiểm chứng độ tin cậy : Có 3 cách
+ Kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần : Một nhóm đối tượng được đo ( kiểm tra ) nhiều lần ở những thời điểm khác nhau .
+ Sử dụng các dạng đề tương đương : Một nhóm đối tượng thực hiện các bảng đo ( bài kiểm tra ) trong cùng một thời điểm . Các bảng đo phải có tính tương đương về cấp độ , mức độ của các câu hỏi .
+ Chia đôi dữ liệu : Dữ liệu được chia đôi theo câu hỏi chẵn lẻ và tính tổng điểm của chúng , sau đó sử dụng công thức Spearman – Brown : r SB = 2*r hh /(1+r hh ) (1) . Kết quả thu được nếu : r SB 0,7 thì dữ liệu đáng tin cậy , còn nhỏ hơn thì không đáng tin cậy .
Ví dụ : Sau khi chuyển điểm số trong các thang đo ( xem lại phần thu thập dữ liệu ) ta được kết quả sau :
lẻ
chẵn
độ tin cậy r SB
r hh ( độ tương quan c hẵn lẻ )
Trên cơ sở đó ta tính tổng điểm các câu hỏi chẵn , lẻ thì được bảng sau :
Lưu ý độ tương quan chẵn lẻ được tính bằng công thức correl . Nghĩa là trong bảng của phần mềm excel ta đưa vào ô cần tính ( trong ví dụ trên là ô M17) gõ dấu = sau đó gõ tiếp tên công thức : correl , gõ ( tức dầu ngoặc mở rồi đưa con trỏ vào ô bắt đầu tính . Ví dụ trên là ô M2 và kéo xuống đến ô M16 ; ta gõ dấu phẩy rồi đưa con trỏ về ô N2 cũng kéo xuống đến ô N16 và gõ dấu ) tức dấu ngoặc đóng và ấn enter , ta sẽ có kết quả độ tương quan chẵn lẻ ở ô M17 . Tại ô M17 nếu đưa con trỏ vào đó thì trên thanh công cụ xuất hiện dòng biểu thị công thức và vùng tính . Cụ thể ta thấy như sau : = correl(M2 :M16,N2:N16) .
Ở ô M18 trong ví dụ trên ta có kết quả độ tin cậy của dữ liệu mà ta thu thập được . Để có kết quả đó thì tại ô M18 ta cũng gõ dấu = và đưa các dữ lệu vào công thức (1) trên . Hoặc cách thứ 2 là gõ dấu = tại ô M18 sau đó gõ số 2 và dấu * gõ tiếp M17 (hoặc đưa con trỏ vào ô M17) , gõ tiếp các ký tự : / (1+M17) . Nghĩa là tại ô M18 ta có các ký tự : =2*M17/(1+M17) , sau đó ấn enter ta sẽ có kết quả độ tin cậy ở ô M18 . Trong thí dụ trên ta có kết quả 0,96 , với kết quả này các dữ liệu thu thập được là rất đáng tin cậy .
3.3 Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu : Có 3 cách
+ Kiểm chứng bằng giá trị nội dung : Tức là kiểm tra , xem xét nội dung các câu hỏi trong thang bảng đo có phản ảnh và nằm trong vấn đề nghiên cứu hay không ? Nội dung câu hỏi trong thang bảng đo mang tính mô tả hay thống kê ? (nếu mô tả nhiều thì có mới giá trị) .
Cách làm này phải nhờ chuyên gia hay người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu kiểm tra , đánh gía hộ mới kiểm chứng được .
+ Kiểm chứng bằng đánh giá độ đồng qui : Xem xét các dữ liệu có tập trung về một vấn đề nào đó. Thông thường người ta xác định các đại lượng : Mốt (mode), trung vị (median), giá trị trung bình (average) , độ lệch chuẩn (stedev) . Cách tính các đại lượng này sẽ trình bày ở bước 4 “Phân tích dữ lệu” .
+ Kiểm chứng bằng đánh giá độ giá trị dự báo : Nghĩa là từ các dữ liệu có cho thấy hướng phát triển , có dự báo được kết quả và mức độ đạt được của đối tượng (vấn đề nghiên cứu ) hay không . Để kiểm chứng được sẽ thực hiện các phép đánh giá : so sánh dữ kiệu , kiểm chứng độc lập , kiểm chứng phụ thuộc , mức độ ảnh hưởng , kiểm chứng khi bình phương cũng được trình bày ở bước 4 .
