Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
9 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu ôn tập giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ..
Lớp 5
Thứ ngày tháng . năm
PHIẾU ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
MÔN: TIẾNG VIỆT
I – Đọc thầm bài: (7 điểm)
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:
Có một anh chàng..một cái kén bướm.
Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
A. Khỏi bị ngạt thở. B. Nhìn thấy ánh sáng.
C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. D. Bò loanh quanh.
Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?Viết câu trả lời của em:
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.
Thông tin
Trả lời
Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu.
Đúng / Sai
Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm.
Đúng / Sai
Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng.
Đúng / Sai
Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại.
Đúng / Sai
Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ?
..
Câu 6 Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu)
Câu 7: Nghĩa của cụm từ “ sức mạnh tiềm tàng” là gì?
A.Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có.. B.Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi.
C. Sức mạnh để làm những việc phi thường. D. Sức mạnh bình thường.
Câu 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? Viết câu trả lời của em:
Câu 9:Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Viết câu trả lời của em:
Câu 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm, . . .)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Đúng 1 câu được 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 7
tìm thấy
0,5 đ
C
0,5 đ
A
0,5 đ
Câu 3: Chui qua cái lỗ đã được chàng trai rạch to thêm. (0,5 đ)
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 đ)
Thông tin
Trả lời
Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu.
Đúng
Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm.
Sai
Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng.
Sai
Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại.
Đúng
Câu 5: (1 đ)Thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa.
Câu 6: (1 đ) Cảm ơn anh đã có lòng tốt giúp đỡ tôi nhưng mong anh hãy để cho tôi tự chui ra. Cho dù có khó khăn nhưng khi tôi tự chui ra được thì tôi đã thực sự trưởng thành.
Câu 8: (0,5 đ) Tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp đến
Câu 9: (1đ ) 3 vế câu. Vế 1 nối với vế 2 bằng quan hệ từ, vế 2 nối trực tiếp với vế 3 bằng dấu phẩy.
Câu 10: (1 đ) Thấy thương chú bướm nhỏ. Chàng thanh niên thật đáng trách. Chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Khi gặp khó khăn không được bỏ cuộc. Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành.
Họ và tên: ..
Lớp:
Thứ ngày tháng . năm
PHIẾU ÔN TẬP
MÔN: TIẾNG VIỆT
I- Kiểm tra đọc :
A/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm)
1/ Mỗi học sinh bốc thăm đọc một đoạn khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5-tập 2. từ tuần 19 đến tuần 27
2/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh vừa đọc cho học sinh trả lời.
B/ ĐỌC THẦM: ( 5 điểm)
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Sưu tầm
Học sinh đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho câu hỏi
Câu1. 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
a. Đi thi chạy. c. Đi diễu hành.
b. Đi cổ vũ. d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 2 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
a. Là một em bé .
b. Là một cụ già .
c.Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
d. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là:
Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nữ.
Câu 4: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”?
Nhẫn nại b. chán nản
Dũng cảm d. Hậu đậu
Câu 6: Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?
Đó là một từ nhiều nghĩa. c. Đó là những từ trái nghĩa
Đó là những từ đồng nghĩa. d . Đó là những từ đồng âm
Câu 7:Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
Mặc dù trời mưa to ..
Câu 8: Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó.
Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.
II- Kiểm tra viết:
A- Chính tả (5đ): ( Nghe - viết).
Bài viết: "Trí dũng song toàn" (TV5/ Tập II – trang ...)
Đoạn từ: Thấy sứ thần Việt Nam... đến hết.
B- Tập làm văn: (5đ) Chọn một trong hai đề sau:
1/ Em hãy tả một cây bóng mát ở trường.
2/ Em hãy tả một đồ vật gần gũi với em ở nhà.
1. Gạch dưới các từ được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
Hưng hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi bên cạnh em. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, em nộp bài cho cô giáo. Em buồn vì bài kiểm tra lần này có thể làm mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.
Theo Tập đọc lớp 4
2. Chọn từ thích hợp thay cho từ in đậm trong đoạn văn sau đây:
Một buổi chiều, mẹ sai An-đrây-ca đi mua thuốc về cho ông. An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường An-đrây-ca gặp mấy đứa bạn đang đá bóng và An-đrây-ca đã nhập cuộc. Chơi một lúc, nhớ lời mẹ dặn, An-đrây-ca vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc đem về nhà.
Bước vào phòng, An-đrây-ca hốt hoảng thấy mẹ đang khóc nấc. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì An-đrây-ca mải chơi, không đem thuốc về kịp mà ông đã chết.” An-đrây-ca khóc òa lên và kê hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
Theo Xu-Khôm-Lin-Xki
3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để liên kết các câu sau:
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi vẫn phong phanh chiếc áo mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho..May xong, tôi ướm thử chothấy rất vừa. Thế là..sẽ không bị rét nữa. Tôi cảm thấy rất vui vì đó là chiếc áo do chính tay tôi may tặng cho.Tôi nghĩ đến. và mong sao..cũng rất thích chiếc áo này.
4. Chọn a, b hay c ?
A. Có thể thay từ in đậm trong câu “Tấm gương của Triệu Thị Trinh còn sáng mãi” bằng:
a. bà.
b. người.
c. cô ấy.
B. Có thể thay từ in đậm trong câu “Triệu Thị Trinh cùng anh trai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa” bằng:
a. Nàng.
b. Người con gái đó.
c. Cả a và b.
C. Có thể thay từ in đậm trong câu “Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ” bằng:
a. Người thiếu nữ họ Triệu.
b. Nàng.
c. Người.
