Bảo vệ Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục: Biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện yên châu, tỉnh Sơn La - Phạm Đức Long

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ để đề xuất một số biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.

3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu

 Công tác quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

 Biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 02/11/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bảo vệ Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục: Biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện yên châu, tỉnh Sơn La - Phạm Đức Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------------------------------------- BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐỀ TÀI: HỌC VIÊN : Phạm Đức Long NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ QUANG SƠN HÀ NỘI - 2009 NỘI DUNG LUẬN VĂN 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay các dân tộc trên thế giới muốn phát triển ở vị trí tiên tiến thì ngoài việc chăm lo phát triển giáo dục, phát triển kinh tế đồng thời cũng không thể lãng quên các vấn đề văn hoá. Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1998) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Văn hoá các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của văn hoá Việt Nam. Giữ gìn bản sắc và sự đa dạng của văn hoá các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn ở kỷ nguyên toàn cầu hoá” (55, tr.18). Trung tâm HTCĐ một trong những loại hình của GDTX được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng tại các xã, bản được học tập, được trang bị kiến thức nhiều mặt góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho họ để góp phần phát triển cộng đồng. Yên Châu là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, các Trung tâm HTCĐ của huyện đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của giáo dục Yên Châu. Hiện nay các Trung tâm HTCĐ của huyện Yên Châu đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, VH&XH ở địa phương, đặc biệt đã góp phần giữ gìn BSVH các dân tộc thiểu số. Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc, các Trung tâm HTCĐ ở huyện Yên Châu còn bộc lộ một số hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc, tổ chức bồi dưỡng cho GV, CTV, chỉ đạo biên soạn và thiết kế các nội dung hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc... Xuất phát từ những lí do trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La ”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ để đề xuất một số biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Do điều kiện hạn hẹp về thời gian và nhân lực, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc cho 3 dân tộc thiểu số là Thái, Xinh Mun, Mông ở 5 trung tâm trên tổng số 15 Trung tâm HTCĐ của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu xây dựng và phối hợp thực hiện một số biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH các dân tộc thiểu số ở Trung tâm HTCĐ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thì sẽ góp phần phát triển bền vững các Trung tâm HTCĐ ở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Hệ thống một số vấn đề lí luận có liên quan đến công tác quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. 6.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ của huyện Yên Châu. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH ở Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH các dân tộc ở Trung tâm HTCĐ của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và nhà nước về xây dựng xã hội học tập, phát triển Trung tâm HTCĐ và giữ gìn BSVH dân tộc. - Sưu tầm giáo trình, đề tài khoa học, sách, báo, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của luận văn. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 7.3. Nhóm các phương pháp khác: Thống kê toán học, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo... 