Bước 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1- Vai trò ý nghĩa của phân tích dữ liệu :
Dữ liệu thu thập được cần phải được phân tích , đánh giá và xử lý mới có tác dụng và ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu . Nhờ phân tích dữ liệu chúng ta mới thấy được thông điệp mà dữ liệu đem lại và qua đó mới có những biện pháp , giải pháp đúng cho nội dung nghiên cứu .
2- Các cách phân tích dữ liệu:
2.1 Mô tả dữ liệu : Là chỉ ra những thông tin cơ bản mà dữ liệu thu thập được muốn nói lên . Thông thường có 4 tham số cho ta biết điều mà dữ liệu chỉ ra thông tin cơ bản nhất , đó là : Mốt (mode) , trung vị (median) , giá trị trung bình (average) và độ lệch chuẩn (stdev) . Như vậy mô tả dữ liệu sẽ cho ta biết độ tin cậy và giá trị của thông tin ta thu thập được về các vấn đề của nội dung nghiên cứu .
Cách xác định các tham số đó như sau :
2.1.1 Mốt (mode) : Dữ liệu sau khi được số hóa (gán cho mỗi câu trả lời trong thang bảng đo một số cụ thể - xem lại phần thu thập , đo dữ liệu) ta sử dụng phần mềm excel để tính .
Cụ thể tại ô cần hiển thị tham số ta gõ =mode( ) . Trong ngoặc là cột (hàng) cần xác định mốt , cách xác định dùng con trỏ tô phần cần tính hoặc gõ ký hiệu từ ô đầu đến ô cuối cần tính và ấn enter ta sẽ được kết quả .
2.1.2 Trung vị : Tương tự như trên , tại ô muốn hiển thị ta gõ : =median( ) . Trong ngoặc là vùng muốn tính trung vị .
2.1.3 Giá trị trung bình : Tại ô muốn hiển thị gõ =average( ) . Trong ngoặc là vùng cần tính trung bình .
2.1.3 Độ lệch chuẩn : Tại ô muốn hiển thị gõ = stdev( ) . Trong ngoặc là vùng cần tính trung bình . Ví dụ : Lấy lại ví dụ trên , ta có bảng tính sau trong phần mềm Excel :
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
1
Tên HS
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
T.Cộng
2
A
3
4
6
2
4
5
3
5
3
6
41
3
B
4
5
4
2
5
2
3
3
3
3
34
4
C
2
1
2
3
2
1
2
3
3
2
21
5
D
1
2
1
1
2
3
2
1
1
2
16
6
E
4
6
6
5
4
3
3
4
6
5
46
7
F
5
6
5
5
6
5
4
5
6
5
52
8
G
3
2
2
3
3
3
2
2
3
2
25
9
H
1
1
1
1
2
2
1
2
1
2
14
10
I
2
1
1
2
2
3
2
1
2
3
19
11
J
4
3
2
5
6
2
5
6
2
3
38
12
K
2
3
2
3
4
5
4
6
5
2
36
13
L
2
3
2
1
5
2
3
4
2
1
25
14
M
6
5
6
4
6
4
6
6
4
3
50
15
N
2
3
2
2
1
2
3
3
3
3
24
16
O
4
4
5
5
4
4
4
3
3
6
42
17
Mốt
=mode(C3:C17)
2
4
2
3
3
3
3
25
18
Trung vị
=median(C3:C17)
3
3
2
3
4
3
3
3
19
G.trị T.Bình
=average(C3:C17)
3
3,27
3,13
2,93
3,73
3,07
3,13
3,6
20
Độ lệch chuẩn
=stdev(C3:C17)
1,46
1,71
1,96
1,53
1,67
1,28
1,3
1,7238
Tại ô C17 đến C20 là những công thức của các tham số , còn các ô từ F17 đến L17 là kết quả Mốt của các câu từ số 4 đến số 10 . Tương tự , từ F18 đến L17 là kết quả Trung vị ; F19 đến L19 là Giá trị trung bình , F20 đến L20 là Độ lệch chuẩn của các câu 4 đến 10 .
2.2 So sánh dữ liệu : Phép phân tích này giúp ta trả lời các câu hỏi :
+ Kết quả của 2 nhóm ( nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) có khác nhau không ?
+ Sự khác nhau đó có ý nghĩa hay không ?
+ Mức độ ảnh hưởng và tác động của kết quả thực nghiệm ở mức nào ?
Có 4 cách so sánh , đánh giá dữ liệu . Sau đây ta khảo sát cách làm của từng cách và điều kiện sử dụng của mỗi cách .