D. Có thể thay từ in đậm trong câu “Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường đi săn” bằng:
a. Người.
b. Người con gái vùng núi.
c. Cả a và b.
Họ và tên: ..
Lớp:
Thứ ngày tháng . năm
PHIẾU HỌC TẬP
MÔN: Toán
Tuần 28 – Tiết 1
1. Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống:
S (km)
58,5
104,88
120,65
15,5
v (km/h)
19
45,6
25,4
6,2
t (giờ)
2. Một xe ô tô chở hàng đi từ Hà Nội hồi 7 giờ để đến Hải Phòng. Vận tốc ô tô là: 50km/h. Hỏi đến mấy giờ ô tô tới Hải Phòng? Biết rằng từ Hà Nội tới Hải Phòng dài 102km.
3. Hai địa điểm A và B cách nhau 36km. Vào lúc 7 giờ anh Bình đi xe đạp với vận tốc 12km/h, từ A để đến B. Hỏi anh Căn phải khởi hành lúc mấy giờ để đến B cùng một lúc với anh Bình? Biết rằng anh Căn đi ô tô với vận tốc 45km/h.
4. Lúc 7 giờ một ô tô đi từ tỉnh A để về tỉnh B với vận tốc 45km/h. Lúc 7 giờ 30 phút một ô tô đi từ tỉnh B để về tỉnh A với vận tốc 48km/h. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Biết quãng đường từ tỉnh A tới tỉnh B dài 255km.
5. Hai người đi xe đạp từ nhà lên thị xã. Người thứ nhất đi lúc 6 giờ 30 phút với vận tốc 12km/h. Người thứ hai đi lúc 7 giờ với vận tốc 15km/h. Hai người tới thị xã cùng một lúc. Tính quãng đường từ nhà tới thị xã.
6. Quãng đường sông từ bến A đến bến B dài 36km. Một chiếc ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B hết 2 giờ. Hỏi ca nô đó đi ngược dòng từ bến B về bến A hết bao nhiêu thời gian? Biết vận tốc của dòng nước là 3km/h.
7. Một ca nô xuôi dòng trên quãng đường sông từ bến A đến bến B hết 3 giờ và ngược dòng từ B về A hết 4 giờ. Biết vận tốc của dòng nước là 4km/h. Tính độ dài quãng đường sông từ bến A đến bến B.
8. Quãng đường AB dài 180km, cùng một lúc, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 43,4km/giờ và một xe máy đi từ B về A với vận tốc 28,6 km/giờ. Hỏi:
a. Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?
b. Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km?
c. Nếu hai xe cùng khởi hành lúc 7giờ 30phút thì sẽ gặp nhau lúc mấy giờ?
Họ và tên: ..
Lớp:
Thứ ngày tháng . năm
PHIẾU HỌC TẬP
MÔN: Toán
Tuần 28 – Tiết 3
1. Một người đi xe đạp từ Hà Nội về phía Ninh Bình với vận tốc 12km/giờ. Sau khi người đó đi được 1 giờ 30 phút thì một người đi xe máy xuất phát từ Hà Nội với vận tốc 48km/giờ đuổi theo người đi xe đạp.
a) Hỏi người đi xe máy, sau khi khởi hành được bao nhiêu lâu thì đuổi kịp người đi xe đạp?
b) Chỗ gặp nhau cách Hà Nội bao nhiêu km?
Hà Nội
xe máy
xe đạp
Ninh Bình
2. Hai thành phố A và B cách nhau 100km. Hai ô tô cùng khởi hành từ A đi đến B. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 30km/giờ, đi nửa quãng đường còn lại với vận tốc 50km/giờ. Ô tô thứ hai đi suốt quãng đường với vận tốc 40km/giờ.
a) Hỏi ô tô nào đến B trước?
b) Khi một ô tô đến B thì ô tô còn lại cách B bao nhiêu km?
3. Hai ô tô cùng khởi hành từ Hà Nội đi đến thành phố Vinh. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 60km/giờ và đi nửa quãng đường sau với vận tốc 80km/giờ. Ô tô thứ hai đi cả quãng đường với vận tốc 70km/giờ. Hỏi ô tô nào đến Vinh trước?
4. Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 11,5km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 19,8km với vận tốc 44,5km/giờ và đuổi theo xe đạp. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?
5. Quãng đường AB dài 110,4km, cùng một lúc một ô tô đi từ A về B và một xe máy đi từ B về A. Sau 1 giờ 12 phút thì hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng vận tốc của ô tô hơn của xe máy là 8km/giờ.
6.Tìm hai số tự nhiên chẵn liền nhau biết tổng hai số đó là số tự nhiên nhỏ nhất có 9 chữ số khác nhau.
7. Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 6 vào bên trái số đó thì được số mới lớn gấp 25 lần số phải tìm.
8. Tìm số tự nhiên có bốn chữ số, biết rằng nếu xóa chữ số 1 ở hàng nghìn của số đó thì được số mới bằng số phải tìm.
9. Lớp 5E chỉ có hai loại học sinh giỏi và khá. Cuối học kì một, số học sinh giỏi bằng số học sinh khá. Cuối học kì hai, có thêm 2 học sinh khá trở thành học sinh giỏi, nên số học sinh giỏi bằng số học sinh khá. Hỏi:
a) Cuối học kì một, số học sinh giỏi bằng mấy phần số học sinh cả lớp?
b) Cuối học kì hai, số học sinh giỏi bằng mấy phần số học sinh cả lớp?
c) Lớp 5E có bao nhiêu học sinh?
File đính kèm:
- phieu_on_tap_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5.docx