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu , kết luận và kiến nghị , luận văn gồm 3 chương : Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG (30 trang ) Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA (34 trang ) Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA (31 trang) Cu ối luận văn là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Bản toàn văn gồm 101 trang ( trong đó có 5 bảng và 1 biểu đồ ) và kèm theo 8 phụ lục Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Trong chương này , luận văn đề cập 4 vấn đề lớn là : Tổng quan vấn đề nghiên cứu ; Một số khái niệm cơ bản ; Hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ; Quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Điểm qua lịch sử vấn đề nghiên cứu có thể khẳng định rằng nghiên cứu các biện pháp quản lí phát triển Trung tâm HTCĐ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Luận văn làm rõ các khái niệm cơ bản : Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí Trung tâm HTCĐ; biện pháp, biện pháp quản lí, Biện pháp quản lí phát triển hoạt động của Trung tâm HTCĐ. 1.3. Hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ BSVH là những đặc trưng tiêu biểu, tiến bộ, riêng biệt của các dân tộc thiểu số khu vực miền núi Tây Bắc của tổ quốc Các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ: Hoạt động giữ gìn các thành tựu thuộc văn minh vật chất; Hoạt động giữ gìn các thành tựu văn hoá của nhận thức; Hoạt động giữ gìn các thành tựu của văn hoá ứng xử; Hoạt động giữ gìn các thành tựu của văn hoá tổ chức đời sống. 1.4. Quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ Năng lực quản lí của giám đốc Trung tâm HTCĐ thể hiện ở khả năng hoàn thành các chức năng quản lí, vì vậy việc quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ của giám đốc Trung tâm HTCĐ được luận văn đề cập đến ở các nội dung có liên quan đến khả năng thực hiện chức năng quản lí là xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA Chương này nêu lên 5 vấn đề làm cơ sở thực tiễn cho luận văn : Khái quát đặc điểm kinh tế , văn hoá và xã hội của huyện Yên Châu , tỉnh Sơn La. Sự hình thành và phát triển các Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Yên Châu . BSVH dân tộc Thái , Mông , Xinh Mun ở huyện Yên Châu Thực trạng phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu . Thực trạng quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTC Đ huyện Yên Châu. 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế , văn hoá và xã hội của huyện Yên Châu , tỉnh Sơn La Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Sơn La 2.2. Sự hình thành và phát triển các Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Yên Châu Đến năm 2008, 15/15 xã, thị trấn của huyện Yên Châu đã thành lập được Trung tâm HTCĐ. Các Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện đã tích cực góp phần xây dựng xã hội học tập tại các xã, bản đồng thời với các hoạt động đa dạng của mình các Trung tâm HTCĐ đã góp phần giữ gìn BSVH của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Châu. 2.3. BSVH dân tộc Thái , Mông , Xinh Mun ở huyện Yên Châu Các dân tộc thiểu số huyện Yên Châu có văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá cần phải giữ gìn và phát triển. 2.4. Thực trạng phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu Các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc đã được các Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu quan tâm thực hiện , tuy vậy các hoạt động đòi hỏi cần có chuyên gia và cần có kinh phí lớn còn ít được quan tâm tổ chức . Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan . 2.5. Thực trạng quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTC Đ huyện Yên Châu Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo các cấp , cán bộ quản lí và GV ở Trung tâm HTCĐ về thực trạng quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu Nội dung Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Nội dung 1 8 7,8 27 24,6 61 60 6 5,8 0 0 Nội dung 2 0 0 13 12,7 71 69,7 18 17,6 0 0 Nội dung 3 0 0 0 0 34 33,3 45 44,2 23 22,5 Nội dung 4 0 0 7 6,8 41 40,3 40 39,2 14 13,7 Nội dung 5 13 12,7 67 65,8 22 21,5 0 0 0 0 Nội dung 6 0 0 0 0 43 42,1 47 46,2 12 11,7 Nội dung 7 4 3,9 52 51,1 38 37,2 8 7,8 0 0 Nội dung 8 5 4,9 21 20,5 53 52,1 23 22,5 0 0 Phân tích bảng 2.3 cho thấy : Việc quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở 5 Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Yên Châu đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong thực tế các giám đốc Trung tâm HTCĐ còn thiếu kiến thức về quản lí Trung tâm HTCĐ, về quản lí văn hoá nói chung và giữ gìn BSVH dân tộc nói riêng. Thực tế đó đã làm hạn chế rất nhiều kết quả hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc của các Trung tâm HTCĐ. Ti ểu kết chương 2 : Yên Châu là huyện có nền văn hoá các dân tộc Thái, Mông, Xinh Mun đặc sắc và độc đáo. Trong những năm qua, mạng lưới trường lớp của huyện Yên Châu phát triển mạnh mẽ đặc biệt là các cơ sở GDTX. Các Trung tâm HTCĐ được hình thành và phát triển nhanh chóng bước đầu đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những đóng góp đó là hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. Để