2.2.1 Phép kiểm chứng độc lập :
+ Mục tiêu : Đánh giá sự chênh lệch về giá trị trung bình của 2 nhóm được chọn lấy dữ liệu ( nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ) có bị tác động không mong muốn hay không . Từ đó đánh giá dữ liệu thu thập được có ý nghĩa hay không có ý nghĩa đối với nội dung nghiên cứu , nội dung thu thập .
+ Điều kiện áp dụng : Các dữ liệu phải có tính liên tục .
+ Cách làm :
* Tính trị trung bình của từng nhóm ( bằng công thức =Average(number1, number2 ...) * Tính hiệu giá trị trung bình của 2 nhóm
* Tính giá trị xác suất p( xác suất xẩy ra ngẫu nhiên ) bằng công thức :
= ttest(array1,array2,tail,type)
Trong đó : array1 là vùng lấy dữ liệu để tính của nhóm đối chứng
array2 là vùng lấy dữ liệu tương ứng của nhóm thực nghiệm
tail là biến đuôi , chọn số 1 nếu giả thuyết nghiên cứu có định hướng
chọn số 2 nếu giả thuyết nghiên cứu không định hướng
type là dạng , chọn số 2 nếu biến đều ( độ lệch chuẩn bằng nhau )
chọn số 3 nếu biến không đều ( hầu hết là biến không đều )
* Đối chiếu giá trị p có được sau khi nhập theo công thức ở trên . Nếu p 0,05 thì dữ liệu thu thập có ý nghĩa ( không có khả năng xẩy ra do tác động ngẫu nhiên ). Nếu p > 0,05 thì dữ liệu không có ý nghĩa ( có khả năng xẩy ra do tác động ngẫu nhiên ) .
Ví dụ minh họa : Sau khi xử lý thông tin mã hóa bằng số ta có dữ liệu sau ( trong Excel)
A
B
C
D
2
Nhóm
Nhóm
3
đối chứng
T.Nghiệm
4
Câu 1
65
60
5
Câu 2
70
54
6
Câu 3
62
67
7
Câu 4
84
63
8
Câu 5
78
55
9
Câu 6
66
74
10
Câu 7
83
56
11
Câu 8
76
75
12
Câu 9
66
60
13
Câu 10
77
78
14
Giá trị TB
cột C đánh CT =average(C4:C13)
72,7
64,2
15
Cột D đánh CT =average(d4:d13)
16
Lệch GT-TB
Tại ô C16 đánh CT =C14-d14
8,5
17
Giá trị p
Tại ô C17 đánh CT =ttest(c4:c13,d4:d13,1,3)
0,018069
Theo kết quả của ví dụ , ta thấy giá trị p < 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu mà ta thu thập được là có giá trị , có ý nghĩa . Hay nói một cách khác là kết quả dữ liệu ( số liệu ) thu thập được không bị tác động của ngẫu nhiên và nó có giá trị đối với nội dung , giả thiết ta đang nghiên cứu . Nghĩa là nó có tính khách quan , dữ liệu mô tả chính xác nội hàm của đối tượng ta khảo sát . Các kết luận rút ra từ dữ liệu có tính phổ biến có tính qui luật có thể áp dụng được trong các đối tượng có điều kiện và hoàn cảnh tương đương .
2.2.2 Phép kiểm chứng phụ thuộc :
+ Mục tiêu : Đánh giá ý nghĩa chệnh lệch giá trị trung bình của cùng một nhóm . Nhằm kiểm chứng kết quả trước tác động và sau tác động có bị tác động bởi yếu tố ngẫu nhiên hay không ? Có giá trị với nội dung , vấn đề nghiên cứu hay không ?
+ Điều kiện áp dụng : Các dữ liệu phải có tính liên tục .
+ Cách làm : Tương tự như cách kiểm chứng độc lập . Cụ thể :
* Tính giá trị trung bình của trước và sau tác động .
* Tính độ lệch trung bình của trước và sau tác động .
* Sử dụng công thức tính p : =ttest(array1,array2,tail.type) . Tuy nhiên ở phần type ( dạng ) phải chọn số 1.
* Đối chiếu giá trị p có được với giá trị chuẩn : Nếu p 0,05 thì dữ liệu thu thập có ý nghĩa . Nếu p > 0,05 thì dữ liệu không có ý nghĩa .
