Ôn tập môn triết học

1. Trình bày khái niệm thế giới quan.

-KN(T273): Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống, về vị trí của con người trong thế giới ấy.

-Ptích KN:

+ Nguồn gốc: - TGQ ra đời từ cuộc sống

- Là kết quả của cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

+ Hình thành TGQ là một quá trình tất yếu

+ Nội dung: 3 góc độ Các đối tượng bên ngoài chủ thể

Bản thân chủ thể

Mối quan hệ giữa bản thân chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể

Ba góc độ này thể hiện ý thức con người về TG

Ý thức con người về chính bản thân mình

+ Hình thức: biểu hiện dưới dạng: quan điểm, quan niệm rời rác hoặc hệ thống lý luận chặt chẽ

+ Cấu trúc: - Tri thức: Cơ sở trực tiếp

- niềm tin: đưa tri thức gia nhập TGQ

→ hình thành lí tưởng, động cơ hành động

→ tri thức và niềm tin thống nhất → TGQ nhất quán → Con người tiếp tục tìm hiều TG, xác định thái độ, cách thức hoạt động, cách thức sống nói riêng và xác lập nhân sinh quan

+ Chức năng: Định hướng toàn bộ hoạt động sống của con người

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (9 CÂU ĐẦU TIÊN-NHÓM 1 THỰC HIỆN) Câu 1(Đồng chí Phạm Nhung-Lớp Sinh làm). Trình bày khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay? Bài làm [273, chính ở 275] 1. Trình bày khái niệm thế giới quan. -KN(T273): Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống, về vị trí của con người trong thế giới ấy. -Ptích KN: + Nguồn gốc: - TGQ ra đời từ cuộc sống - Là kết quả của cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn + Hình thành TGQ là một quá trình tất yếu + Nội dung: 3 góc độ Các đối tượng bên ngoài chủ thể Bản thân chủ thể Mối quan hệ giữa bản thân chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể Ba góc độ này thể hiện ý thức con người về TG Ý thức con người về chính bản thân mình + Hình thức: biểu hiện dưới dạng: quan điểm, quan niệm rời rác hoặc hệ thống lý luận chặt chẽ + Cấu trúc: - Tri thức: Cơ sở trực tiếp - niềm tin: đưa tri thức gia nhập TGQ → hình thành lí tưởng, động cơ hành động → tri thức và niềm tin thống nhất → TGQ nhất quán → Con người tiếp tục tìm hiều TG, xác định thái độ, cách thức hoạt động, cách thức sống nói riêng và xác lập nhân sinh quan + Chức năng: Định hướng toàn bộ hoạt động sống của con người 2. Các hình thức thế giới quan(T275): -Có 3 hình thức thế giới quan là “thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học” + TGQ huyền thoại: - Là TGQ có nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo, là sản phâm rcuar nhận thức cảm tính - ra đời trong xã hội công xã nguyên thuỷ: Ở con người tính mông muội chưa bị đẩy lùi trong cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn + TGQ tôn giáo – Là TGQ có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy. - Ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp, thể hiện sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội. - Đặc trưng chủ yếu: niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sẽ đến sau khi chế giữ vai trò chủ đạo + TGQ triết học – Là TGQ được thẻ hiện bằng hệ thống lý luận thông qua hệ thống các KN, các phạm trù, các quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về TG và về bản thân con người , mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận - Hình thành khi trình độ nhận thức của con nguowif đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá và khi các lượng lượng xã hội đã ý thức được phải có định hướng về tưởng để chỉ đạo cuộc sống - TGQ triết học và triết học không tách rời nhau -Trong hình thức thế giới quan triết học thì lại có hai hình thức: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, trong đó TGQ duy vật là quan trọng hơn + TGQ duy vật: - là TGQ thừa nhận bản chất của TG là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực - 3 hình thức: - TGQ duy vật chất phác: thừa nhận bản chất của TG là vật chất, nhưng lại quan niệm vật chất là một hay một số chất đầu tiên sản sinh ra vũ trụ; thể hiện rõ nét ở thời cổ đại: con người đã thoát khỏi trình độ mông muội nhưng mọi mặt của đời sống xã hội còn ở trình độ rất thấp - TGQ duy vật siêu hình: phủ nhận vai trò của Đấng Sáng Tạo, thừa nhận bản chất của TG là vật chất, phát triển tư tưởng coi vật chất là chất đầu tiên tạo ra vũ trụ; ra đời khi phương thức sản xuất TBCN được xác lập. - TGQ duy vật biện chứng: Chỉ có một TG vật chất duy nhất, ngoài ra không có một TG nào khác nữa, TG đó thống nhất về tính vật chất và các thành phần của nó, có quan hệ biện chứng với nhau; kế thừa tinh hoa các quan điểm TG trước đó, là kết quả sử dụng tối ưu thành tựu của khoa học, là kết quả tổng kết các sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất TBCN đã hình thành và đã bộc lộ cả những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế của nó -Trong các hình thức thế giới quan duy vật thì thế giới quan duy vật biện chứng là hình thức thế giới quan khoa học toàn diện nhất, cách mạng nhất. 3. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học(t288-300). * Có thể nhận thức nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng qua quan điểm duy vật về TG nói chung và quan điểm duy vật về xã hội nói riêng -Quan điểm duy vật về thế giới: + bản chất của TG là vật chất, TG thống nhất ở tính vật chất và vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức, quyết định ý thức và được ý thức phản ánh. + Tính thống nhất được thể hiện - Chỉ có một Tg duy nhất và thống nhất là Tg vật chất. TG vật chất tồn tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra và không mất đi - Tất cả các sự vật hiện tượng trên TG đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất hay là thuộc tính của vật chất. TG không có gì khác ngoài vật chất đạng vận động - Các sự vật hiện tượng trong TG vật chất thống nhất chặt chẽ với nhau, vậ động phát triển theo các quy luật khách quan, chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, là nguyên nhân và kết quả của nhau - Ý thức là một đặc tính của bộ não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người. Những nội dung trên là sự khái quát của những thành tựu KHTN ( đ/l bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, sự phát hiện ra TB, thuyết tiến hoá...) - Quan điểm duy vật về xã hội + xã hội là tổng hợp những con người hiện thực cùng tất cả các hoạt động, các quan hệ của họ + Nội dung cơ bản quan điểm duy vật về XH thể hiện - XH là một bộ phận đặc thù của tự nhiên Chính sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên đã dẫn đên sự ra đời của con người và xã hội loài người. XH là sản phẩm phát triển cao nhất và là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Tính đặc thù của XH thể hiện ở chỗ XH có những quy luật vận động, phát triển riêng và sự vận động, phất triển của XH phải thông qua hoạt động có ý thức của cong người đang theo đuổi những mục đích nhất định - Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống XH, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại XH quyết định ý thức XH Con người bằng lao động sản xuất, tác động tích cực vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho đời sống của mình Lịch sử tồn tại và phát triển của XH gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất của cải vật chất Sự thay đổi phương thức sản xuất sẽ làm thay đổi các mặt khác của đời sống XH Con người gắn liền với phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên, dân số và những điều kiện sinh hoạt vật chất khác tạo thành tồn tại XH. Sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. - Sự phát triển của XH là một qua trình lịch sử tự nhiên Một XH trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể là một hình thái kinh tế - XH gồm hai mặt cơ bản: LLSX và QHSX Trong quấ trình sản xuất LLSX thường xuyên phát triển, đến một mức độ nhất định thì QHSX phải thay đổi cho phù hợp với trình độ mới của LLSX → CSHT thay đổi, điều này dẫn đến sự thay đổi KTTT, đến đây tất cả các mặt cơ bản cấu thành nên 1 hình thái KTXH đã thay đổi. Hình thái KT- XH này đã chuyển sang một hình thái KT – XH khác cao hơn. Sự vận đọng, phát triển của XH vừa chịu sự chi phối của các quy luật chung nhất chi phối toàn bộ TG vật chất, vừa chụi sự chi phối của các quy luật riêng có của mình; trước hết và quan trọng nhất là quy luật về LLSX – QHSX, quy luật về CSHT – KTTT. Những quy luật này làm sự vận động phát triển của XH loài người biểu hiện là một quá trình lịch sử tự nhiên trên nền tảng sản xuất ra của cải vật chất - Quần chúng nhân dân là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử Biểu hiện: quần chúng nhân dân là - lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất - động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng XH - người sáng tạo ra các giá trị VH tinh thần Vai trò của lãnh tụ: là người tổ chức, định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Quần chúng nhân dân quyết định sự tồn tại, uy tín, sức mạnh của lãnh tụ, quyết định sự phát triển của phong trào, của lịch sử. * Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng(T295): bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan điểm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn - cách mạng của nó - Giải quyết đúng đắn vấn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn(T295): + Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước Mac là duy vật không triệt để ( duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về XH) và không thấy được sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất Nghuyên nhân chủ yếu: thiếu quan điểm thực tế + Quan điểm duy vật biện chứng: Thực tiễn với tư cách là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - XH của con người nhằm cải tạo hiện thực mà những dạng cơ bản của nó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - Xh và hoạt động thực nghiệm khoa học. Đó là hoạt động bản chất của con người, hoạt động đặc trưng cho con người. Hoạt động thực tiến là khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức của con người với thế giới vật chất: Thông qua thực tiễn, ý thức con nguowif được vật chất hoá, tư tưởng trở thành hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người đã không chỉ phản ánh Tg mà còn “ sáng tạo ra TG”. C. Mac cho rằng thực tiến là nơi con người chứng minh sức mạnh, chứng minh tính hiện thực và tính trần tục của tư duy. → Khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mac, giải quyết thoả đáng vấn đề cơ bản của triết học Khẳng định vai trò quyết dịnh của các yếu tố vật chất, không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng, đến lượt chúng lại tác động trở lại, nhưng là tác động cấp 2 lên những điều kiện vật chất ấy, không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng. - Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng(T297) + Trước Mac, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau. hủ nghĩa duy vật tuy có chứa đựng một số tư tương biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò thống trị Phép biện chứng đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của “ ý niệm tuyệt đối” → không hiểu về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất + Chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng. Sự thống nhất này đã đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới – quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất không ngừng vận động, chuyển hoá và phát triển - Quan điểm duy vật triệt để(T298) + Chủ nghĩa duy vật trước Mac là chủ nghĩa duy vật không triệt để ( duy vật về tự nhiên, duy tâm về XH) + Khẳng định nguồn gốc vật chất của XH, khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật trước. + Lênin nhận định ‘ Trong khi nhận thức sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mac đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mac là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học” + Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cuộc cách mạng đối với quan niệm về XH, nó đem lại cho con người một công cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. - Tính thực tiễn-cách mạng(T299) + Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lí luận của giai cấp vô sản Chủ nghĩa duy vật biện chứng được giai cấp vô sản tiếp nhận như một công cụ định hướng cho hành động, như mọt vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân loại. C.Mac – Ph.Awngghen nhân định: Giống như chủ nghĩa duy vật biện chứng thấy giai cấp vô sản là vú khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí tinh thần của mình. + Chủ nghĩa duy vật biến chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới. Thông qua tri thức về thế giới, con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp... chỉ đạo hoạt động của mình tác động vào thế giới Nội dung và bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng đáp ứng dược yêu cầu giải thích thế giới, phản ánh đúng thế giới, định hướng hoạt động cho con người phù hợp với quy luật, được quần chúng nhân dân tin và hành động theo. Sức mạnh cải tạo thế giới của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện ở mối quan hệ mật thiết với hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên mọi lĩnh vực + Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới Tính cách mạng sâu sắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua việc nó phản ánh đúng đắn các quy luật chi phối sự vận động và phát triển; qua đó quá trình xoá bỏ cái cũ, cái lỗi thời để xác lập cái mới, cái tiến bộ hơn là tất yếu Tóm lại: Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện phong phú đa dạng qua mỗi luận điểm của nó song có thể khái quát thành tư tưởng cơ bản là: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, vật chất là nguông gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 4. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay? -Tôn trọng khách quan(T303) + Là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất + yêu cầu: trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình + Biểu hiện: Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đonạ cụ thể Khi có mục đích, đường lối, chủ trương đúng, phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó -Phát huy tính năng động chủ quan(T306) + là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy. + Biểu hiện: Phải tôn trọng tri thức khoa học Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động -Vận dụng: Quá trình đổi mới của chúng ta + Kết luận mang tính định hướng của Đảng ta: Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát tự thực tế, tôn trọng quy luật khách quan + Đảng và Nhà nước chủ trương: thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nề kinh tế thị trường định hướng XHCN → phát huy tối ưu tài lực, nhân lực còn tiemf tàng, tạo ra sự chuyển hoá về chất trong toàn bộ đời sống XH + Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn XH + Đảng và Nhà nước khẳng định: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; trong đó, “nền GD VN là nề GD XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac – Leenin và tư tưởng HCM làm nền tảng” nhằm “ đào tạo những con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Thực hiện cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa khoa học XH và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ…Phát huy tính sáng tạo, tính dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người VN ở nước ngoài Khuyễn khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi của thế giới đóng góp vào sự phát triển đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp + việc “ khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người VN, quyết tâm đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu”, việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống GD và nghiên cứu khoa học, việc chủ trương XH hoá GD để “ cả nước trở thành một XH học tập”, chủ trương sử dụng tối ưu những phương tiện thông tin đâị chúng cũng như đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền; việc động viên các nhà khoa học bám sát cơ sở sản xuất, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về khoa học và công nghệ Tóm lại: tôn trọng khác quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn; chúng khác nhau nhưng thống nhất và quan hệ hữu cơ với nhau nên hoạt động của con người chỉ đạt hiêu quả tối ưu khi thực hiện chúng đồng bộ và chống lại những quan điểm, những biểu hiện đối lập với chúng.. Câu 1. Trình bày khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay? Bài làm [273, chính ở 275-b15)] 1. Trình bày khái niệm thế giới quan. -KN(T273): Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống, về vị trí của con người trong thế giới ấy. -Ptích KN: 2. Các hình thức thế giới quan(T275): -Có 3 hình thức thế giới quan là “thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học” -Trong hình thức thế giới quan triết học thì lại có hai hình thức: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm -Trong các hình thức thế giới quan duy vật thì thế giới quan duy vật biện chứng là hình thức thế giới quan khoa học toàn diện nhất, cách mạng nhất. 3. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học(t288-300). -Quan điểm duy vật về thế giới(khoảng 5-7 dòng): -Quan điểm duy vật về xã hội(khoảng 5-7 dòng): -Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng(T295): +Giải quyết đúng đắn vấn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn(T295): +Sự thống nhất hữu cơ thế giới quan duy vật với phép biện chứng(T297) +Quan điểm duy vật triệt để(T298) +Tính thực tiễn-cách mạng(T299) 4. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay? -Tôn trọng khách quan(T303) -Phát huy tính năng động chủ quan(T306) -Vận dụng: Quá trình đổi mới của chúng ta +Muối có sự đổi mới và hiện quả thì đầu tiên chúng ta phải tôn trọng tính quy luật khách quan chứ chúng ta không thể làm theo ý chí chủ quan của mình được. +Nỗ lực chủ quan phải được đánh giá, ghi nhận: Đó là nỗ lực của đảng, của nhà nước, quần chúng nhân dân, của mỗi con người cụ thể. Câu 2. Trình bày và phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phất triển. Hãy phân tích ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ 2 nguyên lý này và việc vận dụng chúng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Bài làm [T322-b15)] 1. Trình bày và phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. -Khái niệm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: -Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: -Tính chất nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: +Tính khách quan: +Tính phổ biến: Phải phân loại mối liên hệ tính đa dạng +Tính đa dạng: -Khái niệm nguyên lý về sự phát triển: -Nội dung nguyên lý về sự phát triển: -Tính chất nguyên lý về sự phát triển: +Tính khách quan: +Tính phổ biến: +Tính đa dạng: -Ý nghĩa phương pháp luận về quan điểm tính phổ biến (vận dụng)(B15): Chú ý xem lại +Phải có quan điểm toàn diện *có trọng tâm *gắn với quan điểm lịch sử cụ thể, trong không gian và thời gian toàn diện với các mối liên hệ khác: Nếu không có quan điểm lịch sử cụ thể, trong không gian và thời gian toàn diện, không có sự liên hệ toàn diện thì toàn diện một cách vô lối +Vận dụng trong thời đại công nghiệp hoá-hiện đại hoá *Xem xét các yếu tố bên trong, bên ngoài *nguyên tắc về sự phát triển: ->Nhìn sự vật, hượng tượng trong sự vận động, phát triển của nó, ->nhìn –xem xét nguồn gốc của sự phát triển, bản chất và yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng, ->trên quan điểm toàn diện, quan điểm vận động phát triển, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể: Trong hoàn cảnh trước kia và hiện tại ra sao, tương quan với các quốc gia khác như thế nào ? Vận động và phát triển là như thế nào ? Câu 3. Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn ở nước ta hiện nay. Bài làm [275-b15] -Quy luật này nói lên nguồn gốc của sự phát triển -Nêu và phân tích khái niệm -Nêu nội dung và phân tích nội dung -Nêu ý nghĩa của phương pháp luận, vận dụng Câu 4. Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt nam hiện nay? Bài làm -Quy luật này nói lên cách thức của sự phát triển -Nêu và phân tích khái niệm -Nêu nội dung và phân tích nội dung -Nêu ý nghĩa của phương pháp luận-vận dụng +Nhìn mâu thuẫn từ bên trong, không nhìn mâu thuẫn biểu hiện ở bề ngoài +Giải quyết bản chất mâu thuẫn bên trong sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển như *Mâu thuẫn giữa nhu cầu để phát triển đuổi kịp và hội nhập quốc tế xong chủ quan của chúng ta thì còn rất nhiều hạn chế trong thời kì dài chiến tranh, tâm lí tiểu nông, .... thì khắc phục bằng cách nỗ lực phấn đấu ở mỗi cá nhân, tăng cường học hỏi, mở cửa hội nhập ra quốc tế, tích cực tiếp thu các tinh hoa của nhân loại một cách có chọn lọc, hoà nhập mà không hoà tan, .... *Đẩy mạnh sự công nghiệp hoá hiện đại hoá, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm,... Câu 5. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong việ xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay? Bài làm -Quy luật này nói lên xu hướng của sự phát triển -Nêu và phân tích khái niệm -Nêu nội dung và phân tích nội dung -Nêu ý nghĩa của phương pháp luận-vận dụng Câu 6. Trình bày quan niệm của triết học Mac-Lênin về thực tiễn; những nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm này trong việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? Bài làm a. Quan niệm triết học Mac-Lênin về thực tiễn(T358) Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. THAM KHẢO THÊM -Khái niệm thực tiễn, phân tích khái niệm -Các hình thức cơ bản của thực tiễn: 3 hình thức, phân tích từng hình thức đặc biệt là nhấn mạnh vị trí và vai trò của từng hình thức, nhấn mạnh nhất hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động còn lại. - Nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: +Khái niệm lý luận: -Vai trò của thực tiễn với lý luận: +Thực tiễn là cơ sở của lý luận: +Thực tiễn là động lực của lý luận: +Thực tiễn là mục đích của lý luận: +Thực tiễn là tiêu chuẩn của lý luận: -Vai trò của lý luận với thực tiễn: +Lý luận đóng vai trò là đường lối cho thực tiễn +Xét đến cùng thì lý luận không cao hơn thực tiễn nên phải thường xuyên đổi mới, cập nhật, nghiên cứu lý luận để không ngừng đổi mới để phù hợp với thực tiễn. -Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm này trong việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? +nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thuộc về vấn đề lý luận, lý luận này phải xuất phát từ những vấn đề, những tổng kết của thực tiễn, phải có vai trò dẫn đường cho thực tiễn đi lên chủ nghĩa xã hội Câu 7(Đồng chí Mai Tưởng-Lớp Sinh soạn)

File đính kèm:

  • doc1SO LUOC NOI DUNG ON TAP THI TRIET HOC K2013-2015-9 CAU PHAN 1.doc