thực hiện các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc, giám đốc các Trung tâm HTCĐ được khảo sát đã có những biện pháp quản lí tích cực. Tuy vậy, do giám đốc Trung tâm HTCĐ còn thiếu về kinh nghiệm, một số năng lực, trình độ còn hạn chế, chưa được đào tạo bồi dưỡng nhiều về quản lý điều hành trung tâm và bồi dưỡng về kĩ năng phối hợp với các lực lượng khác trong việc tổ chức các hoạt động cho trung tâm đã làm ảnh hưởng đến kết quả quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại các Trung tâm HTCĐ. Từ thực tế quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại các Trung tâm HTCĐ của huyện Yên Châu cho thấy sự cấp thiết phải nghiên cứu biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ sát thực, khả thi nhằm giúp các giám đốc Trung tâm HTCĐ ở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La thực hiện tốt công tác này. Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA Trên cơ sở nghiên cứu lí luận , tổng kết kinh nghiệm , đánh giá thực trạng , xác định các thuận lợi , khó khăn trong quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu , chương 3 đề cập đến 7 biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất . 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp Các căn cứ để đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu tỉnh, Sơn La: Các văn bản của Đảng và nhà nước và các văn bản chỉ đạo của tỉnh Sơn La; Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm HTCĐ; Lí luận quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ; Đặc điểm học tập của người lớn; Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu tỉnh, Sơn La phải đảm bảo các nguyên tắc: Tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính đồng bộ. 3.3. Một số biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản và người dân của cộng đồng về tầm quan trọng của việc thực hiện các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Thái, Mông, Xinh Mun 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc 3.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 3.3.5. Biện pháp 5: Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển khai các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 3.3.7. Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp Biện pháp 1 rất quan trọng vì nó tác động đến nhận thức, tình cảm, trách nhiệm của già làng, trưởng bản và người dân trong cộng đồng làm thay đổi tư tưởng của họ, những người trực tiếp thực hiện các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc giúp hoạt động này của Trung tâm HTCĐ phát triển bền vững. Biện pháp 2 là tiền đề để tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ bởi khi có kế hoạch sát thực, nội dung và tài liệu phong phú, phù hợp, dễ triển khai thì việc tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ sẽ đạt kết quả cao. Biện pháp 3 là biện pháp có tính đặc thù trong việc tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. Bởi lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc biệt mang đậm BSVH dân tộc, có sức hấp dẫn, lôi cuốn với các tầng lớp nhân dân khiến họ tích cực tham gia và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt các hoạt động ở Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, ngày truyền thống sẽ giúp Trung tâm HTCĐ thực hiện tốt mục tiêu giữ gìn BSVH dân tộc. Biện pháp 4 là biện pháp hỗ trợ cho biện pháp 3 bởi biện pháp 3 tuy có hiệu quả cao nhưng chủ yếu được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định còn biện pháp 4 được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động của Trung tâm HTCĐ. Biện pháp 5 và biện pháp 6 là những biện pháp có tính đột phá; tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. Bởi lẽ GV và CTV là người trực tiếp hướng dẫn tổ chức các hoạt động và đặc thù kiêm nhiệm của cán bộ Trung tâm HTCĐ sẽ được bổ khuyết thông qua việc tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan ở xã. Biện pháp 7 giúp giám đốc Trung tâm HTCĐ nắm chắc thực trạng tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc, biết được kết quả tổ chức các hoạt động của mình đang ở mức độ nào để phát huy mặt tích cực và bổ khuyết những mặt thiếu sót nhằm làm cho hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ngày các có chất lượng cao hơn. Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất TT Đánh giá Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tổng điểm Trung bình Thứ bậc Tổng điểm Trung bình Thứ bậc 1 Biện pháp 1 124 1,21 7 121 1,18 5 2 Biện pháp 2 127 1,24 6 115 1,12 7 3 Biện pháp 3 169 1,65 1 158 1,54 1 4 Biện pháp 4 150 1,47 4 145 1,42 3 5 Biện pháp 5 157 1,53 2 124 1,21 4 6 Biện pháp 6 156 1,52 3 151 1,48 2 7 Biện pháp 7 134 1,31 5 117 1,14 6 Kết quả ở bảng trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và khả thi. Trong 7 biện pháp đề xuất để quản lí phát triển hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ thì 3 biện pháp được đánh giá cao hơn cả về mức độ cần thiết và mức độ khả thi là: Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc; biện pháp 5: Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV, CTV về triển khai các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc và biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. Trong đó, biện pháp 3 được đánh giá cao hơn cả do phù hợp với tâm lí các dân tộc Thái, Mông, Xinh Mun. Tuy nhiên, để quản lí phát triển bền vững các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ cần thực hiện đồng bộ cả 7 biện pháp nêu trên. 1. Kết luận 1.1. Trung tâm HTCĐ là mô hình giáo dục mới trong xã hội hiện đại, là cơ sở GDTX ở cấp xã. Với các hoạt động học tập đa dạng, linh hoạt, Trung tâm HTCĐ đã thực sự trở thành trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng dân cư đáp ứng nhu cầu học tập phong phú và nhu cầu tham gia các hoạt động văn hoá của nhân dân, trong đó có hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. Việc giữ gìn BSVH dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập, mở cửa ngày càng sâu sắc với thế giới, các giá trị mới (cả tích cực và tiêu cực) có điều kiện du nhập và ảnh hưởng. 1.2. Trong 5 năm trở lại đây, các Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu có bước phát triển nhanh cả về quy mô, mạng lưới và chất lượng các hoạt động. Hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc đã được quan tâm nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế. Công tác xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn, phối hợp giữa các ban ngành và kiểm tra đánh giá hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc đã được quan tâm nhưng tính hệ thống chưa cao, chưa tiến hành thường xuyên nên các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ chưa phát huy hết thế mạnh của mình. 1.3. Căn cứ cơ sở lí luận và thực tiễn quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ. Qua xin ý kiến của lãnh đạo các cấp, giám đốc và các phó giám đốc Trung tâm HTCĐ, GV, CTV các Trung tâm HTCĐ về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, những người được hỏi ý kiến đều nhất trí cao và khẳng định những biện pháp đã nêu là cần thiết và phải thực hiện để triển khai có hiệu quả hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ. 2. Kiến nghị 2.1. Với Bộ GD&ĐT - Biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. - Chỉ đạo Vụ GDTX xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc cho đội ngũ giám đốc Trung tâm HTCĐ, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. 2.2. Với Sở GD&ĐT Sơn La - Phối hợp với Sở Tài chính ban hành hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Trung tâm HTCĐ, trong đó quy định rõ kinh phí cho các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. - Phối hợp với các trường ĐH Tây Bắc, CĐ Sơn La; Trung tâm BDCT tỉnh, Hội văn học nghệ thuật tỉnh mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên về giữ gìn BSVH dân tộc cho cán bộ quản lí, GV, CTV của Trung tâm HTCĐ. - Phối hợp với Sở VHTT&DL Sơn La biên soạn tài liệu chuyên đề về giữ gìn BSVH dân tộc gửi các Trung tâm HTCĐ để nghiên cứu, triển khai thực hiện. 2.3. Với phòng GD&ĐT - Tăng cường công tác hướng dẫn, phối hợp với UBND các xã trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ. - Phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học huyện, Trung tâm GDTX, phòng VH&TT trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. 2.4. Với giám đốc Trung tâm HTCĐ - Thể chế hoá các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên thành nội quy, quy chế hoạt động của Trung tâm HTCĐ, trong đó quy định rõ cơ chế phối hợp trong hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. - Tích cực, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc của Trung tâm HTCĐ. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người nhận thức sự cần thiết phải tham gia các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ. - Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc trong đó chú trọng việc tổ chức các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc gắn với các ngày lễ hội, ngày truyền thống của các dân tộc thiểu số.

File đính kèm:

  • pptbao_ve_luan_van_thac_si_quan_ly_giao_duc_bien_phap_quan_li_p.ppt
Giáo án liên quan