Ôn tập Vật lí 7

-Sự nhiểm điện do cọ xát

-Hai loại điện tích

-Dòng điện - Nguồn điện

-Chất dẫn điện và chất cách điện

-Sơ đồ mạch điện -Chiều dòng điện

-Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng

-Tác dụng từ , tác dụng hóa học và tác dung sinh lí của dòng điện .

 

ppt20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG III ĐIỆN HỌC -Sự nhiểm điện do cọ xát -Hai loại điện tích -Dòng điện - Nguồn điện -Chất dẫn điện và chất cách điện -Sơ đồ mạch điện -Chiều dòng điện -Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng -Tác dụng từ , tác dụng hóa học và tác dung sinh lí của dòng điện . HÌNH THỨC ÔN TẬP Tổ chức thi đua giữa các tổ , mỗi tổ phải trả lời 2 phần 1.Phần trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm 2.Phần tự luận : Thành viên của từng tổ phải trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra (thành viên khác cùng tổ có thể bổ sung nếu chưa hoàn chỉnh và chỉ bổ sung 1lần , các tổ còn lại theo dõi bổ sung khi cần thiết , giám khảo nhận xét cho điểm , thời gian qui định cho từng câu là 3 phút , mỗi câu trả lời đúng 10 điểm ) 3.Tổng kết thi đua 4.Giáo viên tổng kết nội dung ôn tâp, dặn dò . I.TRẮC NGHIỆM: CÂU1:Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm vật nào dưới đây mang điện tích . A.một ống bằng nhựa. B.Một ống bằng gỗ. C.Một ống bằng thép . D.Một ống bằng giấy . Câu 2 : chọn câu trả lời đúng a/ Nếu vật A tích điên dương ,vật B tích điện âm thì A B đẩy nhau. b/ Nếu vật A tích điện âm , vật B tích điện dương thì A ,B đẩy nhau. c/ Nếu vật A tích điện dương , vật B tích điện âm thì A,B hút nhau . d/ Nếu vật A tích điện dương , vật B tích điện dương thì A,B hút nhau. Câu 3: Nếu A đẩy B , B đẩy C thì : a/ A và C có điện tích cùng dấu. b/ A và C có điện tích trái dấu . c/ A , B , C có điện tích cùng dấu . d/ B và C trung hòa . Câu 4 : chiều dòng điện được quy ước : a/ Cùng chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương . b/ Ngược chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm. c/ Ngược với chiều chuyển động của các hạt êclectrôn. d/ a ,b ,c đều đúng . Câu 5: Sự tỏa nhiệt của dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây: A/ Bếp điện B/ Đèn LED. C/ Rađiô. D/ Tủ lạnh . CÂU 6 : Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc , dòng điện đã gây ra các tác dụng nào ? A/ Từ và hóa. B/Từ và nhiệt . C/Quang và từ . D/ từ và quang. Câu 7: quan sát hình và cho biết dụng cụ trên là gì ?và vận dụng tàc dụng gì của dòng điện ? Trả lời : - Cần cẩu điện - Tác dụng từ của dòng điện . 1/Tác dụng sinh lí 2/Tác dụng nhiệt . 3/Tác dụng hóa học . 4/Tác dụng phát sáng 5/Tác dụng từ a. Bóng đèn bút thử điện sáng b. Mạ điện . c. Chuông điện kêu. d. Dây tóc bóng đèn phát sáng e. Cơ co giật . Câu 8: hãy nối các cụm từ ở 2 cột để chỉ ra sự phù hợp về nội dung giữa chúng . 1-e ; 2-d ; 3-b ; 4-a ;5-c PHẦN HAI: Trả lời câu hỏi Câu 1: -Ta có thể làm nhiểm điện nhiều vật bằng cách nào ? -Một vật khi bị nhiểm điện có khả năng gì? -Nêu thí nghiệm về cách làm nhiểm điện thanh nhựa Đáp: -Ta có thể nhiểm điện nhiều vật bằng cách cọ xát . -Một vật bị nhiểm điện có khả năng hút các vật khác . -Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thanh nhựa ,rồi đưa đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy , các vụn giấy bị thước nhựa hút . Câu 2: -Có mấy loại điện tích ?Là gì? -Các vật nhiễm điện cùng loại , khác loại khi đặt gần nhau sẽ như thế nào ? Đáp: -Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. -Các vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau sẽ đẩy nhau Các vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau sẽ hút nhau Câu 3 : Nêu cấu tao nguyên tử . Khi nào thì một vật nhiểm điện dương và nhiểm điện âm. Đáp : - Nguyên tử gồm hat nhân mang điện tích dương và các êclectrôn mang điện tích âm chuyễn động xung quanh hạt nhân. - Một vật nhiểm điện dương nếu thiếu êclectrôn và nhiểm điện âm nếu thừa êclectrôn + - - - Câu 4 : Dòng điên là gì ? Để duy trì dòng điện một cách liên tục , ta dùng gì ? Nêu qui ước chiều dòng điện trong mạch . Đáp : Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích . Để duy trì dòng điện một cách liên tục , ta dùng nguồn điện Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn tới cực âm của nguồn điện . Câu 5 : Vẽ một sơ đồ mạch điện đèn pin gồm : 2pin mắc nối tiếp, một công tắc đóng , một bóng đèn . Đánh mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch . - + Đáp: Câu 6 : Vật dẫn điện là gì? Vật cáh điện là gì ? Dòng điện trong kim loại là gì? Đáp : -vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua .Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua . -Dòng điện trong kim loài là dòng các êclectrôn tự do dịch chuyễn có hướng . Câu 7: -Nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết - Mỗi tác dụng nêu một ví dụ ứng dụng thực tế Đáp : - Tác dụng nhiệt (bếp điện ) - Tác dụng phát sáng (bóng đèn ) - Tác dụng từ (chuông điện ) - Tác dụng hóa học ( mạ điện) - Tác dụng sinh lí ( máy xung điện trong y học) Câu 8 : Em hãy nêu tên nhà bác học vật lý đã chế tạo ra bóng đèn điện. Đáp : 1879 , Êđixơn ( Thomas Eđison) Nhà bác học người Mỹ - Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích - Dòng điện - Nguồn điện - Chất dẫn điện và chất cách điện - Sơ đồ mạch điện -Chiều dòng điện - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng - Tác dụng từ , tác dụng hóa học và tác dung sinh lí của dòng điện . Củng cố- Dặn dò Chuẩn bị : Bài “ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN “

File đính kèm:

  • pptvat li 7.ppt