Ví dụ minh họa : Sau khi xử lý thông tin mã hóa bằng số ta có dữ liệu sau ( trong Excel)
A
B
C
D
2
Trước tác
Sau tác
3
động ( điểm )
động ( điểm )
4
Câu 1
65
60
5
Câu 2
70
54
6
Câu 3
62
67
7
Câu 4
84
63
8
Câu 5
78
55
9
Câu 6
66
74
10
Câu 7
83
56
11
Câu 8
76
75
12
Câu 9
66
60
13
Câu 10
77
78
14
Giá trị TB
cột C đánh CT =average(C4:C13)
72,7
64,2
15
Cột D đánh CT =average(d4:d13)
16
Lệch GT-TB
Tại ô C16 đánh CT =C14-d14
8,5
17
Giá trị p
Tại ô C17 đánh CT =ttest(c4:c13,d4:d13,1,3)
0,029191
Theo kết quả của ví dụ , ta thấy giá trị p < 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu mà ta thu thập được là có giá trị , có ý nghĩa . Hay nói một cách khác là kết quả dữ liệu ( số liệu ) thu thập được không bị tác động của ngẫu nhiên và nó có giá trị đối với nội dung , giả thiết ta đang nghiên cứu . Nghĩa là nó có tính khách quan , dữ liệu mô tả chính xác nội hàm của đối tượng ta khảo sát . Các kết luận rút ra từ dữ liệu có tính phổ biến có tính qui luật có thể áp dụng được trong các đối tượng có điều kiện và hoàn cảnh tương đương .
2.2.3 Mức độ ảnh hưởng (ES) : Cho biết độ lớn ảnh hưởng của các tác động trong nghiên cứu . Để đánh giá ta thực hiện theo công thức sau :
Nếu kết quả : + SMD > 1 thì ảnh hưởng rất lớn , nghĩa là biện pháp của ta là rất tốt .
+ 0,8 SMD 1 ảnh hưởng lớn
+ 0,5 SMD 0,79 ảnh hưởng trung bình
+ 0,2 SMD 0,49 ảnh hưởng nhỏ
+ SMD < 0,2 ảnh hưởng rất nhỏ
Ví dụ minh họa : Với dữ liệu ví dụ trên ta có bảng trong Excel là :
A
B
C
D
2
Nhóm
Nhóm
3
đối chứng
T.Nghiệm
4
Câu 1
65
60
5
Câu 2
70
54
6
Câu 3
62
67
7
Câu 4
84
63
8
Câu 5
78
55
9
Câu 6
66
74
10
Câu 7
83
56
11
Câu 8
76
75
12
Câu 9
66
60
13
Câu 10
77
78
14
Giá trị TB
Cột C đánh CT =average(C4:C13)
72.7
64.2
15
Cột D đánh CT =average(d4:d13)
16
Độ lệch chuẩn
Tại ô C16 đánh CT =stdev(c4:c13)
7.902883
8.84182
Tại ô D16 đánh CT =stdev(d4:d13)
17
SMD
Tại ô C17 đánh CT =ttest(c14-d14)/c16
1.075557
Từ kết quả dữ liệu minh họa ta thấy SMD = 1,075557 > 1 , vậy mức độ ảnh hưởng của tác động mà ta đưa ra trong giải pháp nghiên cứu là có tính thực tiễn , có ý nghĩa đối với đề tài và ứng dụng trong hoạt động sư phạm .
2.2.4 Phép kiểm chứng Khi bình phương (Chi-square test)
+ Mục tiêu : Dùng để đánh giá mối liên hệ giữa nhóm ( đối tượng ) thực nghiệm với nhóm ( đối tượng ) đối chứng về tác dụng , kết quả của biện pháp tác động như thế nào ?
+ Điều kiên áp dụng : Dùng cho dữ liệu thu thập được thuộc loại dữ liệu rời rạc ( không liên tục ) . Ví dụ như loại dữ liệu : Đạt – Không đạt ; Tốt – Khá – T.Bình – Yếu – Kém ; Đỗ - Trượt .
+ Cách làm : Truy cập vào địa chỉ http:// people.ku.edu/~preacher/chisq/chisq.htm để lấy bảng tính Khi bình phương , rồi nhập dữ liệu vào bảng tính Khi bình phương . Sau đó kích chuột vào ô "Calculate" sẽ hiện kết quả . So sánh kết quả vừa nhận được ở ô"Calculate " ( ký hiệu là p) với 0,001 .
Nếu : p 0,001 thì dữ liệu thu được là có ý nghĩa
P > 0,001 thì dữ liệu thu được không có ý nghĩa
Ví dụ minh họa : Sau khi xếp loại ta có dữ liệu của 2 đối tượng nghiên cứu như sau Nhóm đối chứng : Đỗ 17 , trượt 38 Nhóm thực nghiệm : Đỗ 108 , trượt 42
2.3 Liên hệ dữ liệu ( tương quan dữ liệu )
Cách phân tí
File đính kèm:
- phuong_phap_viet_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_ung_dung_su_pham.ppt