Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Câu 2: Viết các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn từ các sinh vật cho trước.
Câu 3: Hãy kể tên và nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài.
Câu 4: Nêu khái niệm quần thể, quần xã, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
Câu 5: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở TV là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
Câu 6: Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm của từng tác nhân.
Câu 7: Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể. Quần thể người có những đặc điểm nào mà các quần thể sinh khác không có? Vì sao?
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 6+7+8+9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 9
Năn học 2017- 2018
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Câu 2: Viết các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn từ các sinh vật cho trước.
Câu 3: Hãy kể tên và nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài.
Câu 4: Nêu khái niệm quần thể, quần xã, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
Câu 5: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở TV là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
Câu 6: Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm của từng tác nhân.
Câu 7: Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể. Quần thể người có những đặc điểm nào mà các quần thể sinh khác không có? Vì sao?
Câu 8: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên và cho ví dụ về các dạng tài nguyên thiên nhiên? Hiện nay, dạng năng lượng nào đang được nghiên cứu để thay thế dần các dạng năng lượng khác đang bị cạn kiệt? Tại sao?
Câu 9: Cần khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào để phát triển bền vững?
Câu 10: Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? Mỗi học sinh cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Nhóm sinh 9
Tổ trưởng CM
KT. Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
Phạm Tuấn Anh
Nguyễn Thị Song Đăng
PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 8
Năn học 2017- 2018
Câu 1: Nêu các bước thực hiện lập khẩu ăn cho một người. Từ đó, biết cách lập khẩu phần ăn phù hợp cho bản thân
Câu 2: Tại sao không nên đọc sách trên tàu xe và ở những nơi thiếu ánh sáng?
Câu 3: Nêu các hooc môn do tuyến yên và tuyến tụy tiết ra.
Câu 4: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng
Câu 5: Phân biệt bệnh Bazơđô và bệnh bướu cổ về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và tác hại của bệnh
Câu 6: Giải thích ý nghĩa cuộc vận động : Toàn dân sử dụng muối Iốt?
Câu 7: Trình bày cấu tạo đại não? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hệ thần kinh?
Câu 8: Nêu khái niệm, tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ từng loại?
Câu 9: So sánh thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức, của máu và nước tiểu đầu. Nếu nước tiểu đầu được thải ra ngoài cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể?
Câu 10: Trình bày cấu tạo hệ bài tiết. Làm thế nào để có một hệ bài tiết khỏe mạnh?
NHÓM SINH 8
TỔ TRƯỞNG CM
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phạm Tuấn Anh
Nguyễn Thị Song Đăng
PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 7
Năn học 2017- 2018
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
Câu 2: Chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học.
Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo bộ xương của chim để thích nghi với đời sống bay lượn
Câu 4: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Hình thức nào tiến hóa hơn? Vì sao? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ động vật trong mùa sinh sản?
Câu 5: Trình bày đặc điểm của bộ ăn sâu bọ.
Câu 6: Nhà bạn Lan trồng một ruộng ngô .Bạn sợ sâu xám làm hại cây ngô nên bạn không muốn sử dụng thuốc trừ sâu để phun ngô vì sợ các chất hóa học sẽ gây hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường. Vậy bạn Lan phải làm cách nào?
Câu 7: Cây phát sinh giới động vật là gì? Trình bày tác dụng và ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật
Câu 8: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ minh họa?
Câu 9:Tình bày đa dạng sinh học môi trường đới lạnh, hoang mạc đới nóng và nhiệt đới gió mùa
Câu 10: Thế nào là động vật quý hiếm? Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm giải thích từng cấp độ và cho ví dụ minh họa?
NHÓM SINH 7
TỔ TRƯỞNG CM
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phạm Tuấn Anh
Nguyễn Thị Song Đăng
PHÒNG GD-ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 6
Năn học 2017- 2018
Câu 1: Nêu những đặc điểm để phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín. Đặc điểm nào là quan trọng nhất ở cây hạt kín.Vì sao?
Câu 2: So sánh đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của Quyết và Hạt trần. Rút ra nhận xét về sự tiến hòa của cây Hạt trần và Quyết
Câu 3: Vì sao quần áo để nơi ẩm ướt lại xuất hiện những chấm đen và mau bị rách?
Câu 4: Vì sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn thức ăn không bị ôi thiu cần phải làm gì?
Câu 5: Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê? Vì sao cần trồng nhiều cây xanh để giảm bớt tác hại của ô nhiễm không khí?
Câu 6: So sánh sự khác nhau giữa nấm và tảo.
Câu 7: Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc chất lượng hạt giống?
Câu 8: Quả và hạt được phát tán nhờ động vật, nhờ gió, tự phát tán có đặc điểm gì?
Câu 9: Nêu đặc điểm cấu tạo , hình thức sinh sản của mốc trắng và nấm rơm
Câu 10: Thiết kế một bảng tổng kết về vai trò của thực vật trong tự nhiên. Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt nam?
NHÓM SINH 6
TỔ TRƯỞNG CM
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phạm Tuấn Anh
Nguyễn Thị Song Đăng
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6789_nam_hoc_2017.doc